11.03.2013
Bộ Chính trị đã
buộc phải nhân nhượng yêu cầu của một số trí thức là kéo dài việc lấy ý kiến về
Dự thảo Hiến pháp đến cuối tháng 9 năm nay, nhưng vẫn ấn định việc thông qua
bản Hiến pháp sẽ được tiến hành trong phiên họp Quốc hội trong tháng 10 tới.
Tuy một nhân nhượng nhỏ cuối cùng đã diễn ra, nhưng sự ngang ngược vẫn còn nguyên đó.
Trong văn thư thông báo việc kéo dài lấy ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên giọng đe dọa “cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá đảng, nhà nước và chế độ ta”. Rõ ràng là kiểu “lịch sự võ biền”, miệng mởi chào, tay dơ dùi cui hăm dọa. Đây không thể là giải pháp công bằng đúng đắn cho việc góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp mới.
Trước đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nói rõ 4 điều cấm kỵ - cấm đòi bỏ Điều 4, cấm đòi đa nguyên đa đảng, cấm đòi tam quyền phân lập, cấm đòi phi chính trị hóa quân đội - coi đó là những biểu hiện của suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức, cần có biện pháp “xử lý”. Cả 4 điều cấm kỵ trên đều nằm trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp do 72 trí thức đề xướng, được hơn 6 ngàn người lập tức tán đồng. Làm sao “xử lý” một số người đông đảo đến thế? Hơn 3 phần tư là người trong nước, chừng hơn 2 ngàn là viên chức nhà nước và đảng viên Cộng sản, có cả nguyên phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng, giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ, tướng lĩnh quân đội và công an, cán bộ lão thành, và cũng có không ít đảng viên trẻ và đoàn viên thanh niên Cộng sản.
Chính quyền rất muốn thực hiện xử lý kiểu trừng phạt năm xưa, như cúp hết lương, phụ cấp của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, cho nhà văn Hà Minh Tuân đi chăn bò ở chân núi Tam Đảo, bắt nhà văn Phùng Quán đi vác giấy in cho nhà in Nhân Dân, cho tướng Đặng Kim Giang và tướng Chu Văn Tấn lên trại cải tạo ở Vĩnh Phú để nhân dân “quản lý và giáo dục”. Họ rất muốn làm điều đó với các nhà đấu tranh đòi dân chủ thứ thiệt hiện nay, những người có tâm và có tầm, tự tin, đang cố kết với nhau, số lượng tăng theo cấp số nhân trước thái độ trịch thượng, dạy đời, đạo đức giả của 14 vị vua tập thể đuối lý, chỉ còn cãi chày cãi cối, nghĩ sai rằng kẻ nắm quyền luôn luôn có lý! Nếu cấm kỵ không cho nói khác dự thảo chính thức thì bày chuyện lấy ý kiến nhân dân làm gì?
Họ không muốn đối thoại, tranh luận bình đẳng với người đối lập, chỉ muốn ra tay đàn áp, bịt mồm, trừng trị đối lập, nhưng tình hình đã khác trước nhiều. Dân đã không còn sợ cường quyền. Càng đàn áp sự chống đối càng đông hơn, mạnh hơn.
Gần đây lại có ông Phó Thủ tướng Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phước vào cuộc, lên giọng kêu gọi “phải phản bác những nội dung góp ý kiến sai trái với đường lối của đảng Cộng sản”. Nhưng phản bác bằng cách nào? Ở đâu? Với ai thay mặt cho đảng đây? Hay là vẫn những giáo sư, tiến sỹ dỏm như Trần Đăng Thanh, Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Viết Thông, Hồ Quang Lợi với 900 dư luận viên và các nhóm chuyên gia đấu tranh trên internet, chính kiến không rõ, lập luận không vững, lý luận suông không có dẫn chứng thực tế, chỉ đưa ra một chồng mũ tự chế mang nhãn hiệu “cơ hội chính trị, bị giật dây bởi các thế lực phản động thù địch” để chụp lên đầu đối phương thay cho lý lẽ?
Ngay trong Quốc hội hiện tại cũng có sẵn một giáo sư tài ba xuất chúng là Hoàng Hữu Phước. Ông này từng phản đối việc xây dựng Luật biểu tình được thủ tướng ủng hộ, bảo vệ sự lãnh đạo độc quyền của đảng Cộng sản, miệt thị nhân dân là dân trí quá thấp. Trong trang web của ông ta ra mắt một bài viết theo ngôn ngữ chợ búa, lăng mạ một đồng viện bằng những lời chửi rủa thô bỉ. Một bloger trong nước cho rằng chỗ ngồi của ông ta lẽ ra là ở ngoài chợ Đồng Xuân, chứ không phải tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Chính nhà chính trị con cưng của đảng Cộng sản này đã tuyên bố giữa Quốc hội rằng có Mặt trận Tổ quốc là đủ, không cần một tổ chức nào thêm nữa; ông ta còn bày tỏ cảm tình “cao quý” với tên sát nhân Sadam Hussein bằng cách xin được làm đại sứ lưu động để tạo thế chiến lược liên hoành Iraq - Iran - Bắc Triều Tiên, một việc làm ngu muội mất trí về chính trị mà lãnh đạo đảng và Quốc hội không mảy may xử lý.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phước còn nhân dịp này nhấn mạnh rằng “những nội dung góp ý trái với đường lối của đảng cần phải được phản bác lại trên cơ sở lý luận khoa học”. Đây mới thật là nhiệm vụ đội đá vá trời của nhóm lãnh đạo giáo điều toàn trị, vì cả 4 điều họ cấm kỵ đều mang bản chất phản dân chủ đậm đà, phản khoa học sâu sắc và đi ngược xu thế của thời đại.
Giải pháp duy nhất hợp lý hiện nay là tổ chức một cuộc tranh luận công khai, bình đẳng, khoa học giữa 2 đoàn đại biểu cho 2 bản dự thảo đối lập nhau, nên có mặt cả Bộ Chính trị, Ban Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia ở một bên, và bên đối lập là đại diện cho 72 trí thức đề xuất ra kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Cuộc thảo luận phải mở rộng cho giới báo chí trong và ngoài nước chứng kiến, truyền đi rộng rãi cho nhân dân tỏ tường. Sau đó nếu có được một cuộc trưng cầu dân ý để xem ý dân ra sao là hợp lý nhất.
Nếu coi giải pháp mẫu mực và đơn giản là dùng chính quyền xử lý thô bạo và độc ác bằng cách đuổi nhà báo dân chủ Nguyễn Đắc Kiên khỏi tòa soạn báo Gia đình và Xã hội, thì Bộ Chính trị đã lầm to, chẳng khác nào thú nhận rằng ông Tổng Bí thư không có lý lẽ để tranh luận với một nhà báo trẻ, đành phải giở cái lý rỗng tuyếch của kẻ mạnh.
Không có biện pháp nào đúng, hợp lý ngoài tổ chức đối thoại bình đẳng. Vận mệnh của đất nước đang được đặt ra khẩn trương và quyết định trong thời cơ cực hiếm về sửa đổi Hiến pháp này. Đảng Cộng sản và lực lượng đối lập anh em trong đại gia đình dân tộc hãy tương thân tương kính, tranh luận ngay thật thẳng thắn, đặt quyền lợi chung của đất nước lên cao nhất, lấy toàn dân làm trọng tài, vui vẻ chấp nhận ý kiến cuối cùng của toàn dân.
Tôi tin rằng phía nào yêu nước thật lòng, thương dân thật tình, có tinh thần dân chủ sâu sắc, chân thành đi theo những giá trị cơ bản của thời đại, phía đó sẽ được nhân dân tín nhiệm ở mức rất cao.
Tuy một nhân nhượng nhỏ cuối cùng đã diễn ra, nhưng sự ngang ngược vẫn còn nguyên đó.
Trong văn thư thông báo việc kéo dài lấy ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên giọng đe dọa “cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá đảng, nhà nước và chế độ ta”. Rõ ràng là kiểu “lịch sự võ biền”, miệng mởi chào, tay dơ dùi cui hăm dọa. Đây không thể là giải pháp công bằng đúng đắn cho việc góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp mới.
Trước đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nói rõ 4 điều cấm kỵ - cấm đòi bỏ Điều 4, cấm đòi đa nguyên đa đảng, cấm đòi tam quyền phân lập, cấm đòi phi chính trị hóa quân đội - coi đó là những biểu hiện của suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức, cần có biện pháp “xử lý”. Cả 4 điều cấm kỵ trên đều nằm trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp do 72 trí thức đề xướng, được hơn 6 ngàn người lập tức tán đồng. Làm sao “xử lý” một số người đông đảo đến thế? Hơn 3 phần tư là người trong nước, chừng hơn 2 ngàn là viên chức nhà nước và đảng viên Cộng sản, có cả nguyên phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng, giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ, tướng lĩnh quân đội và công an, cán bộ lão thành, và cũng có không ít đảng viên trẻ và đoàn viên thanh niên Cộng sản.
Chính quyền rất muốn thực hiện xử lý kiểu trừng phạt năm xưa, như cúp hết lương, phụ cấp của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, cho nhà văn Hà Minh Tuân đi chăn bò ở chân núi Tam Đảo, bắt nhà văn Phùng Quán đi vác giấy in cho nhà in Nhân Dân, cho tướng Đặng Kim Giang và tướng Chu Văn Tấn lên trại cải tạo ở Vĩnh Phú để nhân dân “quản lý và giáo dục”. Họ rất muốn làm điều đó với các nhà đấu tranh đòi dân chủ thứ thiệt hiện nay, những người có tâm và có tầm, tự tin, đang cố kết với nhau, số lượng tăng theo cấp số nhân trước thái độ trịch thượng, dạy đời, đạo đức giả của 14 vị vua tập thể đuối lý, chỉ còn cãi chày cãi cối, nghĩ sai rằng kẻ nắm quyền luôn luôn có lý! Nếu cấm kỵ không cho nói khác dự thảo chính thức thì bày chuyện lấy ý kiến nhân dân làm gì?
Họ không muốn đối thoại, tranh luận bình đẳng với người đối lập, chỉ muốn ra tay đàn áp, bịt mồm, trừng trị đối lập, nhưng tình hình đã khác trước nhiều. Dân đã không còn sợ cường quyền. Càng đàn áp sự chống đối càng đông hơn, mạnh hơn.
Gần đây lại có ông Phó Thủ tướng Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phước vào cuộc, lên giọng kêu gọi “phải phản bác những nội dung góp ý kiến sai trái với đường lối của đảng Cộng sản”. Nhưng phản bác bằng cách nào? Ở đâu? Với ai thay mặt cho đảng đây? Hay là vẫn những giáo sư, tiến sỹ dỏm như Trần Đăng Thanh, Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Viết Thông, Hồ Quang Lợi với 900 dư luận viên và các nhóm chuyên gia đấu tranh trên internet, chính kiến không rõ, lập luận không vững, lý luận suông không có dẫn chứng thực tế, chỉ đưa ra một chồng mũ tự chế mang nhãn hiệu “cơ hội chính trị, bị giật dây bởi các thế lực phản động thù địch” để chụp lên đầu đối phương thay cho lý lẽ?
Ngay trong Quốc hội hiện tại cũng có sẵn một giáo sư tài ba xuất chúng là Hoàng Hữu Phước. Ông này từng phản đối việc xây dựng Luật biểu tình được thủ tướng ủng hộ, bảo vệ sự lãnh đạo độc quyền của đảng Cộng sản, miệt thị nhân dân là dân trí quá thấp. Trong trang web của ông ta ra mắt một bài viết theo ngôn ngữ chợ búa, lăng mạ một đồng viện bằng những lời chửi rủa thô bỉ. Một bloger trong nước cho rằng chỗ ngồi của ông ta lẽ ra là ở ngoài chợ Đồng Xuân, chứ không phải tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Chính nhà chính trị con cưng của đảng Cộng sản này đã tuyên bố giữa Quốc hội rằng có Mặt trận Tổ quốc là đủ, không cần một tổ chức nào thêm nữa; ông ta còn bày tỏ cảm tình “cao quý” với tên sát nhân Sadam Hussein bằng cách xin được làm đại sứ lưu động để tạo thế chiến lược liên hoành Iraq - Iran - Bắc Triều Tiên, một việc làm ngu muội mất trí về chính trị mà lãnh đạo đảng và Quốc hội không mảy may xử lý.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phước còn nhân dịp này nhấn mạnh rằng “những nội dung góp ý trái với đường lối của đảng cần phải được phản bác lại trên cơ sở lý luận khoa học”. Đây mới thật là nhiệm vụ đội đá vá trời của nhóm lãnh đạo giáo điều toàn trị, vì cả 4 điều họ cấm kỵ đều mang bản chất phản dân chủ đậm đà, phản khoa học sâu sắc và đi ngược xu thế của thời đại.
Giải pháp duy nhất hợp lý hiện nay là tổ chức một cuộc tranh luận công khai, bình đẳng, khoa học giữa 2 đoàn đại biểu cho 2 bản dự thảo đối lập nhau, nên có mặt cả Bộ Chính trị, Ban Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia ở một bên, và bên đối lập là đại diện cho 72 trí thức đề xuất ra kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Cuộc thảo luận phải mở rộng cho giới báo chí trong và ngoài nước chứng kiến, truyền đi rộng rãi cho nhân dân tỏ tường. Sau đó nếu có được một cuộc trưng cầu dân ý để xem ý dân ra sao là hợp lý nhất.
Nếu coi giải pháp mẫu mực và đơn giản là dùng chính quyền xử lý thô bạo và độc ác bằng cách đuổi nhà báo dân chủ Nguyễn Đắc Kiên khỏi tòa soạn báo Gia đình và Xã hội, thì Bộ Chính trị đã lầm to, chẳng khác nào thú nhận rằng ông Tổng Bí thư không có lý lẽ để tranh luận với một nhà báo trẻ, đành phải giở cái lý rỗng tuyếch của kẻ mạnh.
Không có biện pháp nào đúng, hợp lý ngoài tổ chức đối thoại bình đẳng. Vận mệnh của đất nước đang được đặt ra khẩn trương và quyết định trong thời cơ cực hiếm về sửa đổi Hiến pháp này. Đảng Cộng sản và lực lượng đối lập anh em trong đại gia đình dân tộc hãy tương thân tương kính, tranh luận ngay thật thẳng thắn, đặt quyền lợi chung của đất nước lên cao nhất, lấy toàn dân làm trọng tài, vui vẻ chấp nhận ý kiến cuối cùng của toàn dân.
Tôi tin rằng phía nào yêu nước thật lòng, thương dân thật tình, có tinh thần dân chủ sâu sắc, chân thành đi theo những giá trị cơ bản của thời đại, phía đó sẽ được nhân dân tín nhiệm ở mức rất cao.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment