Thứ
năm, ngày 07 tháng ba năm 2013
Khi chính khách thấy đến hồi nguy nan
hoặc mưu toan cho một thời kỳ mới, chính khách sẽ đưa ra một phép thử chính trị
để xem lòng dân trăm họ có đủ dũng khí, lòng can đảm - hay nói cách khác là dân
khí là sức mạnh tinh thần và lòng yêu tổ quốc của người dân - và dân trí ở mức
độ nào? Trăm họ có dám, có đủ khôn ngoan để từ bỏ chính khách hay không? Phép
thử đó không ngoài mục tiêu là để tiếp tục chăn dắt trăm họ theo kiểu nào? Độc
tài toàn trị hay nới lỏng thể chế tự do.
Cách đây 2 năm, tôi đã viết trên blog
này bài: Ngây thơ. Có nhắc đến họ Mao dùng một
lý luận phi khoa học về việc tiêu diệt chim sẻ, để thử dũng khí và dân trí
Trung Hoa, trước khi làm cuộc đại cách mạng văn hóa, để thanh trừng đồng đảng
và dân ngu hòng củng cố ngai vàng đời đời bền vững. Và ông ấy đã đạt được mục
tiêu tối thượng này cho đến hôm nay, sau khi ông đã băng hà 37 năm.
Chính trị là nghệ thuật của sự có
thể. Câu nói nổi tiếng của vị cố thủ tướng thép đầu tiên nước Đức - Otto Eduard
Leopold von Bismarck (01/4/1815 - 30/7/1898) - đã trở thành định nghĩa đến tối
giản cho mọi phương châm, đường lối và chiến lược cho các chính trị gia trên
toàn cầu. Nó có nghĩa là, một chính khách tài năng, bản lĩnh và từng trải đều
có thể làm được bất kỳ việc gì nếu họ muốn, dù đó là việc dời non lấp bể, hay
đội đá vá trời đều có thể.
Minh chứng điều này ngay ở lịch sử
Việt Nam hiện đại rất dễ thấy qua ông Hồ Chí Minh. Không ai có thể phủ nhận ông
là một tài năng chính trị trong một thế kỷ qua của nước Việt. Từ hai bàn tay
trắng mà làm nên sự nghiệp lẫy lừng qua 2 cuộc chiến nhân dân đổ máu để có được
ngày thống nhất và thực hiện được nhiệm vụ mà quốc tế cộng sản 3 giao phó một
cách tài tình. Trong đó, ông vực được dân khí Việt đến đỉnh cao của thời đại,
mà không cần dân trí cao.
Các cuộc cách mạng hoa Nhài ở Trung
Đông và Bắc Phi cũng có được là nhờ dân khí, chứ không phải do dân trí mà
thành. Bằng chứng là, thế giới đang lo ngại những vấn đề sau các cuộc cách mạng
đó, liệu những nước này có quay trở lại con đường độc tài, và lạc hậu như trước
đây không, do tầng lớp lãnh đạo thành công cuộc cách mạng có đủ tâm và đủ tầm
để tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh và tự do dân chủ như người dân mong
đợi không? Hay là, sẽ dẫm lên con đường của chế độ trước và các quốc gia đi
trước như Việt Nam, Công Gô, Srilanka, Afghanistan, Pakistan, v.v...
Nước Việt đang trong cơn bỉ cực, các
chính khách đang làm một phép thử chính trị chẳng đặng đừng. Trong phép thử đó,
có nhiều công cụ nhỏ, nào cải cách kinh tế, nào sửa đổi hiến pháp, nào phê và
tự phê, nào đủ thứ hầm bà lằng như một nồi lẫu thập cẩm đầy gia vị, nhưng không
ai có thể thưởng thức được, vì nó quá đắng, quá cay, quá tủi nhục và quá hèn
cho dân khí. Nhưng, trong tất cả những cái đó, tựu trung các chính khách cũng
chỉ thử dân khí Việt có còn không?
Các chính khách đang đưa những vấn đề
đi ngược với quy luật xã hội mà họ luôn ra rả cho rằng họ đang đi theo. Nào là
đơn nguyên chính trị để triệt tiêu đối lập và mâu thuẩn hòng giữ ngai vàng. Nào
là sở hữu toàn dân dưới sự điều hành của nhà nước để dễ bề thao túng ăn chia.
Nào là chính trị hóa quân đội để bảo vệ quyền lợi của mình. Nào không tam quyền
phân lập để sử dụng chuyên chính vô sản ngồi trên hiến pháp và pháp luật để đàn
áp dân bảo vệ miếng ăn của họ, v.v... Cuối cùng dân cùng khổ gánh trên vai bao
nợ nần chồng chất, bao tha hóa và tham nhũng, bao thảm cảnh diễn ra từng ngày
mà, nó đã phá tan nền tảng văn hóa, đạo đức của một dân tộc gầy dựng gần 3000
năm qua theo lịch sử thực. Họ chỉ mèo nhưng bảo rằng nó là con chó để làm một
phép thử chính trị về dân khí Việt.
Những công việc này cũng giống lời
hứa của 2 ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ở nhiệm kỳ trước của đại hội đảng cộng
sản lần thứ 17 Trung Hoa, nhưng không làm, bây giờ giao gánh nặng cho 2 ông Tập
Cận Bình Và Lý Khắc Cường hôm nay phải lo toan. Vì dân khí nước Trung Hoa đang
đi ngược với những gì 2 ông Hồ - Ôn và đảng của 2 ông đang mong muốn, nhưng dân
khí Trung Hoa chưa đủ để làm 2 ông và đảng của 2 ông thay đổi.
Cũng từng ấy thời gian khi phép thử
chính trị đưa ra, nhiều trí thức, nhân sĩ và dân chúng lên tiếng rằng các chính
khách đã vì quyền lợi nhóm và bản thân mình hơn là vì quốc gia dân tộc. Cuối
cùng hôm nay, báo chí công bố là chủ tịch quốc hội có Công thư khẩn số 250 UBDTHP
đã tuyên bố, dời thời gian đóng góp sửa đổi hiến pháp đến ngày 30/9/2013, thay
vì là 31/3/2013 là thời hạn cuối cùng. Điều này cho thấy dân khí, dù một bộ
phận nhỏ tầng lớp trí thức và dân cũng làm cho các chính khách phải chùn bước
và nhìn lại mình.
VIDEO
Nói tất cả những điều trên để minh
chứng rằng, để có một cuộc cách mạng triệt để làm thay đổi quốc gia dân tộc,
điều kiện cần và đủ là dân khí chứ không phải dân trí hay bất kỳ cái gì quyết
định. Các chính khách sợ chạm vào dân khí, họ ngụy biện và cho rằng dân trí
mình còn thấp, chưa thể có một chế độ đa nguyên hợp thời.
Nếu dân khí Việt đủ, thì sẽ có một
cuộc chuyển đổi triệt để. Nếu dân khí Việt chưa đủ thì sẽ đủng đỉnh chờ thời
con cháu nó lo, việc chúng ta đến đây là hết. Chờ đến khi lượng tích đủ thành
chất lúc đó, ắt dân khí sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới đi đến cái dân cần.
Song có một điều rất căn bản là, dân
khí yếu thì dân tộc lầm than nô lệ, dù nô lệ cho ngoại bang hay cho chính đồng
bào mình. Dân khí còn thì đất nước còn, dân khi mất thì đất nước mất, dù mất
trong tay ngoại bang hay nội xâm tay sai thì cũng vậy. Nhưng xem ra, cho đến
hôm nay, dân khí Việt tản mát và yếu đuối không đủ lo toan cho vận nước. Thật
đớn hèn và đớn đau.
Asia Clinic,
15h46' ngày thứ Năm, 07/03/2013
Bài liên quan:
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
+ Trí thức là gì?
+ Trí thức và kẻ sĩ
+ Một số tổng kết về trí thức
+ Ngây thơ
+ Phép thử chính trị
+ Năm mươi năm và sáu mươi bảy năm
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
+ Trí thức là gì?
+ Trí thức và kẻ sĩ
+ Một số tổng kết về trí thức
+ Ngây thơ
+ Phép thử chính trị
+ Năm mươi năm và sáu mươi bảy năm
No comments:
Post a Comment