Trần
Ngọc Thạch
18/03/2013
Tưởng
cũng không cũ khi nhắc lại luận cứ của Francis Fukuyama, cách đây hơn 23 năm,
trong bài tiểu luận The End of History (Sự cáo chung của lịch sử) đăng
trên tạp chí The National Interest (Hoa Kỳ) mùa hè năm 1989, trước khi
sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ: “Điều chúng ta đang chứng kiến có thể không
phải chỉ là sự chấm dứt của chiến tranh lạnh, hay sự trôi qua của một thời kỳ
lịch sử hậu chiến nhất định, mà là sự chấm dứt của chính lịch sử: có nghĩa,
điểm cuối của quá trình tiến hóa trong hệ ý thức của nhân loại và sự phổ quát
của mô hình dân chủ tự do Tây phương như hình thức chính quyền cuối cùng của
con người.”[1]
“What
we may be witnessing is not just the end of the Cold War, or the passing of a
particular period of post-war history, but the end of history as such: that is,
the end point of mankind’s ideological evolution and the universalization of
Western liberal democracy as the final form of human government.” (The end of
history)
Luận
điểm trên đã tạo ra làn sóng tranh luận toàn cầu kéo dài trong một thời gian
sau khi bài báo phát hành. Tôi không có ý định chứng minh lại tính thực tiễn
của nó, chỉ có điều, không lạm bàn mà chỉ tìm hiểu ‘sự thật’ của vấn đề ‘trào
lưu dân chủ’ trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay.
Các hình thái kinh
tế-xã hội loài người trong lịch sử
Xét
sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội loài người trong lịch
sử hình thành của nó, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, tôi thử ‘cô
đọng’ lại tiến trình lịch sử trong hình trên, bỏ qua sự phát triển không đồng
đều của các châu lục, các nền văn minh khu vực… với giả định rằng sự phát triển
của nó ‘phẳng’ theo không gian hai chiều: xã hội loài người phát triển tịnh
tiến dựa trên sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và dựa trên sự tổng hòa của
các nền văn minh riêng lẻ hoặc có sự giao thoa các khu vực và châu lục.
Bản đồ thể hiện các
nước hiện tại (2010) theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Gồm có CHND Trung Hoa, Cuba,
Lào, Việt Nam, và CHDCND Triều Tiên. Cyprus và Nepal không có trên bản đồ.
Theo
biểu đồ trên, sự phát triển xã hội loài người tại các châu lục có vẻ tương đồng
cho đến thời kỳ xã hội phong kiến. Tôi gặp chút rắc rối khi ‘trải ngang’ theo
thứ tự thời gian các hình thái kinh tế – xã hội phát triển từ thấp đến cao, mà
theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn
phát triển cao nhất của xã hội loài người (?). Trên thực tế, khối các nước theo
chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ còn 7 quốc gia vào năm 2010, chiếm 0,3%[2] !(xem
hình trên).
Như
vậy, xét về tính phổ quát, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã giảm hẳn về qui mô và
số lượng, và đã không còn chứng tỏ tính ưu việt của nó trong xã hội hiện đại
ngày nay. (Riêng mô hình ‘chắp vá’ của Trung Quốc là trường hợp cá biệt còn
phải tranh luận. Thời gian sẽ sớm có câu trả lời). Điều này chứng tỏ một dạng
hình thái kinh tế – xã hội khác tiên tiến hơn đã hình thành, trên nền tảng kế
thừa những đặc điểm ưu trội của hai hệ thống xã hội tư bàn & xã hội xã hội
chủ nghĩa, đó là xã hội dân chủ hay dân
chủ – cộng hòa. Nói đúng hơn, chế độ dân chủ – cộng hòa là sự thay thế phù
hợp của chế độ TBCN dưới tác động của sự cạnh tranh gay gắt của chế độ xã hội
chủ nghĩa và của xu thế ‘dân chủ hóa’ trong xã hội hiện đại.
Xếp hạng “Chỉ số tự
do” của tổ chức Freedom House
Theo
công bố hàng năm của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà Tự do) – là một tổ chức
‘quyền con người’ phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân
chủ hóa toàn cầu – cho biết năm 2012 chỉ còn 45 quốc gia (chiếm 23%) trên thế
giới có nền chính trị ‘phi dân chủ’, tập trung ở châu Á, Trung Đông và châu Phi
[3] (xem hình).
Quy luật phát triển
xã hội loài người theo chiểu xoáy trôn ốc, dưới tác động của những cuộc cách
mạng về KHKT & kinh tế
Với
thực tiễn trên, để làm rõ qui luật phát triển khách quan tôi trình bày các hình
thái kinh tế – xã hội theo biểu đồ phát triển hình trôn ốc, chuyển đổi nhanh
trong vòng vài thế kỷ dưới tác động ‘bước ngoặt’ của các cuộc cách mạng tư
sản (từ thế kỷ 17-19) tại Tây Âu và Bắc Mỹ, cách mạng xã hội chủ nghĩa
của khối Đông Âu bắt nguồn từ Cách mạng tháng 10 Nga (đầu thế kỷ 20) và các
cuộc cách mạng bất bạo động hay cách mạng hòa bình (thực chất là các cuộc cách
mạng dân chủ và độc lập dân tộc) từ Mùa Xuân Praha 1968 đến năm 1989
tại Đức, các nước Đông Âu, và năm 1991 tại Liên Xô. Những cuộc nổi dậy này đã
kéo theo sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa, dẫn đến tuyên bố kết thúc Chiến
tranh Lạnh[4].
Vòng xoáy quyền lực.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng
Cuộc cách mạng dân
chủ vẫn không ngừng tiếp diễn với cuộc trỗi dậy “Mùa Xuân Ả rập” tháng 1
năm 2011, khởi đầu từ Tunisia lan sang các nước Ả rập và gần đây là quá trình
cải cách dân chủ ‘tự nguyện’ của Tổng thống Thein Sein tại Myanmar. Như vậy, ‘Dân chủ’ có thể gọi
là “hình thức nhà nước cuối cùng” – theo qui luật tiến hóa lịch sử khách quan –
đã chứng tỏ sự tiên tiến của nó với sự hiện diện rộng khắp toàn cầu ngày nay.
Đánh
giá về sự đổ vỡ của Liên bang Xô Viết (và, có lẽ, vai trò lịch sử của các cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung). Tổng thống Putin đã chỉ dẫn một câu nói
nổi tiếng: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương
tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc.”[5]
Nguyên
nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mọi cuộc cách mạng, theo tôi,
ngoài yếu tố quản trị yếu kém dẫn đến nền kinh tế sa sút, còn nằm ở vấn đề độc
quyền về quyền lực (chuyên quyền). Sự ‘độc quyền tuyệt đối’ thường
dẫn đến sự ‘tha hóa tuyệt đối’ của chính quyền mới khi xã hội không tồn tại một
cơ chế nào cho sự kiểm soát hay khắc chế quyền lực hữu hiệu; cuối cùng điều này
sẽ dẫn đến sự trì trệ về kinh tế và suy thoái về chính trị. Đó cũng là lý do mà
nền chính trị dân chủ, trong đó “thừa nhận nhân
dân là nguồn gốc của quyền lực, thông
qua một hệ thống bầu cử tự do” và một
nhà nước pháp quyền theo mô hình tam quyền phân lập đã khẳng định một thể
chế mà “mọi công dân đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và
được hưởng các quyền tự do được thừa nhận rộng rãi.”[6]
Biểu đồ : So sánh Chỉ
số GDP/đầu người & Chỉ số “Tự Do”
Để
minh chứng cho làn sóng ‘dân chủ hóa’ toàn cầu ngày nay, tổ chức Freedom House
chỉ ra mức độ tương quan giữa mức độ tự do (dân chủ) của mỗi quốc gia và sự
giàu có của nó qua biểu đồ so sánh năm 2010 (các nước có ‘chỉ số tự do’ từ 1 –
2,5 thì được coi là ‘tự do’, từ 3 – 5 là ‘tự do một phần’ và từ 5,5 – 7 là
‘không có tự do’)[7].
Ngoại
trừ 9 nước xuất khẩu dầu lửa và Singapore là những ngoại lệ, biểu đồ cho thấy
đa số các nước có GDP/đầu người lớn hơn 10.000 USD thường có chỉ số tự do ≤
2,5; còn các nước có chỉ số tự do ≥ 5,5 thường nằm ở mức có chỉ số GDP/đầu
người ít hơn 3.000 USD. Lẽ dĩ nhiên, không một người dân nào mong muốn sống
trong một đất nước kém phát triển chỉ vì thiếu dân chủ.
Khách
quan mà nói, một xã hội dân chủ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho
mọi đối tượng, thúc đẩy sự sáng tạo cũng như thừa nhận sự khác biệt ở mỗi cá
nhân trong cộng đồng. “Dân chủ là thể
thức mà ở đó người dân có khả năng tham gia quyết định các chính sách của một
quốc gia hay tham gia thành lập bộ máy nhà nước thông qua bầu cử.”[8]
Do vậy sẽ kích thích sự năng động cũng như tính trách nhiệm của chính phủ trong
việc điều hành, giúp đất nước nhanh chóng phát triển. Thường thì tiến trình dân
chủ sẽ đến nhanh hơn với các quốc gia có trình độ dân trí cao, có nền khoa
học-kỹ thuật phát triển. Nhưng ‘dân chủ’ (quyền lực của nhân dân, theo
tiếng Hy lạp) đã hình thành sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN
tại Anthena.[9]
Từ
80 nhà nước dân chủ những năm 1970, sau hơn 40 năm đã hình thành 149 nhà nước
dân chủ/dân chủ-cộng hòa cho thấy xu thế ‘dân chủ hóa’ đang bước vào mọi ngỏ
ngách các quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, thể chế dân chủ cũng tồn tại những
mặt trái của nó ở một số quốc gia, nhưng giải pháp mà nhà nước chọn lựa sẽ mang
tính quyết định, nó có thể ngăn cản trong tuyệt vọng hay tiếp sức cho xã hội
phát triển theo qui luật tự nhiên. Trên hết, các nhà lãnh đạo cần nhìn nhận xu
thế và ‘dũng cảm chia sẻ quyền lực’ với nhân dân, vì lợi ích của chính dân tộc
mình. Không gì khác ngoài ‘lợi ích dân tộc’!
T.
N. T.
Tham
khảo
[1]:
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/FrancisFukuyama.htm
– Francis Fukuyama: Lý thuyết về Nhà Nước hay Từ chuyên chế đến dân chủ, Nguyễn
Trường đăng ngày 01/08/2011 trên VietSciences; & “The End Of History” –
Francis Fukuyama.
[2],
[4], [6], [8] & [9]: Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia: “Các hình thái kinh
tế-xã hội”, “Tư bản chủ nghĩa”, “Hệ thống XHCN”, “CM bất bạo động”, “Dân chủ”
& “Dân chủ Cộng hòa”…
[3]
& [7]: www.freedomhouse.org;
hoặc http://vi.wikipedia.org/wiki/Freedom_House ; http://freedomchina.blogspot.com/2010/10/freedom-map-of-world.html
[5]:
http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukienbinhluan/2007/1/60858.cand
: Tổng thống Putin đánh giá về sự giải thể của Liên Xô, Nguyễn Hoà (theo Prada)
ngày 15/01/2007.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment