Wednesday 26 April 2023

DƯƠNG THU HƯƠNG : CUỘC DẤN THÂN KHÔNG NGƯNG NGHỈ (Nguyễn Thị Thanh Bình)

 



 

NỘI DUNG :

 

Dương Thu Hương: Cuộc dấn thân không ngưng nghỉ

Nguyễn Thị Thanh Bình

.

Văn Dương Thu Hương

Lại Nguyên Ân

.

Dư luận trên mạng về tác phẩm của Dương Thu Hương

Hoàng Hưng dịch nhanh

 

=================================================

 

Dương Thu Hương: Cuộc dấn thân không ngưng nghỉ

Nguyễn Thị Thanh Bình

24 Tháng Tư, 2023

http://vanviet.info/van/duong-thu-huong-cuoc-dan-thn-khng-ngung-nghi/

 

Cứ đến mỗi Tháng Tư, đâu đó chúng ta vẫn nhắc lại hình ảnh nhà văn Dương Thu Hương ngồi khóc bên lề đường SG, vì chợt nhận ra một sự thật phũ phàng khi ‘nền văn minh đã thua chế độ man rợ’.

 

Bây giờ cũng còn là Tháng Tư, và nhà văn dám ăn dám nói dám viết ấy vừa được thế giới vinh danh một giải thưởng cao quý nhất của cuộc đời văn nghiệp mình: giải Cino Del Dura. Mười bốn năm trước, chính Dương Thu Hương cũng đã được trao tặng Huân chương Chevalier de L’Ordre des Arts et des Letters.

 

Và có lẽ lúc này hơn bao giờ hết, niềm hy vọng càng đậm nét về một nhà văn dũng cảm đã dấn thân trọn vẹn trong nhiều nghĩa văn chương đích thực sống và viết như Dương Thu Hương sẽ mang về cho Việt Nam Giải Nobel Văn Chương đầu tiên. Đúng như ước nguyện hôm nào của ngài Nguyễn Xuân Phúc chăng.

 

Cho dẫu phát ngôn của ông ấy không hề dựa trên sự phấn khích, phấn khởi, phấn chấn của giới cầm bút trong nước về tự do sáng tác, đẩy mạnh khâu dịch thuật và xuất bản không qua máy chém kiểm duyệt…

 

Dĩ nhiên với một nhà văn lưu vong, đang ẩn tích giang hồ để cắm cổ cắm đầu viết, và đã có khá nhiều tiểu thuyết được dịch sang tiếng Pháp tiếng Anh… như Dương Thu Hương, hoặc mai kia mốt nọ như Thuận, Phạm Thị Hoài… thì người Việt chúng ta sẽ có dịp hãnh diện ‘nguồn cội’ của mình biết mấy.

 

Khỏi ‘théc méc’ như vụ tài tử đoạt giải Oscar ‘người Việt gốc Hoa’ Quan Kế Huy cho mệt.

Riêng tôi cũng thật tình muốn gởi bó hoa đẹp nhất chúc mừng nhà văn của Những Thiên Đường Mù Dương Thu Hương.

 

Chỉ thêm một điều nho nhỏ về chị, vì còn nhớ có lần tôi được hỏi chuyện với nhà báo Đinh Quang Anh Thái, là người đã có nhiều cơ hội phỏng vấn Dương Thu Hương thì dường như ở ngoài đời, Dương Thu Hương cũng rất lịch sự, tế nhị, hiền hoà, và hẳn nhiên không như những lời đồn thổi là ‘chị ấy rất đanh đá cá cơm’. Anh ấy cũng có nói là trong cuộc hẹn phỏng vấn nếu có vụ cà phê cà pháo, thì Dương Thu Hương không bao giờ cho ai được phép đãi đằng mình, và theo tôi, dĩ nhiên chị ấy là người đàn bà cá tính có hạng.

 

Nhất là trong văn chương và chính trị, tiếng nói của Dương Thu Hương luôn vững chãi, mạnh mẽ, trung thực.

 

Và có lẽ nhờ vậy, Dương Thu Hương đã có khả năng xoá bỏ được nhiều lằn ranh, để tiến xa hơn, xứng đáng là một nhà văn phản tỉnh có tầm vóc.

.

================================================

.

.

Văn Dương Thu Hương

Lại Nguyên Ân

24 Tháng Tư, 2023

http://vanviet.info/van/van-duong-thu-huong/

 

Đây là đoạn trích bài Mấy nhận xét về một số tác giả văn xuôi lứa “tứ tuần” (viết 1985, tham luận gửi Hội nghị những người viết văn trẻ, 1985) nói về thời kỳ Dương Thu Hương mới xuất hiện trong làng văn Việt Nam ít lâu.

 

[…] Nếu Nguyễn Mạnh Tuấn bạo nói những chuyện tiêu cực trong quản lý sản xuất và tổ chức xã hội, thì Dương Thu Hương cũng bạo nói không kém, nhưng là trong những chuyện đời thường, những quan hệ thế sự thông thường. Hương viết khỏe và táo bạo, không sợ thô, không sợ trơ. Văn xuôi Hương như là muốn lật tẩy sự đạo mạo.

 

Cảm quan nổi bật ở văn xuôi này là: trong đời thường, con người ta không hoàn thiện, con người ta rất dễ thay đổi, mà lại hay thay đổi theo hướng xấu đi; quan hệ con người, nhất là quan hệ yêu đương, vợ chồng, – là không bền chặt, từ đó ít nhiều toát ra cảm giác thất vọng trước tình trạng đạo đức và nhân cách hiện tại.

 

Có thể nói sau một thời gian dài các cây bút văn xuôi các cỡ thi nhau nói hay nói tốt về con người cùng thời thì giọng Dương Thu Hương xuất hiện như là báo hiệu một cách nói khác, một giác độ nhìn khác. Thử nhìn thử nói khía cạnh xấu của người đời bằng tiếng Việt, bằng văn chương xem có được không? – Văn xuôi này như muốn thử làm theo hướng đó. Chẳng hạn, để tả vẻ kệch cỡm ở một người nào đó trong đời thường, một người đàn ông chẳng hạn, Hương đã thể hiện người đó qua cảm nhận của người đàn bà đã hết yêu anh ta, đã ngán anh ta. Tâm lý thất vọng, “tâm lý ngoại tình”, ở đây, thành một phương tiện. Đặt dưới cái nhìn của người đàn bà đã ngán chồng mình thì từ đôi bàn tay, cái gáy, cho đến các thói quen thông thường của người đó đều bị “lạ hóa” trước độc giả, nó trở nên “biểu cảm” theo hướng gợi ra sự nhờm tởm.

 

Nhưng nếu bảo văn xuôi Hương “nói xấu” người ta thì sẽ không đúng. Cái chính, theo tôi, là văn xuôi Hương đi vào dòng tâm lý-sinh hoạt, thậm chí vào dòng tâm lý-đạo đức. Là vì sự phê phán này đưa tới những yêu cầu cao hơn về nhân cách, phẩm giá của mỗi con người, chẳng những trong công việc, công tác, mà còn cả trong sinh hoạt, trong mọi quan hệ đời thường.

 

Trong văn xuôi Dương Thu Hương, dù sặc sỡ, táo tợn, vẫn âm ỷ một giọng buồn nhớ quá khứ, nhớ một thời đẹp đẽ nào đó: một thời thơ ấu thần tiên, một người yêu cũ đẹp đẽ trong mối tình cũ đẹp đẽ… Chép một đoạn cho cụ thể (tuy đây là tình cờ lật trang mà thấy, vì giọng điệu này không hiếm trong các truyện):

 

“Cái ngày xưa, cuộc sống mới thật là cuộc sống… Trong ánh mắt cô, tôi tìm thấy bóng dáng những cơn mưa thời thơ ấu. Những con mưa như không phải là mưa mà là cuộc vui bất tận tràn trề. Chúng gieo trong tim ta những âm thanh dạt dào và những màu sắc lung linh huyền ảo. Chúng lưu lại trong tâm hồn ta làn hơi nước mát trong. Và nhờ đó, ta thấy lại ngọn khói xanh, vị cá nướng ngon lành, chân trời mùa thu trong như mời mọc… Những con cá tự tay ta vớt lên dưới hồ, đó là hạnh phúc…” (“Chuyện một cô gái”).

 

Đến chỗ này thì có thể thấy văn xuôi Hương cũng có hơi hướng văn xuôi Paustovsky qua sự diễn đạt lại trong tiếng Việt của Vũ Thư Hiên cũng như qua cách cảm nhận và làm lại ở văn sáng tác của Đỗ Chu.

 

Nhưng phải nói, văn Đỗ Chu và văn Dương Thu Hương là hai dòng ngược chiều nhau. Văn xuôi Chu thì làm cho người ta tin rằng có thể tìm ra, – trên đường lang bạt của công tác, của chiến đấu – những chỗ ấm cúng, có thể tìm ra hoặc tạo ra sự thân tình giữa những người dưng, do những run rủi tốt đẹp, những ngẫu nhiên may mắn trên đường đời. Văn xuôi Hương thì cho người ta cái cảm tưởng chỉ có hạnh phúc ở sự nhớ về một kỷ niệm đã qua. Thật ra, trong văn xuôi Hương cũng ngầm chứa cái yêu cầu “đời phải như một cuộc vui bất tận, tràn trề”, nhưng nhìn vào hiện tại thì không thấy sự vui ấy, nó đành nói cái buồn để đòi hỏi cái vui. Và nhân thể, nhưng quan trọng, là đòi hỏi sự trong sáng, thanh cao, chính trực trong nhân cách mỗi con người, trong các quan hệ con người. […]

 

• Lại Nguyên Ân, “Mấy nhận xét về một số tác giả văn xuôi lứa “tứ tuần” (tham luận gửi Hội nghị nhà văn trẻ, 1985, tài liệu đánh máy, chưa tìm thấy bản thảo)

 

• Theo sách: “VĂN HỌC 1975-1985, TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬN”, [mục dư luận về “Những bông bần ly”, tập truyện ngắn, Dương Thu Hương, Nxb. Tác Phẩm Mới, Hanoi, 1981], Nxb. Hội Nhà văn, H., 1997, tr. 120-122.

.

=================================================

.

.

Dư luận trên mạng về tác phẩm của Dương Thu Hương

Hoàng Hưng dịch nhanh

24 Tháng Tư, 2023

http://vanviet.info/van-de-hom-nay/du-luan-trn-mang-ve-tc-pham-cua-duong-thu-huong/

 

Chốn vắng của Dương Thu Hương

 

Bản tiếng Pháp (Terre des oublis của Phan Huy Đường) là một thành công ở Pháp (gần 200.000 bản phát hành, giải thưởng của báo Elle, tái bản trong các bộ sách Le Livre de Poche, Robert Laffont, …) tiếp theo là các bản dịch xuất bản ở Mỹ (bản tiếng Anh No Man’s Land của Nina McPherson) ở Ý và Tây Ban Nha.

 

● Nhiều phẩm chất được ca ngợi, nổi bật là về sự thể hiện sinh động tâm lý xã hội Việt Nam thời hậu chiến và sự quyến rũ của bút pháp

 

“Một sự đột nhập lôi cuốn vào lãnh thổ ít người biết: chấn thương gây ra bởi cuộc chiến tranh Việt Nam đối với những người chiến thắng”

 

"A fascinating foray into little-charted territory: the trauma wrought by the Vietnam War on its ‘winners’."

 

(Kirkus Reviews)

 

.

• “Hương gợi lên vẻ đẹp của xứ sở, những truyền thống Việt Nam xưa, và những tiết tấu phi thời gian của đời sống hàng ngày, đối âm với những bi kịch của sự đàn áp và chiến tranh.

Chia sẻ những tâm sự đau khổ của mỗi nhân vật bị mắc vào cái mạng thắt nghẹt của tuyệt vọng, bổn phận, ham muốn, cảm thương, và giận dữ, Hương dẫn một câu chuyện quyến rũ, chính xác về chi tiết và có tầm rộng lớn. Một cuốn tiểu thuyết làm ta say đắm, phân tích một cách sắc sảo bản chất của chiến tranh và hòa bình, sự nghèo nàn và giàu có về vật chất và tinh thần, cái tôi và cộng đồng, sự cưỡng bức và tình yêu”

 

Huong evokes the beauty of the land, Vietnam’s ancient traditions, and the timeless rhythms of daily life in counterpoint to the tragedies of communist oppression and war.

Privy to the anguished thoughts of each character caught in this strangling web of desperation, duty, sacrifice, desire, compassion, and rage, Huong spins a captivating tale precise in details and grand in scope. A ravishing novel that exquisitely parses the nature of war and peace, material and spiritual poverty and wealth, self and community, coercion and love.

 

Donna Seaman (Booklist _ American Library Association)

 

.

• “Đó là một cuốn tiểu thuyết cao cả với bút pháp thơ, trộn lẫn nhục cảm với sự tàn bạo trong những miêu tả lộng lẫy đầy màu sắc và mùi hương. Người đọc không thể không bị chao đảo, chói lóa sau khi đọc nó”

 

C’est un sublime roman à l’écriture poétique mêlant la sensualité et la cruauté dans de somptueuses descriptions remplies de couleurs et d’odeurs. Le lecteur ne peut qu’en sortir ébloui, chaviré

 

(Florinette, Aquitaine, Pháp)

 

.

• Những trang đẹp nhất mà tôi đã được đọc về tình yêu, dục vọng, sự chia ly, nỗi đau, tình bạn, lòng chung thuỷ. Tấn bi kịch tam giác giữa Miên, thiếu phụ một làng quê Việt, người chồng hiện tại Hoan mà chị yêu và Bôn, người chồng trước mà mọi người ngỡ đã chết trong chiến tranh, là sự khai thác những tình cảm nhân bản thuần khiết…

 

Tấn kịch tâm lý được trang điểm tinh tế bằng những miêu tả thi vị và mãnh liệt trộn lẫn sắc màu, hương, vị. Tất cả, giống như luân phiên ánh sáng và nỗi đau trong tinh thần các nhân vật, người đọc luân phiên chiêm ngắm những phong cảnh tuyệt vời của thiên nhiên và làng quê hay chìm đắm trong rừng rậm với Bôn khi anh gợi lại những kỷ niệm điên loạn về chiến tranh.

 

Il s’agit des plus belles pages que j’ai lues sur l’amour, le désir, la séparation, la souffrance, l’amitié, la fidélité. Cette tragédie triangulaire entre Mien, jeune femme d’un village vietnamien, Hoan son mari actuel qu’elle aime et Bôn son premier mari qu’on croyait mort pendant la guerre est une exploration des sentiments humains à l’état pur…

 

Le drame psychologique est subtilement décoré par des descriptions poétiques et vigoureuses où se mêlent couleur, saveur, odeur. Tout comme alternent la lumière et la souffrance dans l’esprit des personnages, le lecteur contemple alternativement de superbes paysages de nature et de villages ou bien se fait engloutir dans la jungle avec Bôn qui évoque ses souvenirs déments de la guerre.

 

(Romur, Pháp – Amazon.com)

 

.

• Một trong những cuốn sách hay nhất mà tôi đã đọc những năm mới đây

Tiểu thuyết mới nhất của Dương Thu Hương: Chốn vắng, được giải Femina trong mục “sách nước ngoài”.

 

Cái mặt đường lớn này (dễ đọc, văn viết biết giữ cho giản dị) đã đưa chúng ta đi xa đến nơi đó nhờ sức mạnh khơi gợi tiếng động, mùi, màu, hương vị… ta khám phá ra mọi chi tiết đẹp như tranh vẽ của đời thường trong làng quê một nước Việt Nam hậu chiến.

 

Giống như trong phần lớn các tiểu thuyết châu Á nói nhiều đến thức ăn và ta bị cuốn theo tất cả những hình ảnh ngon lành ấy, ta ngấu nghiến cuốn sách như một cuốn tiểu thuyết trinh thám.

 

Un des plus beaux livres lus ces dernières années

 

Dernier roman de la vietnamienne Duong Thu Huong : Terre des oublis, qui avait été repéré dans la sélection "étranger" du prix Femina.

 

Ce gros pavé (qui se lit facilement, l’écriture sait rester simple) nous a emporté loin là-bas grâce à la puissance de ses évocations : bruits, odeurs, couleurs, saveurs, … on découvre tous les détails pittoresques de la vie quotidienne des villages de ce Viêt Nam de l’immédiat après-guerre.

 

Comme dans la plupart des romans asiatiques on y parle beaucoup de nourritures et porté par toutes ces images savoureuses, on dévore le bouquin comme un polar.

 

(BMR, Pháp – Amazon.com)

 

Đọc Chốn vắng trên mạng ở đây: http://yeuvannghe.blogspot.com/…/chon-vang-tac-gia…

 

                                                             ***

 

Thiên đường mù của Dương Thu Hương (bản dịch tiếng Anh Paradise of the Blind của Nina McPherson):

 

Được chọn trong “500 cuốn sách lớn của tác giả nữ”:

 

.

● Sự hấp dẫn của “xứ lạ” và hiện thực xã hội:

 

“Cuốn sách thể hiện được vẻ đẹp lớn lao và những sự thú vị đầy ấn tượng của xứ sở độc đáo này, cũng như sự xuống cấp và hiện thực ảm đạm của thời hậu nội chiến”

 

The book captures the enormous beauty and sensory delights of this unique land, as well as the degradation and grim realities of the post-civil-war period.

 

(School Library Journal)

 

.

● Nổi bật là sự thể hiện đặc sắc văn hóa Việt Nam:

 

“… một chuyện kể giàu chi tiết và không định kiến. Tác giả… miêu tả sự phức tạp của văn hóa Việt Nam – sự trung thành với gia đình và tổ tiên, giá trị biểu trưng của thức ăn, sự phân biệt giai cấp và cảm giác luôn luôn tuyệt vọng trộn lẫn với lòng tự hào”

 

… a narrative rich in detail and free of cliche. The author, who lives with her children in Hanoi, depicts the complexity of Vietnamese culture–the allegiance to family and ancestors, the symbolic value of food, class distinctions and the continuing sense of desperation mingled with pride.

 

(Publishers Weekly)

 

.

“Qua con mắt của Hằng, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của những ràng buộc gia đình và hiểu được vai trò của thực phẩm, nghi lễ và sự thờ cúng tổ tiên trong xã hội Việt Nam. Chúng ta cảm nhận nỗi khổ đau của người phụ nữ sống trong một xã hội nam quyền, ở đó họ chỉ ngang hàng với đầy tớ”

 

Through Hang’s eyes we perceive the importance of family ties and understand the role that food, ritual, and ancestor worship play in Vietnamese society. We see the Communist legacy as relatives and friends turn on one another in an effort to become the "king of the mountain," and we feel the pain of women living in a male-dominated society where they are on equal footing only with servants. Highly recommended for Asian studies and women’s studies collections.

 

(Library Journal)

 

http://vanviet.info/wp-content/uploads/2023/04/image_thumb13.png

Bìa sách “Chốn Vắng”

 

http://vanviet.info/wp-content/uploads/2023/04/image_thumb14.png

Bìa sách Paradise of the Blind    No Man’s Land

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats