Saturday 28 November 2020

BIDEN PHÒ TRUNG QUỐC? (David Leonhardt - The New York Times)

 


Biden phò Trung Quốc?

David Leonhardt  -  The New York Times   

Người dịch: May H.

28/11/2020

https://www.the-interpreter.org/post/biden-va-trung-quoc-nhung-dieu-can-biet

 

Translated from New York Times article Biden and China

 

Biden và Trung Quốc - những điều cần biết.

 

David Leonhardt, ngày 25 tháng 11, 2020

 

https://static.wixstatic.com/media/24d15c_80bdd1f552184943b75d2be3adbe3434~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/24d15c_80bdd1f552184943b75d2be3adbe3434~mv2.webp

Joe Biden gặp Xi Jinping tại Beijing vào năm 2011. Peter Parks/Agence France-Presse — Getty Images

 

                                                    ***

 

Những vị tổng thống trước Donald Trump đều có cái nhìn khá tích cực về Trung Quốc. Barack Obama, Bill Clinton và hai cha con Bush đều cố gắng hội nhập Trung Quốc vào nền kinh tế và hệ thống chính trị toàn cầu. Họ tin rằng làm như vậy có thể thuyết phục Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế và trở nên dân chủ hơn.

 

Chiến lược này phần lớn đã thất bại.

 

Trung Quốc đã sử dụng quyền tiếp cận các thị trường trên thế giới để trở nên giàu có hơn theo cách riêng của nó. Trung Quốc từ chối nhiều quy tắc quốc tế - ví dụ như luật sở hữu trí tuệ - trong khi lại trở nên độc đoán hơn trong nước. Như một câu chuyện gần đây tờ báo Times cho biết, Trung Quốc đã áp dụng “các chính sách ngày càng hung hăng và đôi khi có tính trừng phạt để buộc các nước phải chơi theo luật của mình”.

 

Trump không phải là người thân cận với các vấn đề quốc tế, nhưng rõ ràng ông đã nắm bắt được tham vọng của Trung Quốc theo nhiều cách mà những người tiền nhiệm của ông không làm được. Ông coi Trung Quốc gần như là: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất với Mỹ kể từ thời Liên Xô.

 

Chính sách Trung Quốc của Trump vẫn có một điểm yếu khác, trong mắt nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao nước ngoài. Ông gây thù chuốc oán với các đồng minh mang cùng mối âu lo về sự trỗi dậy của Trung Quốc, thay vì xây dựng liên minh với Nhật Bản, châu Âu, Úc và các nước khác. Như Keyu Jin, một nhà kinh tế Trung Quốc tại Đại học Kinh tế London, đã viết, Trump là "một món quà chiến lược" cho Trung Quốc.

 

Chẳng bao lâu nữa, sẽ đến lượt Joe Biden - để xem liệu ông ấy có thể quản lý Trung Quốc hiệu quả hơn những vị tổng thống tiền nhiệm hay không. (Tuần này, Biden đã giới thiệu đội ngũ chính sách đối ngoại của mình.)

 

Chính quyền của ông Biden có thể sẽ có cách tiếp cận khác với Trung Quốc. Về những mặt khác, như biến đổi khí hậu và hệ thống y tế, Biden sẽ cố gắng đảo ngược các chính sách của Trump. Về Trung Quốc, Biden thay vào đó dường như đã chấp nhận chẩn đoán cơ bản từ Trump, nhưng sẽ cố gắng tìm kiếm một phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Lời phê bình của đội ngũ Biden đối với chính sách Trung Quốc hiện tại là về “Phương thức thay vì kết quả”, Walter Russell Mead viết trong một bài báo trên Tạp chí Phố Wall.

Biden và các phụ tá của ông đã báo hiệu rằng họ sẽ không quay lại chính sách hão huyền trước thời Trump đối với Trung Quốc (mặc dù một số người trong số họ đã giúp định hình chính sách này trong chính quyền Obama). "Hoa Kỳ cần phải cứng rắn với Trung Quốc", Biden viết trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng Một.

 

Để làm được như vậy, họ sẽ sử dụng ngoại giao. Antony Blinken, lựa chọn cho chiếc ghế ngoại trưởng của Biden, cho biết vào mùa hè này: “Chúng ta đang cạnh tranh với Trung Quốc… Chúng ta cần tập hợp các đồng minh và đối tác của mình thay vì xa lánh họ để đối phó với một số thách thức mà Trung Quốc sẽ đặt ra”. Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia tương lai, cùng với nhà sử học Hal Brands đã viết rằng, cách để kiểm soát việc Trung Quốc thể hiện “tham vọng siêu cường” và duy trì được vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ là phải chấm dứt “quỹ đạo hiện tại của sự tự phá hoại”.

 

Trong phát biểu về những vị trí vừa được bổ nhiệm, Biden cho biết, "Họ thể hiện được niềm tin cốt lõi của tôi rằng nước Mỹ mạnh nhất chỉ khi sánh bước cùng đồng minh."

Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là tạo ra nhiều thỏa thuận hơn về việc hạn chế sử dụng công nghệ đến từ Trung Quốc, như Huawei. Điều đó có thể mang ý nghĩa là tạo ra các liên minh kinh tế chỉ đầu tư vào các nước đang phát triển nếu họ đồng ý tôn trọng sở hữu trí tuệ và nhân quyền - và cố gắng cô lập Trung Quốc trong quá trình này.

 

Mục tiêu lớn hơn là làm cho các quốc gia khác tin rằng Hoa Kỳ không còn đơn độc. Michael Green, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói với tôi: “Câu chuyện về châu Á, Mỹ đã đứng ngoài cuộc chơi”.

 

Người dịch: May H.

Biên tập: Cookie Duong

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats