Hoàng
Anh
17/03/2013
Thoạt
nhìn, chuyện đề xuất dự thảo cho phép công an được phép bắn vào người chống đối
không ăn nhập gì với việc đặt ra chuyện “sửa đổi Hiến pháp”. Cũng có người nói
đây là cách tung hỏa mù để người dân và dư luận bức xúc, đặng quên đi những
chuyện lùng bùng xung quanh nỗ khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng
Cộng sản. Dự đoán như vậy có thể đúng, cũng có thể chưa chuẩn. Nhưng cả hai
việc, một ở tầm vĩ mô, một ở tầm cụ thể, đều thể hiện một điều hết sức rõ ràng:
Trong một xã hội mà luật pháp không thực sự được coi trọng, luật chơi thường
được quyết định bởi kẻ mạnh.
Hiến
pháp vốn dĩ không phải là thứ có thể tùy tiện đưa lên đặt xuống để thêm bớt vài
điều theo ý chí và sự tùy hứng của một phe nhóm. Hiến pháp, về bản chất, là sự
thể hiện quyền lực và lợi ích quốc gia, thể hiện ý chí của những chủ nhân của
nó: Nhân dân. Quyền lực nhà nước, không gì hơn chỉ là một quyền phái sinh, một
thứ chỉ có được khi những chủ nhân của quốc gia quyết định hy sinh từ quyền
năng tự nhiên và tuyệt đối của họ một phần tự do để đổi lại sự bảo vệ trên cơ
sở công bằng khỏi những sự tấn công bản năng. Có thể hình dung rằng: nhân dân
là chủ nhân, là cha mẹ sinh ra quyền lực và phó thác nó vào một đứa con chung
là Nhà nước. Do sự nhượng đắp của nhiều người, dĩ nhiên đứa con có tầm vóc và
sức khỏe hơn mỗi cha mẹ của nó.
Tuy
nhiên, tùy thuộc vào sự thông thái, cha mẹ có thể tiên lượng trước rằng sự tùy
tiện khi đứa con chung sử dụng quyền lực sẽ là thảm họa cho họ và cho chính nó.
Ở một số nơi, người ta buộc đứa con phải ký vào một khế ước để đảm bảo quyền
phế truất và thu hồi lại quyền phái sinh đã cho đi. Khế ước đó chắc chắn rằng:
Với quyền lực được tạo ra từ quyền năng tự nhiên của loài người, Nhà nước chỉ
được phép làm những gì nó được cho phép. Ngược lại, bằng quyền năng tự nhiên,
cha mẹ của nhà nước sẽ chỉ không can thiệp vào quá trình thực thi nghiêm túc
của Nhà nước. Nhưng giới hạn đó là duy nhất. Nếu sự nghiêm túc đó bị coi
thường, đồng nghĩa khế ước bị vi phạm, Nhà nước phái sinh sẽ bị tiêu diệt. Điều
này hình thành nên quy luật kinh điển của nền Pháp quyền: “Nhà nước chỉ được
làm những gì pháp luật CHO PHÉP. Người dân được làm tất cả những gì pháp luật
KHÔNG CẤM!”.
Nhưng
xã hội loài người không luôn tuân theo một khuôn mẫu một cách dễ dàng. Quái
thai của một loại nhà nước là những kiểu chính thể độc tài, toàn trị. Đó là khi
đứa con hoang tưởng về sức mạnh của mình. Nó say mê quyền lực khi so sánh nó
với mỗi người dân đơn lẻ. Và khi không bị ràng buộc, nó tự hào về cơ thể tráng
kiện của mình và chắc chắn rằng, gã nông dân luộm thuộm kia không phải là cha
mẹ nó. Bằng cách áp đặt, nó bắt gã lại, hoặc giết gã đi. Những biến dị khác tạo
nên tính quái thai của các hình thái nhà nước mà quyền lực tối cao nằm trong
tay một hay một nhóm người. Và tất cả biểu hiện dễ nhận thấy là nó thường chà
đạp lên các giới hạn mà lẽ ra nó phải tôn trọng.
Quá
trình làm và sửa Hiến pháp của ViệtNamđược thực hiện bởi Đảng Cộng sản rõ ràng
là một kịch bản kinh điển của tình trạng con bức tử cha mẹ vì tin rằng không ai
đẻ ra nó ngoài nó. Một Hiến pháp không bao giờ được thực hiện bởi Quốc hội mà
không tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Hiến pháp, thêm nữa, chỉ có thể được
làm ra trên nguyên tắc thỏa thuận, nghĩa là hai bên đều được ngồi vào đàm phán
ở một vị thế ngang bằng, và hiểu rõ mình có thể được gì và mất gì trong quá
trình đó. Do vậy, việc lấy ý kiến đóng góp dựa trên một bản dự thảo “bất di bất
dịch” là điều không công bằng. Thêm nữa, không ở một quốc gia có pháp luật
thượng tôn nào mà việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện từ một nghị quyết do một
đảng cầm quyền ấn xuống, từ một nghị quyết của một quốc hội bù nhìn, và bởi một
nghị quyết của chính phủ là công cụ của chính đảng cầm quyền đó.
Đảng
phái, tự bản chất của nó, không bao giờ đại diện và đủ khả năng đại diện cho
quyền lực. Mối tương quan giữa đảng phái, chính phủ và quốc gia rõ ràng cũng
không phải là một logic hợp lý theo cách áp dụng ở ViệtNam. Và chuyện một đảng
phái đại diện cho quyền lợi của một quốc gia càng là một chuyện không tưởng và
lố bịch. Bởi vì một nguyên do thật đơn giản: có chung mục đích và quyền lợi thì
người ta mới trở thành một nhóm hoặc một đảng. Và khi được gọi là một đảng (ví
dụ Đảng Cộng sản) tự nó đã tách biệt lợi ích với phần còn lại. Có nghĩa là, cho
đến khi nó còn tên gọi, vẫn luôn luôn và song hành tồn tại các nhóm lợi ích
khác. Sự tách biệt này phản ánh xu hướng xung đột luôn luôn có thể xảy ra. Đảng
phái cũng là thứ luôn theo đuổi các lợi ích của mình, nên nếu nó sáp nhập quyền
lực nhà nước vào làm công cụ để kiếm tìm lợi ích, thì quyền lợi của các nhóm
khác tự khắc sẽ bị triệt tiêu hoặc bắt giam. Đây là sự lưu manh hóa, lợi ích
nhóm hóa quyền lực.
Như
vậy, nếu như đảng phái theo đuổi một mục tiêu lợi ích và có tham vọng riêng
biệt thì nó không thể đồng nhất với Chính phủ, và nhất là không đồng nhất với
Lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia là thứ lợi ích đảm bảo và chia sẻ cho mọi
thành viên trong quốc gia đó, bao hàm cả lợi ích của cái đảng kia. Trong bối
cảnh đó, Chính phủ luôn là một công cụ đảm bảo rằng nó duy trì được trật tự xã
hội sao cho mọi đảng phái, mọi người dân đều có một vị thế công bằng trong công
cuộc theo đuổi các lợi ích của riêng mình. Và cho đến khi cái Chính phủ được
lập ra vẫn giữ được tính trung lập (nó có thể bị chi phối bởi nhóm lợi ích lớn
nhất) trước lợi ích của các nhóm, sự vận hành của nó vẫn buộc phải tuân thủ
những giới hạn mà đại diện của quyền lực tuyệt đối (đại diện của nhân dân, là
Nghị viện hoặc Quốc hội) và bản thân sự giám sát của Xã hội dân sự (thông qua
báo chí, truyền thông tự do) đặt ra.
Thật
khó mà lý giải được tính có lý của việc áp đặt vị thế của một đảng có xu hướng
chính trị hay một nhóm lợi ích lên trên Lợi ích quốc gia. Nhưng như thế vẫn
chưa phải đã định ra một nguyên tắc chung cuộc. Vì đứa con cứ luôn hoang tưởng
rằng từ khi nó được sinh ra thì tổ tiên ông bà của nó, những người đã chết và
những kẻ đang còn sống, đều phải là nô lệ, đều bị phủ nhận bởi sức mạnh và
quyền lực của nó. Bằng mọi cách, nó thụ đắc thứ quyền lực ảo tưởng của mình với
một niềm tin bất diệt về sự vĩ đại vĩnh hằng và một tín niệm quái thai rằng chỉ
có một kẻ vĩ đại duy nhất đã sinh ra nó: Chính là Nó! Và khi nó thừa hiểu những
kẻ võ biền, những tay lái lợn và những đứa đao phủ được trao vào tay mọi quyền
lực để nhổ nước dãi quỷ dữ vào Sự thật, tất cả những gì chúng cần làm là áp
đặt.
Sự
thật về mọi đế chế được đảm bảo bởi bạo lực, tham vọng vô văn hóa đều đã tỏ
tường, cho dù khi ở đỉnh cao, chúng làm mọi cách để thể hiện sự bất diệt và vĩ
đại. Và trên thực tế, chẳng cần là người ham bàn luận hay uyên thâm lý thuyết
mới có thể nhận ra giữa một xã hội vô luật và một quy định cho phép công an trở
thành trang bị của chính quyền được phép bắn dân tùy tiện là một mối liên hệ
Nhân-Quả. Chỉ có điều, nếu dự định này được chuẩn y, con quỷ dữ sẽ được khoác
thêm áo giáp. Ai dám đảm bảo rằng mỗi khi những kẻ mặc áo đeo sao kia bắn một
người bất kỳ là lúc chúng đang thi hành công vụ? Ai sẽ đứng ra làm trọng tài
cho những cuộc tranh cãi giữa lẽ phải của những người dân bị buộc phải phản
kháng như hoàn cảnh của những người nông dân lấn biển mở đất ở Tiên Lãng? Và phải
chăng, Đảng quyết định trang bị cho lực lượng tự xưng “còn Đảng còn mình”,
“tuyệt đối trung thành với Đảng” siêu quyền đồ sát, vượt trên cả bộ máy tư
pháp, tòa án, công tố để kết tội chết cho tất cả người dân và tuyên chiến với
lợi ích quốc gia, dân tộc?
H.
A.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment