NỘI DUNG TRANG TIN
NÀY GỒM 3 PHẦN :
Tản
mạn chuyện Mai Khôi và lá Cờ Vàng
(Thạch Đạt Lang)
Vì sao lại sợ cờ vàng? (Bùi
văn Phú)
Thư ngỏ gởi
ca sĩ Mai Khôi (Lâm Bình Duy Nhiên)
*
*
Thạch Đạt Lang
Posted
by adminbasam on 14/01/2017
Trong
gần một tuần lễ vừa qua, tôi nhận được hơn 20 email nói về chuyện cô ca sĩ Mai
Khôi dị ứng với lá cờ vàng trong một buổi trình diễn nhạc thính phòng tại
Washington D.C vào ngày 08.01.2016, đó là chưa kể đến cũng khoảng 20 status đọc
trên facebook.
Đa
số các email cũng như bình luận trên Facebook lên tiếng phê bình, chỉ trích
thái độ của Mai Khôi và cách hành xử của ban tổ chức buổi nhạc thính phòng là
nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình và xướng ngôn viên Thanh Trúc của đài RFA, SBTN.
Mai
Khôi, sinh năm 1983, tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi, sau đó đã viết một lời bầy
tỏ ý kiến (status) của mình trên Facebook, chính lời bầy tỏ này đã khiến cô bị
ném đá dữ dội hơn trước, khi video về buổi trình diễn ở Washington D.C được phổ
biến trên mạng. Đa số những phê phán, đã kích thái độ của Mai Khôi xuất phát từ
hải ngoại, nhưng cũng có một số ở trong nước. Mai Khôi sau đó đã xóa những ý kiến
phản cảm của mình trên Facebook về lá cờ vàng và nguyên nhân thất trận của miền
Nam, đồng thời chính thức viết status xin lỗi đã làm phiền lòng
nhiều người.
Phê
bình, chỉ trích thái độ, lời nói, cách ứng xử thiếu văn hóa, kém hiểu biết là
chuyện cần phải có, nhưng vấn đề được đặt ra phải nói như thế nào để có tác dụng,
người nghe cảm thấy thấm? Chửi bới, vu khống, chụp mũ… chắc chắn không phải là
một hình thức hướng dẫn, khuyên nhũ, giáo dục đem lại nhiều kết quả.
Tôi
vẫn còn lưu trữ một số đã kích với những lời lẽ thiếu văn hóa, không có giáo dục
của một số người trong một tổ chức có uy tín (vì lý do tế nhị tôi không nêu tên
ở đây), những người luôn tự nhận mình có chính nghĩa quốc gia đã gọi Mai Khôi
là con đĩ, vẹm cái, cán bộ tuyên huấn vẹm…
Là
người trẻ tuổi, sinh ra, lớn lên trong một chế độ độc tài toàn trị, bị tuyên
truyền, nhồi sọ, giáo dục bưng bít, một chiều… Mai Khôi giống như đa số tuổi trẻ
ở Việt Nam thuộc thế hệ 80-90…, không hiểu biết gì về Cờ Vàng, nhiều người chưa
thấy bao giờ, làm sao đòi hỏi họ quý trọng, tôn kính, thân thương lá cờ này?
Hơn
thế nữa, nhiều người còn chụp mũ Mai Khôi là cán bộ tuyên vận, đấu tranh dân chủ
cuội theo lệnh CS… vì được qua Mỹ dễ dàng, không bị chế độ CS ngăn cấm, được đi
gặp tổng thống Obama tháng 05.2016 trong khi nhiều người khác bị ngăn chận…,
họ nghi ngờ lời xin lỗi của Mai Khôi trên Facebook là không thật lòng, họ gọi
hành động đó của Mai Khôi là nhổ ra rồi liếm..
Đồng
ý rằng nhờ internet, smartphone, google… mọi người có thể tìm hiểu nguồn gốc, lịch
sử Cờ Vàng, biểu tượng của chế độ VNCH trước năm 1975. Tuy nhiên, với những người
tuổi trẻ sinh sau năm 1975, từ chỗ biết sử dụng internet để tìm kiếm những điều
cần biết đến bước đi tìm hiểu thực chất cuộc chiến quốc-cộng 1945-1975 cũng như
về lá cờ vàng là một bước dài vạn dặm, không phải ai cũng muốn bởi có nhiều khó
khăn, trắc trở vì chế độ CS luôn sợ hãi, lo lắng, tìm đủ mọi cách để ngăn chận
sự hiện diện của lá cờ vàng ngay cả trong tâm thức người dân.
Việc
ba phụ nữ giương cờ vàng của VNCH bị xử phạt 10 năm tù chứng
tỏ sự sợ hãi lá cờ vàng lúc nào cũng âm ỉ, đè nặng trong lòng người cộng sản
VN. Ba người phụ nữ yếu đuối, nghèo khổ, không một tấc sắt trong tay, lãnh những
bản án tù nặng nề vì đã đánh mạnh vào tâm trạng hoảng sợ, bất an của các đảng
viên CS. Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Việt Dũng, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương
Uyên, Đoan Trang… cũng thế, chỉ là một thiểu số ít ỏi nhưng đã làm cho chế độ
CS ăn không ngon, ngủ không yên.
Tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ lại khiến cho
chế độ CSVN sau gần 42 năm thống nhất đất nước với lực lượng khoảng 4 triệu đảng
viên, với quân đội “bách chiến bách thắng” cùng bộ máy công an hùng hậu, đầy đủ
vũ khí hiện đại, phương tiện trấn áp tối tân… luôn cảm thấy bất an khi bản thân
lá cờ không làm hại được ai? Tất cả đều
do yếu tố tâm lý.
CSVN
thống nhất được đất nước nhờ bạo lực, độc tài, gian manh, tàn ác, bịp bợm, gian
dối… nên họ sợ hãi những biểu tượng, hình ảnh, lời nói đối kháng, phô bày bản
chất thật của họ. Nếu thật sự là chế độ lo cho hạnh phúc người dân, cho sự phát
triển, cường thịnh của đất nước thì sau ngày 30.04.1975 đã không có những trại
tù tập trung cải tạo, tẩy não, không có làn sóng thuyền nhân, và chế độ CSVN chẳng
có lý do gì để sợ hãi lá cờ của một chế độ không còn tồn tại. Ngay cả biểu tượng
dùng để lừa bịp quốc tế, những người dân miền Nam nhẹ dạ, ngây thơ, tin tưởng
vào chủ nghĩa CS là lá cờ biểu tượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cũng như
Mặt trận, bị nhanh chóng dẹp bỏ.
Càng
ngày chế độ CS càng lộ rõ khuôn mặt độc tài, bịp bợm, quỷ quyệt, gian manh, bán
nước, hại dân… nên tâm trạng sợ hãi lá cờ vàng của đảng viên, cán bộ cộng sản
càng lúc càng tăng, họ gia tăng việc cấm đoán, triệt hạ, tuyên truyền nhục mạ
biểu tượng của Người Việt Hải Ngoại (NVHN) là một điều dễ hiểu. Nhưng sự đểu
cáng, khốn nạn, trơ trẽn của chế độ CSVN là,
vừa nhục mạ biểu tượng của cộng đồng NVHN, lại vừa lớn tiếng tuyên bố rằng
CĐNVHN là một “bộ phận” không thể tách rời của đất nước, dân tộc VN mới là
điều đáng nói.
Trở
lại với trường hợp Mai Khôi, chuyện thật ra chẳng có gì để phải ầm ĩ nếu không
quan trọng hóa vấn đề. Mai Khôi không phải là một ca sĩ nổi tiếng, vua biết mặt,
chúa biết tên. Buổi nhạc thính phòng với chủ đề Trói Vào Tự Do ở Washington
D.C. có lẽ cũng chẳng có nhiều người biết tới nếu không có vụ ì xèo về lá cờ. Tại sao một buổi nhạc thính
phòng chỉ độ chừng vài chục người tham dự, lại trở thành một sự kiện được nhiều
tác giả trên các trang báo mạng, facebook… viết bài, nói đến?
Câu
hỏi được đặt ra là: Có thật sự cần thiết phải treo cờ vàng ba sọc đỏ, hát quốc
ca VNCH trong một buổi nhạc thính phòng? Với tôi thì không! Câu trả lời rất rõ
ràng.
Nếu
là một buổi hội thảo chính trị của các đảng phái, tổ chức, hội đoàn, thảo luận
về tình hình đất nước, về cộng đồng NVHN… thì việc treo cờ vàng, hát quốc ca
VNCH là điều cần thiết phải có. Tuy nhiên một sinh hoạt văn nghệ, văn hóa nhỏ
như ra mắt sách, nghe nhạc thính phòng… với vài chục người tham dự không do một
đảng hay tổ chức chính trị chịu trách nhiệm thì không nên có chào cờ, hát quốc
ca. Chúng ta chỉ trích, lên án CS chính trị hóa mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ
thì đừng nên làm giống như họ.
Tôi
không rõ giữa Mai Khôi và ban tổ chức buổi nhạc thính phòng ngày 08.01.2016 ở
Washington D.C. đã có những thỏa thuận như thế nào về hình thức, nội dung trình
diễn nhưng lục đục giữa khán giả, BTC và Mai Khôi là những điều có thể tránh được
nếu thật sự mọi người tôn trọng lẫn nhau và theo đúng những gì đã cam kết, thỏa
thuận từ trước.
Chuyện
nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc đã xẩy ra nhiều lần trong quá khứ nhưng
dường như những người tổ chức, cũng như tham dự, vẫn chưa rút tỉa được kinh
nghiệm hoặc biết nhưng cố tình không nghĩ đến. Chuyện Tim Aline Rebeaud là một bài học điển hình về việc từ
chối, không chịu đứng dưới lá cờ vàng khi đi quyên góp tiền bạc của NVHN ở San
Fernando Valley để thành lập Nhà May Mắn chăm sóc trẻ thơ bất hạnh ở VN, lẽ ra
những người như nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, hay xướng ngôn viên Thanh Trúc cần
phải nhớ.
---------------------------
Posted
on January 14, 2017
.
Ca sĩ Mai Khôi trong
buổi hát ở vùng Thủ đô Washington ngày 8/1/2017 (ảnh: FB Khai Nguyen)
.
Cộng
đồng người Việt tại Hoa Kỳ cuối năm 2016 có ồn ào vụ Hùng Cửu Long định mặc áo
dài đỏ với sao vàng đến Little Saigon, Quận Cam ở California để thách thức
thiên hạ xem sao.
Tuy
nhiên, khi đến đó ông ta đã không mặc áo dài đỏ với sao vàng, như ở nhiều nơi
khác trên đất Mỹ mà ông đã đi qua, mà ông chỉ mặc áo dài mầu vàng, bên ngoài
khoác chiếc áo dạ mầu đen. Nhưng khi bị phát hiện trước khu thương xá Phước Lộc
Thọ ở thành phổ Westminster, thủ phủ của người Việt tị nạn, Hùng Cửu Long cũng
đã bị sỉ vả và bị một số người đuổi đi, cho đến khi cảnh sát đến để bảo đảm an
ninh và đưa ông ra khỏi khu vực.
Trước
vụ việc đó, có ý kiến cho rằng Hùng Cửu Long chỉ muốn làm nổi, tạo tiếng vang
cho ông và công ty vàng bạc đá quí của ông.
Sự
kiện Hùng Cửu Long đi nhiều nơi trên đất Mỹ mặc áo dài đỏ có sao vàng trước ngực
rồi chụp hình quay phim đưa lên Facebook là sáng kiến của riêng ông, muốn tạo
tiếng vang cho mình, cho công ty, hay ông làm thế là theo chỉ thị của nhà nước
cộng sản Việt Nam thì chỉ ông biết. Ông được lợi gì và mất gì qua những hành động
đó cũng chỉ có ông biết.
Ở
Hoa Kỳ, mang cờ đỏ đến nơi có đông người Việt sinh sống là thách thức với cộng
đồng người Việt ở đó.
Còn
ai đến với cộng đồng người Việt ở Mỹ mà không muốn thấy cờ vàng ba sọc đỏ thì
cũng sẽ bị phản đối. Điều này đã xảy ra với Đại sứ Ted Osius và vừa mới đây với
cô ca sĩ Mai Khôi.
Hai
năm trước, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius có đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người
Việt. Trong buổi tiếp xúc, một phụ nữ lên tiếng phản đối ban tổ chức về việc bà
bị buộc phải cởi bỏ dây đeo trên cổ có hình cờ Việt Nam Cộng hòa và cờ Hoa Kỳ
thì mới được cho vào dự. Khi biết có sự việc này, Đại sứ Osius phát biểu rằng
ông tôn trọng lá cờ vàng và quyền tự do biểu đạt của vị khách. Còn việc ông đã
nói trước với ban tổ chức là ông không muốn thấy cờ vàng trong phòng hội vì ông
phải trở lại Việt Nam làm việc và không muốn làm phiền lòng nhà nước Việt Nam.
Điều
này cho thấy Hà Nội rất bực mình và sợ hãi trước sự tồn tại của lá cờ vàng ba sọc
đỏ, dù đã sau hơn 40 năm, từ ngày lá cờ này là đại diện cho một quốc gia là Việt
Nam Cộng hòa bị sụp đổ vào ngày 30/4/1975, khi xe tăng với lính bộ đội cộng sản
miền Bắc tiến vào Dinh Độc Lập và Tổng thống Dương Văn Minh đã phải đầu hàng.
Lá cờ vàng không còn là biểu tượng của
một quốc gia, nhưng ngày nay nó là biểu tượng của cộng đồng người Việt tự do ở
Hoa Kỳ và đã chính thức được nhiều tiểu bang, quận hạt và thành phố công nhận.
Cờ
vàng như chiếc gai chọc vào mắt quan chức Hà Nội nên nhà nước đã ra sức tuyên
truyền rằng đó là biểu tượng của những thành phần cực đoan, chuyên chống phá
nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, muốn khôi phục lại Việt Nam Cộng
hòa. Những ai tìm cách giương cờ vàng lên là bị bắt giam, bị sách nhiễu.
Vì
bị tuyên truyền như thế nên nhiều người Việt khi ra nước ngoài du học, du lịch
hay tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ thường e ngại, không muốn chụp hình
bên cạnh cờ vàng.
Tuần
trước có cô ca sĩ Mai Khôi (FB Do Nguyen Mai Khoi) từ trong nước qua Mỹ hát. Cô
không phải là ca sĩ nổi tiếng, mà tự cho mình là nghệ sĩ, là người làm ra những
sản phẩm nghệ thuật vì cô có viết một số bài hát phản đối chính quyền tham
nhũng, kiểm duyệt, ngăn cản tự do sáng tạo nghệ thuật.
Cô
được biết đến nhiều hơn sau khi ra tranh cử vào Quốc hội với tư cách ứng viên độc
lập, nhưng bị loại từ những vòng hiệp thương đầu tiên. Sau đó, như là một người
đại diện cho xã hội dân sự, ca sĩ Mai Khôi cùng dăm người nữa được gặp riêng Tổng
thống Barack Obama nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của ông vào năm ngoái.
Mai
Khôi không thích cờ vàng và cô đã nói điều này với nhà văn Nguyễn Thị Thanh
Bình, người đứng ra tổ chức buổi văn nghệ. Cô cũng yêu cầu không có quay video
hay phỏng vấn trong buổi trình diễn. Trên FB của mình, Mai Khôi cho biết cô đã
nói với ban tổ chức là: “Tôi có 3 điều tôi không muốn dính vào đó là: cờ vàng,
Việt Tân, tham gia tổ chức nào đó…”.
Đến
Mỹ, muốn gặp gỡ người Việt như cô mời gọi trên FB, mà cô ca sĩ đặt những điều
kiện xem ra khó quá cho cộng đồng người Việt ở đây. Vì nếu ở nơi công cộng thì
sao tránh khỏi cờ vàng. Còn nếu trong riêng tư thân hữu, ai là người của Việt
Tân hay tham gia tổ chức nào thì sao biết được. Mà những người tham gia các hội
đoàn, tổ chức ở Mỹ có gì không tốt mà cô không muốn dính vào?
Những gì đã diễn ra trong buổi hát chiều
8/1/2017 ở vùng Thủ đô Washington của Mai Khôi cho thấy giữa cô và ban tổ chức
đã không hiểu rõ ý của nhau, hay cố tình làm khó cho nhau.
Ca
sĩ Mai Khôi chỉ muốn hát trong vòng thân mật, riêng tư, nhưng ban tổ chức đã biến
nó thành buổi hát cho công chúng, với chủ để “Trói vào tự do” qua tờ quảng cáo
mời mọi người đến tham dự mà cô cũng đã đồng lòng phổ biến qua FB.
Theo
như một phóng sự do nhà báo Bùi Dương Liêm thực hiện trên Truyền hình Việt Nam
Hoa Thịnh Đốn (THVN-HTĐ), trước giờ trình diễn của Mai Khôi, cờ vàng và cờ Hoa
Kỳ đã bị di chuyển tới lui trong phòng, từ phía trước xuống bên hông, rồi xuống
cuối phòng mà ca sĩ vẫn chưa chịu hát. Sau một hồi chờ đợi, Mai Khôi bước vào
và chuyển hướng ngồi hát qua bên hông, khán giả phải quay mình lại, chỉ vì cô
ca sĩ muốn tránh thấy hình ảnh cờ vàng có thể lọt vào bên cạnh hay phiá sau của
cô.
Còn
chuyện không được quay video hay phỏng vấn, chẳng hiểu vì sao lại vẫn có, cô vẫn
trả lời các câu hỏi như ghi nhận trong phóng sự dẫn trên đã được phát đi trên mạng.
Tôi
đã gặp những tu sĩ, du học sinh, thương gia và người hoạt động chính trị đã định
cư ở nước ngoài không muốn chụp ảnh họ với cờ vàng, nhưng không ai yêu cầu ban
tổ chức phải dẹp bỏ cờ đi nếu đã có treo. Có một tu sĩ đến sinh hoạt, không
tránh khỏi chụp hình mà không có cờ vàng nên đã yêu cầu nếu đưa hình lên báo
thì tránh đừng cho có cờ vàng vì sợ phiền toái khi về lại Việt Nam.
Hy
vọng các sự kiện trên đã cho những ai quan tâm đến chuyện cờ vàng một bài học.
Đó là, nếu không muốn chụp hình có cờ vàng thì không nên xuất hiện trong những
sinh hoạt mang tính đại chúng mà chỉ nên gặp gỡ thân mật ở một nơi chốn riêng
tư mà thôi.
Một
khi đã tham gia sinh hoạt cộng đồng, dù có yêu cầu không treo cờ vàng, như
trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Mỹ Ted Osius, nếu ban tổ chức làm theo là không
treo thì có thể vẫn có người tham dự đem cờ vàng vào phòng sinh hoạt, vào trong
thính đường mà không ai có thể ngăn cản được, vì đó là quyền tự do của công
dân.
Tuy
nhiên tôi không đồng ý với việc choàng cờ vàng vào cổ, hay trao cờ vàng cho những
ai mới từ Việt Nam qua Mỹ, dù là để định cư hay chỉ tham gia sinh hoạt rồi trở
về quê hương, vì làm như thế là gây bối rối và có thể khó khăn cho họ vì họ,
sau bao nhiêu năm sống dưới sự tuyên truyền của cộng sản, chưa hiểu rõ được ý nghĩa
của cờ vàng trong cộng đồng người Việt tự do tại hải ngoại.
Chúng
ta có thể tặng cờ cho những dân cử Hoa Kỳ, những nhà hoạt động cộng đồng vì họ
hiểu được ý nghĩa của biểu tượng cờ vàng.
Ca
sĩ Mai Khôi trong chuyến đi Mỹ đã đến nơi trưng bày những sự kiện về Tu chính
án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong đó có quyền tự do biểu đạt. Hy vọng cô đã
có nhiều hiểu biết hơn về nếp sống tự do ở Mỹ.
©
2017 Buivanphu
-------------------------
Lâm Bình Duy Nhiên
Posted
on January 15, 2017 by Editor — 0
Comments
Làm sao có hòa giải
khi hận thù vẫn còn đó, khi những kẻ chiến thắng vẫn còn huênh hoanh, đắc thắng
và vẫn tìm cách khơi dậy nỗi đau thương của những kẻ đã mất tất cả!
*
Thưa
chị Mai Khôi,
Là người Việt có lẽ không ai trong chúng ta lại không đau buồn trước những trang sử cận đại của dân tộc. Chiến tranh triền miên, đất nước chia cắt và ngay cả sau biến cố 30/4/1975, ngày mà người cộng sản gọi là “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, lại chính là một cột mốc đen tối đã khiến cho hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương đi tìm tự do. Họ đã bỏ tất cả từ những gì thân yêu nhất, lênh đênh trên những con thuyền nhỏ bé, đối đầu với đại dương mênh mông, hung dữ và cả những kẻ cướp biển man rợ, khát máu. Họ ra đi “tìm tự do trong cái chết” như lời của một nhà văn nào đó! Gần nửa triệu đồng bào của chúng ta đã bỏ mình nơi biển khơi trong những cuộc “vượt biên” làm chấn động lương tâm nhân loại!
Tôi mạn phép nhắc lại những sự kiện trên để cho chị thấy rằng nỗi đau ấy là một vết thương chưa lành và không thể nào lành sau gần 42 năm “thống nhất” đất nước. Nỗi đau ấy như một bức tường vô hình vẫn đang chia cắt dân tộc Việt. Nó vẫn cứ âm ỉ trong lòng của hàng triệu đồng bào tha hương, tỵ nạn cộng sản. Đó là sự thật mà chúng ta không thể nào chối bỏ.
Tôi từng mến phục chị cũng như nhiều người đã và đang đấu tranh vì một tương lai tươi đẹp cho quê hương. Trong bối cảnh đất nước vẫn còn nhiều nhiễu nhương, bất công và những quyền căn bản nhất của một công dân đang bị chà đạp bởi nhà cầm quyền thì tiếng nói của chị là điều trân quí. Khi mà đại đa số thanh thiếu niên vẫn còn ngại, thậm chí sợ bộ máy an ninh đàn áp thì những hành động của chị được nhiều người cho là dũng cảm. Chị được ví như là một “người đàn bà trẻ con nổi loạn” khi dám dấn thân hoạt động cho phong trào Xã hội dân sự vốn còn non trẻ trong nước. Chị liên tục đấu tranh cho quyền làm người, quyền tự do dân chủ, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Tôi từng xúc động khi nghe chị tâm sự:
“Hãy quan tâm đến chính trị, đến quyền được nói, quyền được yêu, được ghét, quyền tự do sáng tác, quyền được ứng cử của mình và hãy đấu tranh để bảo vệ chúng. Cũng chính bằng âm nhạc, Khôi muốn nhắc nhở chính quyền phải tôn trọng các quyền thiêng liêng đó của người dân, vốn đã ghi trong hiến pháp.”
Có lẽ cũng chính vì lý tưởng cao cả ấy mà chị đã từng nộp đơn ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2016 với mong muốn góp phần thiết thực thay đổi đất nước.
Và có lẽ cũng vì sự dấn thân, đấu tranh bất chấp hiểm nguy mà chị cùng vài nhà hoạt động dân chủ khác trong nước đã được Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama và các phụ tá cao cấp của ông đón tiếp trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5/2016. Điều ấy chứng tỏ hình ảnh của chị đã vượt ra khỏi biên giới nhỏ bé của quê hương. Tiếng nói phản kháng của chị trở nên quan trọng hơn và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến với đời sống chính trị, văn hóa trong nước.
Những bài hát của chị chuyên chở những khát vọng đổi thay, khát vọng của tuổi trẻ được sống trong một xã hội tự do, dân chủ. Những lời hát rất bình dị, nhưng vô cùng mạnh mẽ, như gào thét, như muốn đạp tung mọi bất công trong xã hội, như muốn thách đố cả một bộ máy chính trị độc quyền. Tôi thích như thế. Tuổi trẻ hết mình với bầu nhiệt huyết bấy lâu nay đang chìm trong giấc ngủ, trong gông cùm, trong sợ hãi.
Chị mang tiếng hát, tiếng đàn và cả bao hy vọng của nhiều người, trong đó có cả tôi đến với những người Việt tha hương. Từ Paris đến Berlin, chị nhận được sự chào đón thân ái, cảm kích. “Trói vào Tự do”, chủ đề album mới của chị chính là ước mơ, là sự thao thức của tất cả chúng ta.
Ước mơ quá đỗi bình dị được gắn chặt mình với tự do nhưng sao vẫn xa vời với dân tộc Việt. Tự do chỉ là một khái niệm xa xỉ và luôn bị đánh tráo bởi những người đang lãnh đạo mảnh đất này.
Và đó cũng chính là bản chất của vấn đề, chị Mai Khôi à. Chị có hát, có đấu tranh dũng cảm như thế nào đi chăng nữa, chị cũng không thể nào thờ ơ với sự chia cắt sâu thẳm, đến tận cùng của nỗi đau, giữa nhà cầm quyền trong nước và hàng triệu đồng bào tỵ nạn khắp nơi trên thế giới (thậm chí với cả gần 90 triệu người Việt trong nước). Đất nước này không thể nào đổi thay khi bài toán hòa giải dân tộc vẫn chưa tìm được đáp án, và hòa hợp sẽ mãi chỉ là điều viễn vông. Đó mới chính là nỗi đau không nguôi của tất cả chúng ta.
Làm sao có hòa giải khi hận thù vẫn còn đó, khi những kẻ chiến thắng vẫn còn huênh hoanh, đắc thắng và vẫn tìm cách khơi dậy nỗi đau thương của những kẻ đã mất tất cả !
Thưa chị,
Chị đã không gặp trở ngại đáng kể nào khi mang tiếng hát đến với cộng đồng tại Pháp và Đức. Nhưng khi đặt chân đến Mỹ, quốc gia đã cưu mang gần 2 triệu người Việt, những người đã vượt biên, từng bị gán tội phản quốc, thì lẽ ra chị cần cẩn trọng hơn bao giờ hết. Không ai có thể ép chị, dẫu với bất cứ lý do nào, phải chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đó cũng chính là qui luật bất di, bất dịch của sự tự do mà chị và tất cả chúng ta đang hằng theo đuổi.
Nhưng chị Mai Khôi, chị cần phải biết lá cờ đó, không đơn thuần chỉ là quốc kỳ của một thể chế đã bị chính quyền độc tài trong nước xóa bỏ. Mà nó chính là biểu tượng của sự Tự do, là lý tưởng Sống của hàng triệu người đã liều mình bỏ nước ra đi. Phải sống trong hoàn cảnh bi thương của họ thì mới cảm thông hết được những mất mát, thậm chí những oán hận mà đến ngày nay, họ vẫn còn đeo nặng trong tâm hồn. Những tháng ngày lênh đênh trên biển cả hay những năm tháng trong ngục tù, chính lá cờ ấy là tia sáng hy vọng, là ngọn lửa heo hắt của bao phận đời dựa vào đó để Sống.
Có người cho rằng, sau chừng ấy thời gian mà vẫn còn câu nệ chuyện cờ quạt, phải dẹp bỏ quá khứ, nhìn về tương lai,… Đó cũng là chủ đích, là thông điệp của nhà cầm quyền khi kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đáng tiếc, đó chỉ là sự giả dối, là sự tuyên truyền rỗng tuếch.
Chị ở trong nước, chị là người đấu tranh cho sự bình đẳng, lẽ nào chị không hiểu và cảm nhận được sự trơ trẽn của chế độ. Họ vẫn đang trả thù một cách nhỏ mọn với những người lính VNCH đã nằm xuống hay những thương phế binh đang sống vất vưởng trong đói nghèo, bệnh tật. Những tổ chức xã hội dân sự vẫn đang thầm lặng giúp đỡ, cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ tại quê nhà, lẽ nào chị không hay?
Đến nghĩa trang của những người đã khuất cũng bị cố tình vùi dập trong quên lãng thì làm sao nói đến chuyện tương lai, hỡi chị Mai Khôi!
Tôi luôn lên án những ai, dựa vào sự tranh đấu, áp đặt cờ vàng hay ý thức chính trị lên người khác. Tôi không trách chị từ chối đứng chung với biểu tượng của người Việt tỵ nạn. Nhưng tôi vô cùng thất vọng, thậm chí phẫn nộ với những lập luận biện minh cho hành động của chị. Chị đã vô tình (hay cố tình?) khơi dậy nỗi đau của cả một cộng đồng khi trách móc, thậm chí có phần dè bỉu chế độ VNCH. Cách giải thích ấy chỉ thể hiện sự kém hiểu biết và thiếu tôn trọng đối với hàng triệu người đã phải bỏ đất nước ra đi và vong hồn của bao người đã mất. Thậm chí, khi chị có lời xin lỗi, tôi vẫn có cảm giác chị không chân thật, chị Mai Khôi à. Cách hành văn của chị biểu lộ thái độ coi thường nỗi đau của dân tộc. Phải chăng chị đã quá nổi tiếng, trở nên quá quan trọng đến mức tự cho mình cái quyền phát ngôn bừa bãi như thế?
Đêm nhạc thính phòng “Trói vào Tự do” của chị tại Mỹ, đối với tôi, như một cái tát vụng về vào mặt những ai đang mong chờ sự hòa giải dân tộc. Của bao hy sinh, mất mát to lớn mà dân tộc này đã phải trãi qua. Cái tiến trình ấy nó rất dễ vỡ, nó không thể là trò đùa và càng không phải là những toan tính vụ lợi cho bất cứ ai, bất cứ đảng phái chính trị nào!
Tôi luôn cảm động và khâm phục cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại châu Âu và Bắc Mỹ cũng như bao người Việt khác vì bất cứ một lý do nào đó đã phải rời bỏ quê hương. Khi nhìn vào ánh mắt ẩn chứa bao tuyệt vọng và đớn đau của những bậc trưởng lão đang sống những năm tháng cuối đời tại đất khách quê người mới cảm nhận được số phận bi đát của dân tộc mình. Có người bảo rằng dứt khoát không về khi còn cộng sản, dẫu phải có chết rục xương tha hương!
Là người Việt có lẽ không ai trong chúng ta lại không đau buồn trước những trang sử cận đại của dân tộc. Chiến tranh triền miên, đất nước chia cắt và ngay cả sau biến cố 30/4/1975, ngày mà người cộng sản gọi là “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, lại chính là một cột mốc đen tối đã khiến cho hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương đi tìm tự do. Họ đã bỏ tất cả từ những gì thân yêu nhất, lênh đênh trên những con thuyền nhỏ bé, đối đầu với đại dương mênh mông, hung dữ và cả những kẻ cướp biển man rợ, khát máu. Họ ra đi “tìm tự do trong cái chết” như lời của một nhà văn nào đó! Gần nửa triệu đồng bào của chúng ta đã bỏ mình nơi biển khơi trong những cuộc “vượt biên” làm chấn động lương tâm nhân loại!
Tôi mạn phép nhắc lại những sự kiện trên để cho chị thấy rằng nỗi đau ấy là một vết thương chưa lành và không thể nào lành sau gần 42 năm “thống nhất” đất nước. Nỗi đau ấy như một bức tường vô hình vẫn đang chia cắt dân tộc Việt. Nó vẫn cứ âm ỉ trong lòng của hàng triệu đồng bào tha hương, tỵ nạn cộng sản. Đó là sự thật mà chúng ta không thể nào chối bỏ.
Tôi từng mến phục chị cũng như nhiều người đã và đang đấu tranh vì một tương lai tươi đẹp cho quê hương. Trong bối cảnh đất nước vẫn còn nhiều nhiễu nhương, bất công và những quyền căn bản nhất của một công dân đang bị chà đạp bởi nhà cầm quyền thì tiếng nói của chị là điều trân quí. Khi mà đại đa số thanh thiếu niên vẫn còn ngại, thậm chí sợ bộ máy an ninh đàn áp thì những hành động của chị được nhiều người cho là dũng cảm. Chị được ví như là một “người đàn bà trẻ con nổi loạn” khi dám dấn thân hoạt động cho phong trào Xã hội dân sự vốn còn non trẻ trong nước. Chị liên tục đấu tranh cho quyền làm người, quyền tự do dân chủ, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Tôi từng xúc động khi nghe chị tâm sự:
“Hãy quan tâm đến chính trị, đến quyền được nói, quyền được yêu, được ghét, quyền tự do sáng tác, quyền được ứng cử của mình và hãy đấu tranh để bảo vệ chúng. Cũng chính bằng âm nhạc, Khôi muốn nhắc nhở chính quyền phải tôn trọng các quyền thiêng liêng đó của người dân, vốn đã ghi trong hiến pháp.”
Có lẽ cũng chính vì lý tưởng cao cả ấy mà chị đã từng nộp đơn ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2016 với mong muốn góp phần thiết thực thay đổi đất nước.
Và có lẽ cũng vì sự dấn thân, đấu tranh bất chấp hiểm nguy mà chị cùng vài nhà hoạt động dân chủ khác trong nước đã được Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama và các phụ tá cao cấp của ông đón tiếp trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5/2016. Điều ấy chứng tỏ hình ảnh của chị đã vượt ra khỏi biên giới nhỏ bé của quê hương. Tiếng nói phản kháng của chị trở nên quan trọng hơn và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến với đời sống chính trị, văn hóa trong nước.
Những bài hát của chị chuyên chở những khát vọng đổi thay, khát vọng của tuổi trẻ được sống trong một xã hội tự do, dân chủ. Những lời hát rất bình dị, nhưng vô cùng mạnh mẽ, như gào thét, như muốn đạp tung mọi bất công trong xã hội, như muốn thách đố cả một bộ máy chính trị độc quyền. Tôi thích như thế. Tuổi trẻ hết mình với bầu nhiệt huyết bấy lâu nay đang chìm trong giấc ngủ, trong gông cùm, trong sợ hãi.
Chị mang tiếng hát, tiếng đàn và cả bao hy vọng của nhiều người, trong đó có cả tôi đến với những người Việt tha hương. Từ Paris đến Berlin, chị nhận được sự chào đón thân ái, cảm kích. “Trói vào Tự do”, chủ đề album mới của chị chính là ước mơ, là sự thao thức của tất cả chúng ta.
Ước mơ quá đỗi bình dị được gắn chặt mình với tự do nhưng sao vẫn xa vời với dân tộc Việt. Tự do chỉ là một khái niệm xa xỉ và luôn bị đánh tráo bởi những người đang lãnh đạo mảnh đất này.
Và đó cũng chính là bản chất của vấn đề, chị Mai Khôi à. Chị có hát, có đấu tranh dũng cảm như thế nào đi chăng nữa, chị cũng không thể nào thờ ơ với sự chia cắt sâu thẳm, đến tận cùng của nỗi đau, giữa nhà cầm quyền trong nước và hàng triệu đồng bào tỵ nạn khắp nơi trên thế giới (thậm chí với cả gần 90 triệu người Việt trong nước). Đất nước này không thể nào đổi thay khi bài toán hòa giải dân tộc vẫn chưa tìm được đáp án, và hòa hợp sẽ mãi chỉ là điều viễn vông. Đó mới chính là nỗi đau không nguôi của tất cả chúng ta.
Làm sao có hòa giải khi hận thù vẫn còn đó, khi những kẻ chiến thắng vẫn còn huênh hoanh, đắc thắng và vẫn tìm cách khơi dậy nỗi đau thương của những kẻ đã mất tất cả !
Thưa chị,
Chị đã không gặp trở ngại đáng kể nào khi mang tiếng hát đến với cộng đồng tại Pháp và Đức. Nhưng khi đặt chân đến Mỹ, quốc gia đã cưu mang gần 2 triệu người Việt, những người đã vượt biên, từng bị gán tội phản quốc, thì lẽ ra chị cần cẩn trọng hơn bao giờ hết. Không ai có thể ép chị, dẫu với bất cứ lý do nào, phải chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đó cũng chính là qui luật bất di, bất dịch của sự tự do mà chị và tất cả chúng ta đang hằng theo đuổi.
Nhưng chị Mai Khôi, chị cần phải biết lá cờ đó, không đơn thuần chỉ là quốc kỳ của một thể chế đã bị chính quyền độc tài trong nước xóa bỏ. Mà nó chính là biểu tượng của sự Tự do, là lý tưởng Sống của hàng triệu người đã liều mình bỏ nước ra đi. Phải sống trong hoàn cảnh bi thương của họ thì mới cảm thông hết được những mất mát, thậm chí những oán hận mà đến ngày nay, họ vẫn còn đeo nặng trong tâm hồn. Những tháng ngày lênh đênh trên biển cả hay những năm tháng trong ngục tù, chính lá cờ ấy là tia sáng hy vọng, là ngọn lửa heo hắt của bao phận đời dựa vào đó để Sống.
Có người cho rằng, sau chừng ấy thời gian mà vẫn còn câu nệ chuyện cờ quạt, phải dẹp bỏ quá khứ, nhìn về tương lai,… Đó cũng là chủ đích, là thông điệp của nhà cầm quyền khi kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đáng tiếc, đó chỉ là sự giả dối, là sự tuyên truyền rỗng tuếch.
Chị ở trong nước, chị là người đấu tranh cho sự bình đẳng, lẽ nào chị không hiểu và cảm nhận được sự trơ trẽn của chế độ. Họ vẫn đang trả thù một cách nhỏ mọn với những người lính VNCH đã nằm xuống hay những thương phế binh đang sống vất vưởng trong đói nghèo, bệnh tật. Những tổ chức xã hội dân sự vẫn đang thầm lặng giúp đỡ, cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ tại quê nhà, lẽ nào chị không hay?
Đến nghĩa trang của những người đã khuất cũng bị cố tình vùi dập trong quên lãng thì làm sao nói đến chuyện tương lai, hỡi chị Mai Khôi!
Tôi luôn lên án những ai, dựa vào sự tranh đấu, áp đặt cờ vàng hay ý thức chính trị lên người khác. Tôi không trách chị từ chối đứng chung với biểu tượng của người Việt tỵ nạn. Nhưng tôi vô cùng thất vọng, thậm chí phẫn nộ với những lập luận biện minh cho hành động của chị. Chị đã vô tình (hay cố tình?) khơi dậy nỗi đau của cả một cộng đồng khi trách móc, thậm chí có phần dè bỉu chế độ VNCH. Cách giải thích ấy chỉ thể hiện sự kém hiểu biết và thiếu tôn trọng đối với hàng triệu người đã phải bỏ đất nước ra đi và vong hồn của bao người đã mất. Thậm chí, khi chị có lời xin lỗi, tôi vẫn có cảm giác chị không chân thật, chị Mai Khôi à. Cách hành văn của chị biểu lộ thái độ coi thường nỗi đau của dân tộc. Phải chăng chị đã quá nổi tiếng, trở nên quá quan trọng đến mức tự cho mình cái quyền phát ngôn bừa bãi như thế?
Đêm nhạc thính phòng “Trói vào Tự do” của chị tại Mỹ, đối với tôi, như một cái tát vụng về vào mặt những ai đang mong chờ sự hòa giải dân tộc. Của bao hy sinh, mất mát to lớn mà dân tộc này đã phải trãi qua. Cái tiến trình ấy nó rất dễ vỡ, nó không thể là trò đùa và càng không phải là những toan tính vụ lợi cho bất cứ ai, bất cứ đảng phái chính trị nào!
Tôi luôn cảm động và khâm phục cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại châu Âu và Bắc Mỹ cũng như bao người Việt khác vì bất cứ một lý do nào đó đã phải rời bỏ quê hương. Khi nhìn vào ánh mắt ẩn chứa bao tuyệt vọng và đớn đau của những bậc trưởng lão đang sống những năm tháng cuối đời tại đất khách quê người mới cảm nhận được số phận bi đát của dân tộc mình. Có người bảo rằng dứt khoát không về khi còn cộng sản, dẫu phải có chết rục xương tha hương!
Vá cờ . Nguồn: Nguyễn
Ngọc Hạnh
Chị có bao giờ nhìn thấy bức ảnh “Vá cờ” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh chưa? Nếu không, có dịp, chị tìm trên Internet, khi ấy có thể chị sẽ hiểu vì sao đất nước chúng ta vẫn còn nhiều nỗi đau chưa thể hàn gắn được.
Tôi không cố chấp hay hoài niệm về dĩ vãng nhưng viết lên sự thật là bổn phận và lương tâm của chúng ta đối với các thế hệ mai sau, đối với lịch sử của dân tộc.
Thưa chị Mai Khôi,
Có lẽ cái tôi của chị quá lớn, lớn đến mức vô cảm trước nỗi đau của chính đồng bào mình.
Ngẫm cho cùng, chị vẫn có quá nhiều may mắn so với những người bạn đồng chí hướng của chị khi họ đang bị giam cầm tại quê nhà. Chị vẫn có thể mang tiếng hát đến với bà con bên ngoài. Chị vẫn được quyền đi đây, đi đó. Ông bà ta có nói, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, tiếc rằng, đối với tôi, chị chẳng học được gì ngoài sự trịch thượng và xấc xược!
Giờ đây khi nghe lại những nhận xét cho rằng chị là một người phụ nữ “quá dũng cảm” hoặc chị là niềm tin tươi đẹp của tương lai dân tộc, tôi chợt phì cười, vị đắng đọng trên môi.
Chị quá đỗi tầm thường, chị Mai Khôi à!
Lâm Bình Duy Nhiên
14/1/2017
*
VIDEO :
Mai Khoi - Published on May 31,
2016
*
“Chị nhà thơ nhà văn Thanh Bình đã vì yêu thích và ủng hộ những việc Khôi đang làm, nên chị đã gọi điện mời tôi sang Virgina hát, do chị tổ chức (chỉ có mình chị tổ chức thôi) vì chị chỉ mời những người bạn thân quen và làm một buổi nhạc thính phòng private, không ra cộng đồng. Thoả thuận ban đầu là thế. Tôi cũng có nói rõ, tôi có 3 điều tôi không muốn dính vào đó là: cờ vàng, Việt Tân, tham gia tổ chức nào đó… Tôi là nghệ sỹ độc lập và hát tiếng hát đòi quyền tự do biểu đạt, tự do nghệ thuật, tự do sáng tạo, tự do đi lại, tự do tụ tập, v.v. Vì vậy, ngay từ đầu đã thoả thuận không ra cộng đồng và không chào cờ gì cả. Chỉ là đêm nhạc chia sẻ với các văn nghệ sỹ thân tình của chị Thanh Bình, những người đã sẵn một đầu óc cởi mở, văn minh, với một trình độ thưởng thức cao và hiểu biết rộng.” Mai Khôi (Trước 14/1/2017)
“Chị nhà thơ nhà văn Thanh Bình đã vì yêu thích và ủng hộ những việc Khôi đang làm, nên chị đã gọi điện mời tôi sang Virgina hát, do chị tổ chức (chỉ có mình chị tổ chức thôi) vì chị chỉ mời những người bạn thân quen và làm một buổi nhạc thính phòng private, không ra cộng đồng. Thoả thuận ban đầu là thế. Tôi cũng có nói rõ, tôi có 3 điều tôi không muốn dính vào đó là: cờ vàng, Việt Tân, tham gia tổ chức nào đó… Tôi là nghệ sỹ độc lập và hát tiếng hát đòi quyền tự do biểu đạt, tự do nghệ thuật, tự do sáng tạo, tự do đi lại, tự do tụ tập, v.v. Vì vậy, ngay từ đầu đã thoả thuận không ra cộng đồng và không chào cờ gì cả. Chỉ là đêm nhạc chia sẻ với các văn nghệ sỹ thân tình của chị Thanh Bình, những người đã sẵn một đầu óc cởi mở, văn minh, với một trình độ thưởng thức cao và hiểu biết rộng.” Mai Khôi (Trước 14/1/2017)
*
“Kính thưa các cô
chú, các anh chị, các bạn,
Mai Khôi thật sự cảm thấy rất hối hận vì đã làm các cô chú, các anh chị , các bạn phật lòng, Mai Khôi thành tâm xin lỗi đã làm tổn thương nhiều người bằng những lời lẽ thiếu hiểu biết, sai trái của mình. Trên đường đời, ắt hẳn ai cũng có những lúc suy nghĩ không đúng và phạm sai lầm, Mai Khôi thành tâm xin lỗi tất cả mọi người. Xin lỗi các cô chú, các anh chị vì quá quý mến Khôi đã tổ chức buổi nhạc cho Khôi tại Virgina. Xin lỗi đã làm những người thương mến Khôi thất vọng.
Nhân đây, Khôi xin được phép rút lại những lời nói sai của mình trên Facebook bằng cách xoá hết những status làm phiền lòng mọi người.
Rất mong các cô chú, các anh chị, các bạn nguôi giận, tha lỗi và bỏ qua cho Khôi.
Mai Khôi chân thành cảm ơn sự rộng lượng, vị tha của các cô chú, các anh chị và các bạn.” Mai Khôi, Facebook 6:18am 14/1/2017
--------------
Mai Khôi thật sự cảm thấy rất hối hận vì đã làm các cô chú, các anh chị , các bạn phật lòng, Mai Khôi thành tâm xin lỗi đã làm tổn thương nhiều người bằng những lời lẽ thiếu hiểu biết, sai trái của mình. Trên đường đời, ắt hẳn ai cũng có những lúc suy nghĩ không đúng và phạm sai lầm, Mai Khôi thành tâm xin lỗi tất cả mọi người. Xin lỗi các cô chú, các anh chị vì quá quý mến Khôi đã tổ chức buổi nhạc cho Khôi tại Virgina. Xin lỗi đã làm những người thương mến Khôi thất vọng.
Nhân đây, Khôi xin được phép rút lại những lời nói sai của mình trên Facebook bằng cách xoá hết những status làm phiền lòng mọi người.
Rất mong các cô chú, các anh chị, các bạn nguôi giận, tha lỗi và bỏ qua cho Khôi.
Mai Khôi chân thành cảm ơn sự rộng lượng, vị tha của các cô chú, các anh chị và các bạn.” Mai Khôi, Facebook 6:18am 14/1/2017
--------------
Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ và phụ chú.
XEM THÊM :
Về nội dung bài viết "Thư Ngỏ Gửi Ca Sĩ Mai Khôi", tôi không đồng tình với những lập luận của tác giả Lâm Bình Duy Nhiên nhằm biện minh cho những hành động / thái độ quá khích, cực đoan của một số (số ít hoặc số đông) người Việt bên Mỹ.
ReplyDeleteMai Khôi không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra, trước đó là vụ Điếu Cày. Nên nhớ anh Điếu Cày đâu có phát biểu gì gây phẫn nộ đâu mà anh vẫn bị „ném đá“. Trước đó lâu hơn nữa, điển hình là trường hợp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, cũng bị „chụp mũ“, bị „tấn công“, bị „ném đá“, mặc dù ông rõ ràng là một nạn nhân của cộng sản với tổng cộng 27 năm tù, người được mệnh danh là ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện. Và nhiều trường hợp khác nữa, như trường hợp Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá quân đội VNCH, trường hợp giáo sư Đoàn Viết Hoạt v.v.
Bây giờ đã là thế kỷ thứ 21, chúng ta phải mạnh dạn nói KHÔNG với những hành động / thái độ quá khích, cực đoan.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đâu có NHÂN DANH là một nạn nhân của cộng sản với nhiều mất mát, đau khổ cùng cực để „có quyền“ hoặc „được phép“ (ở đây nói về khía cạnh đạo đức) GÂY đau khổ, vùi dập người khác, kể cả những người cộng sản. Ai đọc tác phẩm „Chuyện kể năm 2000“ cũng thấy rõ điều này, mặc dù những năm dài ngục tù chắc chắn đã để lại nỗi đau không nguôi, đeo nặng trong tâm hồn ông. Tương tự như vậy, người ta không tìm thấy một lời oán hận nào hoặc một ý hướng trả thù nào trong hồi ký „Đêm giữa ban ngày“ của ông Vũ Thư Hiên, mặc dù những bi thương xảy ra cho ông và gia đình ông vẫn còn là vết thương chưa lành.
Chúng ta có thể thông cảm (thấu hiểu) tại sao họ có những hành động / thái độ quá khích, cực đoan, nhưng phải dứt khoát lên tiếng nói KHÔNG với họ. Lập luận biện minh để mọi người „thông cảm“ với họ mà không nói „KHÔNG“ với họ là đồng nghĩa với việc động viên, khuyến khích, xách động những hành vi / thái độ quá khích cực đoan.
Ngoài ra, khi đề cập đến lá cờ vàng ba sọc đỏ, tác giả Lâm Bình Duy Nhiên cho rằng, „lá cờ đó, không đơn thuần chỉ là quốc kỳ của một thể chế đã bị xóa bỏ. Mà nó chính là biểu tượng của sự Tự do, ...“
Về điểm này tôi đã có ý kiến, khi đọc bài viết "Lá cờ ấy không đáng bị xa lánh" của ông Phạm Hồng Sơn (https://www.facebook.com/nhucaytrevn/posts/1278023898921722). Tôi đã viết còm như sau, xin copy lại:
May mắn hơn bạn Phạm Hồng Sơn, suốt 11 năm trời dưới mái trường tiểu học và trung học, mỗi buổi sáng tôi được đứng nghiêm chỉnh chào cờ VNCH ở sân trường. Lá cờ vàng không những đã trở thành một trong những kỷ niệm không thể quên của thời thơ ấu, mà nó còn gắn bó vào tâm hồn đến nỗi cho đến bây giờ, mỗi lần có dịp hát lên "Này công dân ơi ..." tôi thật sự xúc động trong lòng. Ngược lại, sau ngày 30.04.1975 và hiện nay tôi rất dị ứng, khó chịu trong người khi phải đứng / hoặc nghe thấy/ chào cờ đỏ sao vàng.
Tuy nhiên, tôi không ưa lối CƯỜNG ĐIỆU HÓA ý nghĩa của lá cờ vàng cũng như chính thể VNCH, mà quá xa vời với sự thật và lịch sử (tức là không đúng mực và khách quan).
Hình như những PHI LÝ này có vẻ rất giống nhau như hai đầu của hai thái cực:
- Yêu nước = Yêu XHCN
- Cờ VNCH = Biểu tượng của Tự do Dân chủ (hoặc mang ý nghĩa tương tự)
Mặc dù đồng ý với bạn Phạm Hồng Sơn rằng, "lá cờ vàng là lá cờ của một chính thể dân chủ, nhân bản nhất (cho tới nay) của người Việt Nam đã từng tồn tại trong lịch sử", nhưng tại sao chúng ta lại tự giới hạn sự chọn lựa cũng như so sánh trong vòng hạn hẹp "cờ vàng hay cờ đỏ"?!?
Tại sao chúng ta phải chọn giữa cái "cực kỳ tồi tệ" (cờ đỏ) và cái "ít xấu hơn rất nhiều" (dân chủ, nhân bản nhất cho tới nay của người Việt Nam đã từng tồn tại trong lịch sử)?!?
Tại sao chúng ta KHÔNG được quyền mơ ước / đặt niềm tin và hy vọng vào một lá cờ thứ ba của một chính thể (hậu cộng sản trong tương lai) THỰC SỰ tự do, dân chủ và nhân bản NHƯ các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức v.v..
Những người, nhất là nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ sinh sau năm 1975, mang mơ ước như thế có bị liệt vào thành phần "có thái độ trung lập" mà bạn Phạm Hồng Sơn đã nêu ra chỉ trích trong bài viết hay không?