Sunday 10 March 2013

HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA 1967 (Wikipedia)




Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiến pháp năm 1967 của Việt Nam Cộng hòa là bản hiến pháp được Nghị viện Việt Nam Cộng hòa thông qua vào ngày 18 tháng 3 năm 1967, là một cuộc tu chính lớn của bản Hiến pháp năm 1956. Bản hiến pháp này được chính phủ ban hành ngày 01 tháng 4 năm 1967, khai sinh ra nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967

Lời mở đầu

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến Pháp sau đây:”

(Toàn văn bản Hiến pháp)


Nhận xét

Hiến pháp 1967 là một sự tiến bộ so với tình hình dân chủ trong vùng lúc đó. Tuy ghi ngắn gọn, tránh dùng những từ hoa mỹ và phô trương, nhưng những quyền căn bản của người dân đều được bảo đảm và ghi rõ từng khoản trong hiến pháp. Mới nhất là cơ chế tam quyền phân lập và quyền đối lập chính trị của người dân :

Tam quyền phân lập
Nội dung bản hiến pháp này đã nêu rõ nguyên tắc tam quyền phân lập. Điều 3 Hiến pháp 1967 viết: “Ba cơ quan lập pháp, hành pháptư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của 3 cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa”. Theo đó, quyền lực nhà nước không còn là một thể thống nhất, tập trung tuyệt đối mà phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như 3 cơ chế riêng thực hiện độc lập với nhau, kiềm chế và giám sát lẫn nhau. Chế độ Cộng hòa Tổng thống được quy định rõ. Riêng quyền Tư pháp độc lập với Hành pháp, được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp Viện và được hành xử bởi các Thẩm Phán xử án (Điều 76).

Quyền tự do căn bản
Hiến pháp 1967 quy định rõ về sự tôn trọng quyền tự do căn bản của người dân và sự bình đẳng giữa các sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị (Điều 2). Đặc biệt, ngoài những quyền căn bản khác, Hiến pháp ghi rõ người dân có quyền tự do giáo dục (tuy nhiên "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", Điều 10) quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại và hồi hương (Điều 14) và quyền tự do lập nghiệp đoàn và quyền đình công (Điều 16), quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh (Điều 12), tự do truyền giáohành đạo tín ngưỡng (Điều 9), quyền tự do lập hội (Điều 13) và đảng chính trị (chính đảng, Điều 99). Những quy định rõ ràng cũng được ghi thẳng và trực tiếp vào hiến pháp để bảo vệ người dân không bị oan: Trong trường hợp có nghi vấn phạm tội (Bị can), không bị tra tấn ép cung ("Không ai có thể bị tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách thú tội. Sự nhận tội vì tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách không được coi là bằng chứng buộc tội" - Điều 7) và phải xét xử công khai, bị can được cho là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng buộc tội và trong trường hợp có nghi vấn (bằng chứng không rõ ràng) thì bị can được có lợi hoặc tuyên vô tội ("Sự nghi vấn có lợi cho bị can", Điều 7). Tất cả những quyền này được gọi là "quyền công dân căn bản" và không được vi phạm, dù có thay đổi luật (Điều 29).

Quyền đối lập của người dân
Người dân được toàn quyền có quan điểm chính trị khác với nhà nước : Quyền đối lập công khai (Điều 13) và Quyền đối lập chính trị (Điều 101) và hiến pháp bảo vệ sự bình đẳng giữa các đảng phái, quyền hội họp và tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của người dân (Điều 12 và 13 và điều 99), cấm chỉ mọi hình thức kiểm duyệt, ngoại trừ các bộ môn điện ảnhkịch trường (Điều 12). Đáng chú ý là Quân nhân không được sinh hoạt đảng phái (để giữ tính trung lập cho bộ máy quốc phòng) và nếu được đắc cử "vào các chức vụ dân cử hay tham chánh tại cấp bậc trung ương" (như quốc hội, các cấp chính quyền trung ương), phải xin giải ngũ hoặc nghỉ dài hạn (Điều 23). Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân biểu hay Nghị sĩ vì những sự phát biểu và biểu quyết tại Quốc Hội (Điều 37). Tuy nhiên, riêng đảng Cộng sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và "Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ" (Điều 4).

Xem thêm








No comments:

Post a Comment

View My Stats