Tác giả: MATTHEW
PENNINGTON, AP
Bản dịch của Lê Anh
Hùng (Defend the Defenders)
Posted on March 22, 2013
WASHINGTON, 21/3/2013 – Thứ Năm vừa
qua, chính quyền Obama đã bày tỏ quan
ngại về sự “thụt lùi” của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, đồng thời khẳng
định thúc đẩy các quyền tự do cá nhân là chìa khoá trong chính sách của Mỹ ở
Châu Á.
Một dẫn chứng được nêu ra là việc Hà
Nội đối xử với những blogger phải đối mặt với sự truy bức theo các luật lệ liên
quan đến an ninh quốc gia. Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan Baer nói
với một tiểu ban của quốc hội rằng chính phủ độc đoán ở Việt Nam tự hào
chínhđáng về tốc độ phát triển Internet,
song chính họ lại làm giảm giá trị của thành quả đó khi hạn chế sự trao đổi tư
tưởng một cách tự do. Baer mô tả những luật lệ về an ninh quốc gia ấy là rất
khắc nghiệt.
Các thượng nghị sỹ hối thúc chính phủ Obama nhấn mạnh rằng thúc đẩy nhân quyền và dân chủ là phần then chốt trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á, một chiến lược chủ yếu được định hình như là nỗ lực nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ và đẩy mạnh hoạt động thương mại hòngứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
TNS Đảng Cộng hoà Marco Rubio nói: “Điều khiến chúng ta khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh độc đoán đồng thời đặt nền móng cho một di sản Mỹ đích thực ở Đông Á chính là một cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các quyền tự do cá nhân.”
Việt Nam là một trọng tâm trong chính sách tầm xa của Washington, song chính thành tích nhân quyền nghèo nàn của Hà Nội lại khiến cho điều đó trở nên khó khăn. Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào cuối thập niên 1980 và mong muốn hội nhập với thế giới, song nó vẫn là một nhà nước độc đảng với những biện pháp kiểm soát quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến rất ngặt nghèo. Các nhà hoạt động, kể cả các blogger, thường xuyên bị bắt và tống giam.
Baer – người phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền các tiêu chuẩn lao động – phát biểu: “Chính phủ Việt Nam cần chuyển sang nhìn nhận rằng mức độ thâm nhập Internet mà họ vẫn tự hào sẽ không đem lại đầy đủ giá trị nếu mọi người không thể trao đổi tư tưởng.” Ông cũng lưu ý, tiến bộ về tự do tôn giáo mà Việt Nam đạt được trong vài năm qua đã chững lại.
Một vài tin tức sáng sủa hơn cũng đã
xuất hiện. Hà Nội đã trả tự do cho nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt Nguyễn
Quốc Quân vào tháng Giêng, còn luật sư nhân quyền được đào tạo ở Mỹ Lê
Công Định thì ra khỏi nhà tù trước thời hạn vào tháng Hai. Tuy nhiên, tiến
bộ đó lại bị phủ bóng bởi những phán quyết gần đây dành cho hàng chục nhà hoạt
động khác với những án tù khắc nghiệt.
Thất vọng trước việc Việt Nam không cải thiện thành tích nhân quyền đã khiến Hoa Kỳ hoãn cuộc đối thoại nhân quyền thường niên vào cuối năm 2012. Các quan chức cho AP hay cuộc đối thoại tiếp theo đã được ấn định, và sẽ diễn ra ở Hà Nội vào trung tuần tháng Tư tới.
Baer nói phía Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục giữ
vững lập trường của mình” đối với Hà Nội trước những quan ngại về nhân quyền, đồng
thời sẽ nêu vấn đề tự do Internet và điều kiện lao động (labour conditions)
trong các cuộc đàm phán hiệp định TPP, một hiệp định thương mại khu vực liên
quan đến Việt Nam do Mỹ hậu thuẫn.
Phát biểu về tình hình khu vực, quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á Joe Yun khẳng định, việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền “gắn kết” chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở Châu Á.
Ông bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình
hình nhân quyền đang ngày càng xấu đi ở Trung Quốc, và cho biết phía Hoa Kỳ đã
nói với Bắc Kinh rằng họ coi việc hồi hương những người tỵ nạn từ Bắc Triều
Tiên chạy sang Trung Quốc là sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Bắc Kinh.
Liên quan đến Bắc Triều Tiên, đất nước vốn tai tiếng với việc giam giữ tới 200.000 người trong các trại tù, Yun cho biết cải thiện điều kiện khắc nghiệt ở đây là một “mục tiêu chính” trong chính sách của Mỹ. Washington trước nay vẫn tập trung chủ yếu vào mối đe doạ từchương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, song nó đã ủng hộ một nghịquyết mà Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua hôm thứ Năm về việc thành lập một uỷ ban quốc tể nhằm điều tra các vụ lạm dụng nghiêm trọng ở đây.
Yun bày tỏ lạc quan về cuộc cải cách ở Myanmar, song lại cho rằng tình hình ở đất nước vẫn đang chuyển đổi từ 5 thập niên dưới chế độ cai trị quân sự trực tiếp này sẽ tiếp tục khó khăn cho đến khi các cuộc xung đột sắc tộc kéo dài được giải quyết. Với các cuộc bầu cử quốc gia sẽ diễn ra trong năm 2015, Yun mô tả việc số quân nhân được chỉ định chiếm tới 25% quốc hội theo quy định của hiến pháp là “không bền vững”.
Đề cập đến nước láng giềng Lào, Yun bày tỏ quan ngại về sự mất tích của nhà hoạt động xã hội từng được trao giải thưởng quốc tế Sombath Somphone, cũng như hoàn cảnh mà nhà lãnh đạo đối lập Campuchia Sam Rainsy, người đang sống lưu vong nhằm tránh bị cầm tù với những cáo buộc mà Yun nói là mang động cơ chính trị, phải đối mặt.
Source: StarTribune ngày 21.3.2013
No comments:
Post a Comment