William Truong
March 7, 2013
Chúng ta đang
sống trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại mà mọi việc xảy xa bất cứ tận nơi đâu cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn khối nhân loại-7 tỉ con người. Thời đại chúng ta còn
gọi là thời đại thông tin-@,
và cũng chính nhờ vào sự phát triển vượt bậc của những phương tiện truyền thông hiện đại mà sự thật được tỏ bày, nguyện vọng được đề đạt và tâm tư được sẽ chia, tầm nhìn được nhân rộng. Bỡi vậy, thế giới hôm nay
không có gì được đóng kín và giữ chặc cho một nhóm người hay một cá nhân. Ngay cả những quốc gia được cho là khép kín nhất hành tinh như Bắc Hàn cũng đã
bắt đầu nhận ra lợi ích của sự hòa nhập, truyền thông tuy còn độc quyền trong tay nhà nước, nhưng
internet cũng đã có mặt ở quốc gia CS cố thủ này. Thế đủ thấy sức mạnh của những phương tiện kỹ thuật, quyền năng của trí thông
minh vô biên.
Cùng với sự phát tiển ngoạn mục của kỹ thuật thông tin,
các thể chế độc tài lần lượt ra đi để nhường chỗ cho Tự Do, Dân Chủ. Những quốc gia Trung Đông, Bắc Phi đã được giải phóng khỏi độc tài nhờ vào phương tiện thông tin hiện đại-Internet.
Người ta lập Hội Nghị để bàn về Internet, những quốc gia Tự Do cổ súy cho internet như một phương tiện giải quyết các vấn đề của con người như: thông
tin về sức khỏe, khoa học, kinh tế v.v…Ngược lại những quốc gia độc tài luôn sợ hãi sức mạnh của internet mà chúng ta có vô số bằng chứng từ chính quyền Trung Quốc, VN,Cu Ba, Bắc Hàn…Như thế đủ thấy Internet, một phát minh vĩ đại của thời đại hôm nay là một phương tiện phù trợ cho Sự Thật, Công Bằng, Tự Do và Dân Chủ; và, internet cũng chính là khắc tinh của những chế độ độc tài, giả dối.
Nếu chúng ta quan niệm như Albert
Cason “Con người là tư tưởng hóa thân”, nghĩa là các giao tiếp của con người là sự giao thoa giữa các ý nghĩ thì internet không phải là không gian ảo. Ở một nghĩa ngữ khác, các làn sóng internet có thể nói đã tràn ngập không trung
nhưng mắt thuờng con người không nhìn
thấy được, vì không nhìn thấy được chúng ta gọi là “ảo”, nhưng thực ra nó-những làn sóng đó-là những thực thể có thật. Cũng vậy, tư tưởng và niềm tin của con người đã tạo ra những xung động và tác động đến những người xung quanh
chính là những thực thể có thật.
Tư tưởng, niềm tin của bạn là có thật, và đó chính là tài sản tinh thần mà Tạo Hóa đã ban cho bạn! Vậy bạn đã sử dụng nó như thế nào?
Người Việt Nam chúng ta
ở trong cũng như ngoài nước có chung niềm khao khát Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam đó là điều đến hôm nay không ai có thể chối cãi-ngoại trừ một số rất ít người CS. Và trong
chúng ta cũng đã có người trả giá cho niềm khát khao
cháy bỏng đó như: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà
Vũ, bloger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Ls. Lê Quốc Quân, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Vi, Minh Hằng, Minh Hạnh v.v…ở trong nước, và TS. Nguyễn Quốc Quân, GS Phạm Minh Hoàng…ở hải ngoại mà thiết tưởng những cái tên kể hết ra sẽ quá dài cho một bài viết. Họ là những người biến khao khát tự do thành hành
động cụ thể thay vì chỉ ôm giữ niềm mơ ước, và tôi tin
chắc rằng họ sẽ gặt hái được kết quả mà họ đã dấn thân vào công việc cày bừa và gieo hạt.
Con người ai cũng có lý trí, biết phân biệt sự thiệt điều hơn cho bản thân mình,
nhưng cần có những tâm hồn lớn lao để khế hợp với trách nhiệm lớn lao mà Thượng Đế đã trao gởi. Khi con người mặc nhiên nhận lãnh trách nhiệm lớn lao thì quyền lợi cá nhân trở nên thứ yếu. Mục sư Martin Luther King đã chấp nhận sứ mệnh đó và giải phóng người da màu, Cựu TT Nam Phi Nelson Mandela, bà Aung San Suu Kyi cũng chấp nhận sứ mệnh tương tự để giải phóng quê huơng họ. Điều gì đã đưa họ đến ngôi vị của một vĩ nhân? Câu
trả lời chắc chắn không phải là những toan tính hơn thiệt tầm thường, khôn khéo vặt vãnh mà
chính là tâm hồn vĩ đại theo đuổi giá trị của Công Bằng và Lẽ Thật.
Đây, chính ông
đã nói:
“Kẻ hèn nhát hỏi: “Có an toàn không?”.
Kẻ cơ hội hỏi: “Có khôn khéo không?”.
Kẻ rởm đời hỏi: “Có được tiếng tăm gì không?”
Nhưng, kẻ có lương tâm hỏi: “Có là lẽ phải không?”
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.” (Martin Luther King)
Kẻ cơ hội hỏi: “Có khôn khéo không?”.
Kẻ rởm đời hỏi: “Có được tiếng tăm gì không?”
Nhưng, kẻ có lương tâm hỏi: “Có là lẽ phải không?”
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.” (Martin Luther King)
Thái độ tích cực đó và niềm tin vào lẽ phải đã tạo nên cuộc giải phóng người da màu, người Nam Phi, Miến Điện, người Ấn, dân tộc Đông Âu thời CS là bằng chứng hùng hồn cho chúng ta hôm nay. Chúng ta đang rất cần những con người đồng tình với các vĩ nhân
lịch sử, những con người sẵn sàng đi đến cùng tận của ước mơ Dân Chủ, Tự Do cho Việt Nam. Chúng ta đã có mục tiêu chung: Tự Do Dân Chủ. Song chúng ta rất cần sự kiên định mục tiêu của hàng triệu con tim, khối óc của người Việt khắp nơi. Chính sự kiên định mục tiêu đó đã
làm nên những điều kỳ diệu mà tôi có thể kể ra vài trường hợp điển hình:
-Thomas Edison
đã dành tất cả cho nổ lực phát minh khoa học.
-F.W. Woolworth đã tập trung cả nổ lực vào nghiệp vụ hàng hóa khởi điểm từ 5 đến 10 xu.
-James J. Hill tập trung nổ lực vào việc thiết lập và bảo trì hệ thống thiết lộ xuyên lục địa.
-Alexander Graham Bell chuyên tâm về khám phá hệ thống liên lạc khoa học với sự phát triển ngành điện thoại.
-Cyrus H. K. Củtis đã dành trọn cuộc đời cho việc xuất bản và phát triển tạp chí Saturday Evening Post.
-Bill Gates đã dành hết thời gian và tâm trí cho Microsoft Windows.
- Steve Jobs đã dành cả tiềm năng sáng tạo cho Apple-mà chúng ta không còn lạ gì với nhữnh chiéc điện thoại thông minh có tên là Iphone.
-Thomas Jefferson, George Washington, Abraham Lincoln, Patrick Henry và Thomas Paine đã dành tất cả vốn liếng quý báu cùng với sản nghiệp của đời họ để tranh đấu cho quyền tự do của con người.
-F.W. Woolworth đã tập trung cả nổ lực vào nghiệp vụ hàng hóa khởi điểm từ 5 đến 10 xu.
-James J. Hill tập trung nổ lực vào việc thiết lập và bảo trì hệ thống thiết lộ xuyên lục địa.
-Alexander Graham Bell chuyên tâm về khám phá hệ thống liên lạc khoa học với sự phát triển ngành điện thoại.
-Cyrus H. K. Củtis đã dành trọn cuộc đời cho việc xuất bản và phát triển tạp chí Saturday Evening Post.
-Bill Gates đã dành hết thời gian và tâm trí cho Microsoft Windows.
- Steve Jobs đã dành cả tiềm năng sáng tạo cho Apple-mà chúng ta không còn lạ gì với nhữnh chiéc điện thoại thông minh có tên là Iphone.
-Thomas Jefferson, George Washington, Abraham Lincoln, Patrick Henry và Thomas Paine đã dành tất cả vốn liếng quý báu cùng với sản nghiệp của đời họ để tranh đấu cho quyền tự do của con người.
Và tất cả họ đã thành công-đã đạt được niềm mơ ước.
Tôi không ước mơ mỗi con người VN yêu tự do dân chủ chúng ta hôm nay sẽ trở thành một vĩ nhân,
nhưng với tinh thần kiên định cho mục tiêu Tư Do Dân Chủ của hàng triệu con tim và
khối óc chúng ta cho phép tôi tin tưởng chúng ta sẽ làm nên điều kỳ diệu.
Sức mạnnh tâm linh của mọi con người luôn vượt ra ngoài sự hiểu biết bằng lý trí. Sức mạnh đó chính là
niềm tin bất diệt vào lẽ phải, công bằng, tự do, dân chủ nới chính bạn. Sự tự do nơi tâm hồn bạn chính là điểm khởi đầu chứ không phải là quá trình
ban phát của một thể chế; mà đặc biệt thể chế độc tài thì làm gì có tự do để ban phát cho
bạn? Bỡi vậy người nào đặt niềm tin vào chính mình cùng những người đồng chí huớng với mình trên con đường thực thi dân chủ cho VN sẽ lạc quan tiến bước trên con đường dân chủ. Những ai còn hy vọng vào sự ban phát dân chủ từ một thể chế độc tài sẽ cảm thấy nghi ngờ tiến trình dân chủ tại VN. Tâm lý mong chờ sự ban phát hơn là hành động và thôi thúc người khác hành động để đạt được diều họ muốn: Tự Do, Dân Chủ là điều cần phải gạt ra khỏi tâm hồn bạn, rồi thong dong tiến bước.
Cuộc đời này không đền trả những gì chúng ta biết mà nó chỉ đền trả những việc chúng ta làm và thúc bách những người khác cùng làm. Và mệnh lệnh của thời đại hôm nay là Tự Do, Dân Chủ-Giá trị phổ quát của một cộng đồng 7 tỉ con người.
No comments:
Post a Comment