Trần Ngọc Cư dịch
Được
đăng ngày Thứ bảy, 14 Tháng 1 2017 15:45
Trung
Quốc và Nga lợi dụng giai đoạn phương Tây mất niềm tin hiện nay để hiện đại hoá
quân đội và hành động quyết đoán nhằm chiếm đoạt các lợi ích khu vực và địa
chính trị. Những cường quốc này đã xây dựng các định chế, gồm Liên minh Kinh tế
Á Âu [the Eurasian Economic Union] và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [the Shanghai
Cooperation Organization] để giúp hai nước điều phối và hợp thức hóa một trật tự
chính trị song hành thách đố lại các chuẩn mực phương Tây về việc điều hành quốc
gia theo đường lối dân chủ và bác bỏ bất cứ một sự can thiệp bảo vệ nhân quyền
nào từ bên ngoài.
Vận
động Brexit ở Anh
Trật
tự quốc tế tự do [the liberal international order] luôn luôn đặt cơ sở trên
khái niệm tiến bộ. Kể từ 1945 đến gần đây, các nhà làm chính sách phương Tây đã
tin tưởng rằng thị trường cởi mở, thể chế dân chủ, và các quyền cá nhân của con
người sẽ dần dần lan rộng trên toàn cầu. Ngày nay, những hi vọng này có vẻ ngây
thơ.
Tại châu Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa thách đố địa vị bá quyền quân sự và kinh tế của Mỹ, khi Bắc Kinh tìm cách thu hút các đồng minh của Mỹ như Philippines và Thái Lan vào quĩ đạo của mình. Tại Trung Đông, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã không đưa được khu vực này đến một tương lai tự do hơn, hòa bình hơn sau Mùa Xuân Á Rập và tỏ ra bất lực trong việc chặn đứng cuộc chiến tại Syria. Ảnh hưởng địa chính trị của Nga đã vươn tới những điểm cao chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh, trong khi nước này đang toan tính đẩy lùi những bước tiến của phe tự do trên vòng đai của nó.
Nhưng những đe dọa nghiêm trọng hơn cho trật tự tự do phát xuất từ bên trong. Hơn 50 năm qua, Liên Âu có vẻ tiêu biểu cho lực lượng tiên phong của một chủ nghĩa tân tự do [a new liberalism] trong đó các quốc gia tập hợp chủ quyền thành một mối và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ cả. Nhưng ngày nay, trong tình thế chao đảo từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, Liên Âu đã chấm dứt bành trướng. Sau khi Anh trưng cầu ý kiến rút khỏi khối này vào tháng Sáu vừa qua, rất có thể lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Âu sẽ thu nhỏ lại.
Bên kia đại dương, cam kết của Mỹ đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu, một vai trò cho đến nay đã duy trì trật tự thế giới tự do qua nhiều thăng trầm, có vẻ trở nên yếu kém hơn bất cứ thời điểm nào kể từ Thế chiến II. Tổng thống đắc cử Đảng Cộng hòa Donald Trump vận động trên một chương trình tranh cử rõ ràng “Nước Mỹ trên hết”, cam kết tái thương thuyết các hợp đồng thương mại của Mỹ, ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin, và nêu lên nghi vấn đối với các cam kết của Mỹ với NATO. Trong khi đó, chiến lược “tái quân bình lực lượng” hướng về châu Á của Tổng thống Barack Obama cứ ì ạch chưa cất cánh nổi. Bắc Kinh nhanh chóng đưa ra viễn kiến của mình về một khu vực Á-Âu có khả năng thu hút nhiều thành viên hơn nhằm loại bỏ Hoa Kỳ và trong đó Trung Quốc sẽ đóng vai trò lãnh đạo.
Nửa thế kỷ vừa qua, trong khi các hệ thống chính trị khác sụp đổ, trật tự tự do quốc tế đã vươn dậy đối đầu với các thách đố. Nhưng bao lâu các nền kinh tế của những nước thành viên lãnh đạo vẫn còn èo uột và các định chế chính trị của chúng vẫn còn chia rẽ, thì trật tự mà chúng bảo vệ không thể lấy lại đà chính trị đã một thời giúp thể chế dân chủ bành trướng khắp hoàn cầu. Thay vào đó, trật tự này sẽ diễn biến để trở thành một dự án ít tham vọng hơn: một trật tự kinh tế quốc tế tự do [a liberal international economic order] bao gồm những quốc gia có các hệ thống chính trị khác nhau. Trong ngắn hạn, sự kiện này sẽ cho phép các nước dân chủ và các nước phi tự do [illiberal counterparts] tìm ra đường lối để sống chung. Về lâu về dài, miễn là nó có khả năng thích nghi, thể chế dân chủ tự do có thế lấy lại thế ưu việt của mình.
Tại châu Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa thách đố địa vị bá quyền quân sự và kinh tế của Mỹ, khi Bắc Kinh tìm cách thu hút các đồng minh của Mỹ như Philippines và Thái Lan vào quĩ đạo của mình. Tại Trung Đông, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã không đưa được khu vực này đến một tương lai tự do hơn, hòa bình hơn sau Mùa Xuân Á Rập và tỏ ra bất lực trong việc chặn đứng cuộc chiến tại Syria. Ảnh hưởng địa chính trị của Nga đã vươn tới những điểm cao chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh, trong khi nước này đang toan tính đẩy lùi những bước tiến của phe tự do trên vòng đai của nó.
Nhưng những đe dọa nghiêm trọng hơn cho trật tự tự do phát xuất từ bên trong. Hơn 50 năm qua, Liên Âu có vẻ tiêu biểu cho lực lượng tiên phong của một chủ nghĩa tân tự do [a new liberalism] trong đó các quốc gia tập hợp chủ quyền thành một mối và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ cả. Nhưng ngày nay, trong tình thế chao đảo từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, Liên Âu đã chấm dứt bành trướng. Sau khi Anh trưng cầu ý kiến rút khỏi khối này vào tháng Sáu vừa qua, rất có thể lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Âu sẽ thu nhỏ lại.
Bên kia đại dương, cam kết của Mỹ đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu, một vai trò cho đến nay đã duy trì trật tự thế giới tự do qua nhiều thăng trầm, có vẻ trở nên yếu kém hơn bất cứ thời điểm nào kể từ Thế chiến II. Tổng thống đắc cử Đảng Cộng hòa Donald Trump vận động trên một chương trình tranh cử rõ ràng “Nước Mỹ trên hết”, cam kết tái thương thuyết các hợp đồng thương mại của Mỹ, ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin, và nêu lên nghi vấn đối với các cam kết của Mỹ với NATO. Trong khi đó, chiến lược “tái quân bình lực lượng” hướng về châu Á của Tổng thống Barack Obama cứ ì ạch chưa cất cánh nổi. Bắc Kinh nhanh chóng đưa ra viễn kiến của mình về một khu vực Á-Âu có khả năng thu hút nhiều thành viên hơn nhằm loại bỏ Hoa Kỳ và trong đó Trung Quốc sẽ đóng vai trò lãnh đạo.
Nửa thế kỷ vừa qua, trong khi các hệ thống chính trị khác sụp đổ, trật tự tự do quốc tế đã vươn dậy đối đầu với các thách đố. Nhưng bao lâu các nền kinh tế của những nước thành viên lãnh đạo vẫn còn èo uột và các định chế chính trị của chúng vẫn còn chia rẽ, thì trật tự mà chúng bảo vệ không thể lấy lại đà chính trị đã một thời giúp thể chế dân chủ bành trướng khắp hoàn cầu. Thay vào đó, trật tự này sẽ diễn biến để trở thành một dự án ít tham vọng hơn: một trật tự kinh tế quốc tế tự do [a liberal international economic order] bao gồm những quốc gia có các hệ thống chính trị khác nhau. Trong ngắn hạn, sự kiện này sẽ cho phép các nước dân chủ và các nước phi tự do [illiberal counterparts] tìm ra đường lối để sống chung. Về lâu về dài, miễn là nó có khả năng thích nghi, thể chế dân chủ tự do có thế lấy lại thế ưu việt của mình.
CHỦ NGHĨA TỰ DO THỜI
CAO ĐIỂM
Sau thế chiến II, các nhà làm chính sách phương Tây, nhất là tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, bắt đầu xây dựng một hệ thống toàn cầu nhằm đảm bảo họ sẽ không bao giờ lặp lại những thảm họa về hợp tác quốc tế của giai đoạn ở giữa hai cuộc đại chiến. Những kiến trúc sư của hệ thống này không những tìm cách thúc đẩy phát triển kinh tế và thoả mãn tự do cá nhân mà còn duy trì hòa bình thế giới. Họ tranh luận rằng hi vọng tốt đẹp nhất cho viễn tượng này nằm trong thị trường tự do, các quyền cá nhân, chế độ pháp trị, và các chính phủ dân cử chịu sự giám sát của tư pháp độc lập, báo chí tự do, và các tổ chức xã hội dân sự vững mạnh.
Nằm ở trung tâm của trật tự này là các định chế Bretton Woods [thỏa ước về tiền tệ và hối suất ký kết tại Bretton Woods, New Hampshire, 1944 – ND] – Quĩ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – và Thỏa ước Chung về Thuế quan và Mậu dịch, về sau trở thành Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1995. Nền móng củng cố tất cả những định chế này là sự tin tưởng rằng các thị trường cởi mở và minh bạch với sự can thiệp tối thiểu từ Chính phủ -- cái được gọi là đồng thuận Washington [the Washington concensus] -- sẽ đặt nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế. Được chỉ đạo bởi những nguyên tắc này, sự hậu thuẫn của Mỹ trong các lãnh vực kinh tế, quân sự và ngoại giao đã giúp Đức và các nước Tây Âu, cũng như Nhật Bản, hồi phục từ sự tàn phá của Thế chiến II.
Các nhà làm chính sách phương Tây tin tưởng rằng các chuyển đổi sang thị trường cởi mở tất yếu sẽ dẫn đến sự bành trướng của thể chế dân chủ. Có nhiều trường hợp đã chứng minh rằng họ đúng. Thể chế dân chủ tự do dần dần lan rộng khắp châu Âu, châu Á, châu Mỹ-La tinh, và châu Phi phía Nam sa mạc Sahara, nhất là kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận Freedom House, số Chính phủ dân chủ đã tăng từ 44 vào năm 1997 lên đến 86 năm 2015, gắn liền với 68 phần trăm GDP toàn cầu và 40 phần trăm dân số thế giới.
Trong quá trình bành trướng của trật tự này, một khái niệm tự do mới đã thắng thế: rằng những Chính phủ đàn áp dân chúng và tạo bất ổn cho các nước láng giềng sẽ đánh mất chủ quyền cai trị [their sovereign right to rule]. Toà Hình sự Quốc tế (ICC), một định chế có quyền xâm phạm chủ quyền của một nước khi nhân danh công lý, được thành lập năm 1998. Một năm sau đó, Thủ tướng Anh Tony Blair đưa ra học thuyết về chủ nghĩa can thiệp tự do [free interventionism] tại thành phố Chicago. Ông tuyên bố rằng trong một thế giới ngày càng tùy thuộc vào nhau, “nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ cần phải được hạn chế trong một số khía cạnh quan trọng.” Năm 2005, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc phê chuẩn “trách nhiệm bảo hộ” [the responsibility to protect, còn gọi R2P], một khái niệm cho rằng khi một Nhà nước không ngăn chặn được các hành động tàn bạo, các Chính phủ nước ngoài có thể can thiệp để chận đứng chúng. Trong một trật tự quốc tế tự do đang lên, nguyên tắc cơ bản của Hòa ước Westphalia theo đó các Chính phủ có chủ quyền nắm quyền kiểm soát công việc nội bộ của mình -- nguyên tắc làm nền tảng cho luật pháp quốc tế và LHQ – ngày càng lệ thuộc vào việc các Chính phủ tuân theo các chuẩn mực phương Tây về nhân quyền. Trật tự tự do dường như đang đặt ra các qui tắc cho toàn thể cộng đồng quốc tế.
Sau thế chiến II, các nhà làm chính sách phương Tây, nhất là tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, bắt đầu xây dựng một hệ thống toàn cầu nhằm đảm bảo họ sẽ không bao giờ lặp lại những thảm họa về hợp tác quốc tế của giai đoạn ở giữa hai cuộc đại chiến. Những kiến trúc sư của hệ thống này không những tìm cách thúc đẩy phát triển kinh tế và thoả mãn tự do cá nhân mà còn duy trì hòa bình thế giới. Họ tranh luận rằng hi vọng tốt đẹp nhất cho viễn tượng này nằm trong thị trường tự do, các quyền cá nhân, chế độ pháp trị, và các chính phủ dân cử chịu sự giám sát của tư pháp độc lập, báo chí tự do, và các tổ chức xã hội dân sự vững mạnh.
Nằm ở trung tâm của trật tự này là các định chế Bretton Woods [thỏa ước về tiền tệ và hối suất ký kết tại Bretton Woods, New Hampshire, 1944 – ND] – Quĩ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – và Thỏa ước Chung về Thuế quan và Mậu dịch, về sau trở thành Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1995. Nền móng củng cố tất cả những định chế này là sự tin tưởng rằng các thị trường cởi mở và minh bạch với sự can thiệp tối thiểu từ Chính phủ -- cái được gọi là đồng thuận Washington [the Washington concensus] -- sẽ đặt nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế. Được chỉ đạo bởi những nguyên tắc này, sự hậu thuẫn của Mỹ trong các lãnh vực kinh tế, quân sự và ngoại giao đã giúp Đức và các nước Tây Âu, cũng như Nhật Bản, hồi phục từ sự tàn phá của Thế chiến II.
Các nhà làm chính sách phương Tây tin tưởng rằng các chuyển đổi sang thị trường cởi mở tất yếu sẽ dẫn đến sự bành trướng của thể chế dân chủ. Có nhiều trường hợp đã chứng minh rằng họ đúng. Thể chế dân chủ tự do dần dần lan rộng khắp châu Âu, châu Á, châu Mỹ-La tinh, và châu Phi phía Nam sa mạc Sahara, nhất là kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận Freedom House, số Chính phủ dân chủ đã tăng từ 44 vào năm 1997 lên đến 86 năm 2015, gắn liền với 68 phần trăm GDP toàn cầu và 40 phần trăm dân số thế giới.
Trong quá trình bành trướng của trật tự này, một khái niệm tự do mới đã thắng thế: rằng những Chính phủ đàn áp dân chúng và tạo bất ổn cho các nước láng giềng sẽ đánh mất chủ quyền cai trị [their sovereign right to rule]. Toà Hình sự Quốc tế (ICC), một định chế có quyền xâm phạm chủ quyền của một nước khi nhân danh công lý, được thành lập năm 1998. Một năm sau đó, Thủ tướng Anh Tony Blair đưa ra học thuyết về chủ nghĩa can thiệp tự do [free interventionism] tại thành phố Chicago. Ông tuyên bố rằng trong một thế giới ngày càng tùy thuộc vào nhau, “nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ cần phải được hạn chế trong một số khía cạnh quan trọng.” Năm 2005, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc phê chuẩn “trách nhiệm bảo hộ” [the responsibility to protect, còn gọi R2P], một khái niệm cho rằng khi một Nhà nước không ngăn chặn được các hành động tàn bạo, các Chính phủ nước ngoài có thể can thiệp để chận đứng chúng. Trong một trật tự quốc tế tự do đang lên, nguyên tắc cơ bản của Hòa ước Westphalia theo đó các Chính phủ có chủ quyền nắm quyền kiểm soát công việc nội bộ của mình -- nguyên tắc làm nền tảng cho luật pháp quốc tế và LHQ – ngày càng lệ thuộc vào việc các Chính phủ tuân theo các chuẩn mực phương Tây về nhân quyền. Trật tự tự do dường như đang đặt ra các qui tắc cho toàn thể cộng đồng quốc tế.
Vận
động tranh cử của Donald Trump
TRẬT TỰ TAN RÃ
Nhưng trong thập niên vừa qua, phải đương đầu với các khủng hoảng tài chính, với các cuộc nổi dậy của phong trào dân túy, và với sự tái xuất hiện các cường quốc độc tài, trật tự quốc tế tự do đã và đang vấp ngả. Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, kể từ 2006, thế giới đã đi vào một “cuộc suy thoái dân chủ”: sự bành trướng của tự do cá nhân và thể chế dân chủ đã khựng lại, nếu không muốn nói đang trên đường rút lui.
Mối nguy nghiêm trọng nhất phát xuất từ bên trong. Các cường quốc lãnh đạo của hệ thống tự do đang đối diện với tình trạng bấp bênh chính trị và kinh tế kéo dài. Hơn 25 năm qua, đồng lương trung bình tại Mỹ và châu Âu dậm chân tại chỗ, đã bào mòn uy tín của các giới tinh hoa và sức thu hút của công cuộc toàn cầu hóa. Việc mở rộng các nền kinh tế hơn bao giờ hết để đón nhận thương mại, đầu tư, và dân nhập cư đã gia tăng tổng số của cải của các quốc gia, nhưng việc này không mang lại các thành quả cục bộ cho nhiều thành phần xã hội rộng lớn. Việc điều tiết tài chính lỏng lẻo diễn ra trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và việc đổ tiền để cứu các ngân hàng sau đó đã làm lung lay niềm tin của người dân đối với Chính phủ, và cuộc Đại Suy thoái này đã xói mòn hậu thuẫn của họ đối với các thị trường tư bản thông thoáng [open capital markets] hình như chỉ làm lợi cho một giới tinh hoa toàn cầu nhỏ bé.
Chiến thắng của Trump, quyết định rời EU của đa số cử tri Anh, và sự trỗi dậy của các đảng dân túy tại miền Bắc phồn thịnh và miền Nam nghèo khó của châu Âu là những triệu chứng rõ ràng cho một tâm lý bất mãn sâu sắc với tiến trình toàn cầu hóa. Tâm trạng này cũng được phản ánh trong sự suy sụp hậu thuẫn tại Mỹ và EU đối với việc mở rộng mậu dịch quốc tế, dù thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Trong một cuộc thăm dò năm 2014 của Cơ quan Nghiên cứu PEW, 87 phần trăm số người trả lời tại các nước đang phát triển đồng ý rằng mậu dịch có lợi cho kinh tế, trong khi vào khoảng một nửa số người trả lời tại Pháp, Ý, và Hoa Kỳ nói rằng họ tin rằng mậu dịch đang hủy hoại công ăn việc làm và hạ thấp đồng lương lao động.
Khắp châu Âu, sự phản kháng đối với việc đẩy mạnh hội nhập chính trị đã gia tăng. Trong 60 năm qua, sự tự nguyện của các quốc gia thành viên Liên Âu trong việc tập hợp sức mạnh chủ quyền thành một mối trong những cơ cấu pháp lý siêu dân tộc [supranational legal structures] đã cung cấp một chuẩn mực cho những nước khác đang tìm cách hợp tác chặt chẽ với nhau hơn trong khu vực của mình. Như nhà khoa học chính trị Simon Serfaty đã phát biểu vào năm 2003, người châu Âu đã chuyển hóa hệ thống quản trị chính trị của họ từ quốc gia-đô thị [city-states] sang quốc gia-dân tộc [nation-states] sang quốc gia thành viên [member-states]. Hiện nay, tiến trình này đã khựng lại – và rất có thể sẽ quay ngược trở lại.
Việc Vương quốc Anh trưng cầu ý kiến để ra khỏi EU có thể là một bằng chứng cho thấy Anh có xu thế đứng ngoài: mãi đến năm 1973, tức 16 năm sau ngày EU thành lập, Vương quốc Anh mới gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của EU; Vương quốc Anh có một lịch sử hoài nghi lâu đời đối với châu Âu [a long history of Euroskepticism]; Anh quyết định ra khỏi đồng tiền duy nhất cho toàn khối EU và chia tay với khu vực Schengen [gồm 26 quốc gia] có biên giới bỏ ngõ cho nhau. Các nước khác chắc sẽ không theo bước chân của Anh để rời EU. Nhưng ít có lãnh đạo châu Âu nào muốn tiếp tục hi sinh chủ quyền của đất nước mình. Nhiều quốc gia châu Âu đã bác bỏ yêu cầu của EU đòi hỏi họ phải chấp nhận một hạng ngạch người tị nạn [a quota of refugees]. Các thành viên giàu trong khu vực đồng euro đang từ chối góp các nguồn lực tài chính của họ vào một kế hoạch đóng bảo hiểm chung nhằm đảm bảo tính khả thi về lâu về dài của tiền tệ duy nhất [tức đồng euro]. Ngày nay, nhiều chính khách châu Âu đang đòi hỏi thêm quyền kiểm soát chủ quyền quốc gia trong việc áp dụng các luật hiện hành của EU và việc thiết kế các hình thức mới cho công cuộc hội nhập.
Trong bối cảnh này, niềm hi vọng rằng EU có thể cung ứng một mô hình cho việc tự do hội nhập tại các khu vực khác có vẻ ngày càng mai một. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Thị trường chung Nam Mỹ Mercosur, Liên minh châu Phi, và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh vẫn chỉ là những cơ chế hợp tác kinh tế và chính trị rất hạn chế giữa các Chính phủ. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga lợi dụng giai đoạn phương Tây mất niềm tin hiện nay để hiện đại hoá quân đội và hành động quyết đoán nhằm chiếm đoạt các lợi ích khu vực và địa chính trị. Những cường quốc này đã xây dựng các định chế, gồm Liên minh Kinh tế Á Âu [the Eurasian Economic Union] và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [the Shanghai Cooperation Organization] để giúp hai nước điều phối và hợp thức hóa một trật tự chính trị song hành thách đố lại các chuẩn mực phương Tây về việc điều hành quốc gia theo đường lối dân chủ và bác bỏ bất cứ một sự can thiệp bảo vệ nhân quyền nào từ bên ngoài.
Nhưng trong thập niên vừa qua, phải đương đầu với các khủng hoảng tài chính, với các cuộc nổi dậy của phong trào dân túy, và với sự tái xuất hiện các cường quốc độc tài, trật tự quốc tế tự do đã và đang vấp ngả. Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, kể từ 2006, thế giới đã đi vào một “cuộc suy thoái dân chủ”: sự bành trướng của tự do cá nhân và thể chế dân chủ đã khựng lại, nếu không muốn nói đang trên đường rút lui.
Mối nguy nghiêm trọng nhất phát xuất từ bên trong. Các cường quốc lãnh đạo của hệ thống tự do đang đối diện với tình trạng bấp bênh chính trị và kinh tế kéo dài. Hơn 25 năm qua, đồng lương trung bình tại Mỹ và châu Âu dậm chân tại chỗ, đã bào mòn uy tín của các giới tinh hoa và sức thu hút của công cuộc toàn cầu hóa. Việc mở rộng các nền kinh tế hơn bao giờ hết để đón nhận thương mại, đầu tư, và dân nhập cư đã gia tăng tổng số của cải của các quốc gia, nhưng việc này không mang lại các thành quả cục bộ cho nhiều thành phần xã hội rộng lớn. Việc điều tiết tài chính lỏng lẻo diễn ra trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và việc đổ tiền để cứu các ngân hàng sau đó đã làm lung lay niềm tin của người dân đối với Chính phủ, và cuộc Đại Suy thoái này đã xói mòn hậu thuẫn của họ đối với các thị trường tư bản thông thoáng [open capital markets] hình như chỉ làm lợi cho một giới tinh hoa toàn cầu nhỏ bé.
Chiến thắng của Trump, quyết định rời EU của đa số cử tri Anh, và sự trỗi dậy của các đảng dân túy tại miền Bắc phồn thịnh và miền Nam nghèo khó của châu Âu là những triệu chứng rõ ràng cho một tâm lý bất mãn sâu sắc với tiến trình toàn cầu hóa. Tâm trạng này cũng được phản ánh trong sự suy sụp hậu thuẫn tại Mỹ và EU đối với việc mở rộng mậu dịch quốc tế, dù thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Trong một cuộc thăm dò năm 2014 của Cơ quan Nghiên cứu PEW, 87 phần trăm số người trả lời tại các nước đang phát triển đồng ý rằng mậu dịch có lợi cho kinh tế, trong khi vào khoảng một nửa số người trả lời tại Pháp, Ý, và Hoa Kỳ nói rằng họ tin rằng mậu dịch đang hủy hoại công ăn việc làm và hạ thấp đồng lương lao động.
Khắp châu Âu, sự phản kháng đối với việc đẩy mạnh hội nhập chính trị đã gia tăng. Trong 60 năm qua, sự tự nguyện của các quốc gia thành viên Liên Âu trong việc tập hợp sức mạnh chủ quyền thành một mối trong những cơ cấu pháp lý siêu dân tộc [supranational legal structures] đã cung cấp một chuẩn mực cho những nước khác đang tìm cách hợp tác chặt chẽ với nhau hơn trong khu vực của mình. Như nhà khoa học chính trị Simon Serfaty đã phát biểu vào năm 2003, người châu Âu đã chuyển hóa hệ thống quản trị chính trị của họ từ quốc gia-đô thị [city-states] sang quốc gia-dân tộc [nation-states] sang quốc gia thành viên [member-states]. Hiện nay, tiến trình này đã khựng lại – và rất có thể sẽ quay ngược trở lại.
Việc Vương quốc Anh trưng cầu ý kiến để ra khỏi EU có thể là một bằng chứng cho thấy Anh có xu thế đứng ngoài: mãi đến năm 1973, tức 16 năm sau ngày EU thành lập, Vương quốc Anh mới gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của EU; Vương quốc Anh có một lịch sử hoài nghi lâu đời đối với châu Âu [a long history of Euroskepticism]; Anh quyết định ra khỏi đồng tiền duy nhất cho toàn khối EU và chia tay với khu vực Schengen [gồm 26 quốc gia] có biên giới bỏ ngõ cho nhau. Các nước khác chắc sẽ không theo bước chân của Anh để rời EU. Nhưng ít có lãnh đạo châu Âu nào muốn tiếp tục hi sinh chủ quyền của đất nước mình. Nhiều quốc gia châu Âu đã bác bỏ yêu cầu của EU đòi hỏi họ phải chấp nhận một hạng ngạch người tị nạn [a quota of refugees]. Các thành viên giàu trong khu vực đồng euro đang từ chối góp các nguồn lực tài chính của họ vào một kế hoạch đóng bảo hiểm chung nhằm đảm bảo tính khả thi về lâu về dài của tiền tệ duy nhất [tức đồng euro]. Ngày nay, nhiều chính khách châu Âu đang đòi hỏi thêm quyền kiểm soát chủ quyền quốc gia trong việc áp dụng các luật hiện hành của EU và việc thiết kế các hình thức mới cho công cuộc hội nhập.
Trong bối cảnh này, niềm hi vọng rằng EU có thể cung ứng một mô hình cho việc tự do hội nhập tại các khu vực khác có vẻ ngày càng mai một. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Thị trường chung Nam Mỹ Mercosur, Liên minh châu Phi, và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh vẫn chỉ là những cơ chế hợp tác kinh tế và chính trị rất hạn chế giữa các Chính phủ. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga lợi dụng giai đoạn phương Tây mất niềm tin hiện nay để hiện đại hoá quân đội và hành động quyết đoán nhằm chiếm đoạt các lợi ích khu vực và địa chính trị. Những cường quốc này đã xây dựng các định chế, gồm Liên minh Kinh tế Á Âu [the Eurasian Economic Union] và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [the Shanghai Cooperation Organization] để giúp hai nước điều phối và hợp thức hóa một trật tự chính trị song hành thách đố lại các chuẩn mực phương Tây về việc điều hành quốc gia theo đường lối dân chủ và bác bỏ bất cứ một sự can thiệp bảo vệ nhân quyền nào từ bên ngoài.
(Còn
1 kì nữa)
*
*
Trần
Ngọc Cư dịch
15-1-2017
15-1-2017
NƯỚC MỸ TRÊN ĐƯỜNG RÚT LUI
Các nhà lãnh đạo nhóm
BRICS
Trong
bảy thập niên qua, Hoa Kỳ cung cấp một chiếc dù an ninh, ở dưới đó hệ thống quốc
tế tự do đã lớn mạnh. Nhưng hiện nay, Hoa Kỳ đang hướng vào bên trong hơn bất cứ
một thời điểm nào kể từ Thế chiến II. Sau các cuộc chiến tốn kém tại
Afghanistan và Iraq và tình trạng hỗn loạn tiếp theo sau vụ can thiệp vào
Libya, Obama đã rà soát lại vai trò quốc tế của Mỹ, thường xuyên khuyến khích
các đồng minh của Mỹ tại châu Âu và Trung Đông nhận thêm trách nhiệm bảo vệ an
ninh của chính họ. Trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng của mình, Trump đã bẻ quẹo
luận cứ này thành một cuộc đổi chác mua bán rõ ràng: Mỹ sẽ trở thành một siêu
cường đánh thuê [a mercenary superpower], chỉ bảo vệ những nước nào chịu chi trả,
ngõ hầu Mỹ có thể tập trung vào nỗ lực phục hồi lại sức mạnh vĩ đại của mình đối
với người dân trong nước. Với tư duy này, Trump quên mất bài học đắt giá là, đầu
tư vào an ninh của các đồng minh của Mỹ là đường lối hữu hiệu nhất để bảo vệ an
ninh và các lợi ích kinh tế của chính nước Mỹ. Tuy nhiên, việc Trump sẽ lãnh đạo
đất nước đích xác theo đường lối nào thì vẫn còn chưa rõ.
Dù
đúng dù sai, các đồng minh của Hoa Kỳ, từ Âu sang Á, hiện đang lo sợ rằng siêu
cường Mỹ có thể không còn là một đối tác dấn thân và tôn trọng các cam kết. Những
mối lo này đã dấy lên vào một giai đoạn nguy hiểm. Một châu Âu đang chao đảo vì
sự yếu kém về định chế và kinh tế, rất dễ bị tổn thương trước các hình thức áp
lực khác nhau mà Nga đang sử dụng hiện nay, gồm hỗ trợ tài chính cho các đảng
dân túy châu Âu và đe dọa mở các cuộc điều binh trên các đường biên giới phía
đông của NATO. Bất chấp những yếu kém kinh tế của Nga, chủ trương của Putin về
một trật tự châu Âu mới, đặt cơ sở trên chủ quyền văn hóa và dân tộc, có sức
thu hút mạnh mẽ đối với các đảng phái dân tộc chủ nghĩa ngày một ồn ào tại châu
Âu, từ Đảng Độc lập Vương quốc Anh đến Mặt trận Dân tộc Pháp và Fidesz [Liên
minh những người Dân chủ trẻ] của Hungary, mà lãnh đạo đảng, Thủ tướng Viktor
Orban, đã công khai cổ vũ việc xây dựng một “Nhà nước dân chủ phi tự do” [an
illiberal state].
Nhiều đồng minh khác và đối tác dân chủ của Mỹ trên thế giới cũng đang lúng túng. Nhật Bản và Nam Hàn đang vất vả phấn đấu để đối đầu với hai thách đố đến cùng một lúc, dân số già nua và nền kinh tế quá lệ thuộc vào xuất khẩu. Nhưng những xung khắc lịch sử không cho phép hai nước đưa ra một mặt trận thống nhất để thúc đẩy thể chế dân chủ tự do trong khu vực. Những quốc gia dân chủ có thị trường mới nổi, như Brazil, Ấn Độ, Nigeria, và Nam Phi, cho tới nay vẫn chưa khắc phục được những trở ngại cố hữu đối với việc tăng trưởng kinh tế bền vững và sự đoàn kết xã hội. Ngoài ra, việc nhận thức rằng quyền lực toàn cầu của Mỹ đang suy yếu và rằng đồng thuận Washington không đảm bảo tiến bộ kinh tế đã khuyến khích các thủ lĩnh độc tài tại những nước khác nhau như Philippines, Thái Lan, và Turkey -- những thủ lĩnh đã và đang làm suy yếu các cơ chế kiểm soát và quân bình quyền lực vốn là nền móng củng cố thể chế dân chủ tự do.
NGƯỜI CHÊ TA ĐỤC, NGƯỜI ĐÀ TRONG CHƯA (POT, KETTLE)
Rõ ràng là, các nước hậu thuẫn trật tự quốc tế tự do từ lâu đã bày tỏ một sự cam kết thiếu nhất quán đối với các nguyên tắc của hệ thống này. Hoa Kỳ và đồng minh nói chung có lẽ đã thúc đẩy việc tôn trọng chế độ pháp trị và điều hành đất nước một cách cởi mở bên trong biên giới của mình, nhưng mục tiêu chủ yếu ở bên ngoài khối này là bảo vệ an ninh và các lợi ích kinh tế của phương Tây, cho dù làm như thế có gây tổn thương cho uy tín của hệ thống quốc tế tự do đi nữa.
Mỹ thường hành động đơn phương hoặc một cách có chọn lọc tuân theo những luật lệ của trật tự quốc tế mà Mỹ hậu thuẫn. Mỹ xâm lược Iraq dưới một sự ủy nhiệm hợp pháp bị nhiều nước chống đối, và Quốc hội Mỹ đã từ chối phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển, một trong số nhiều công ước và hiệp ước đa phương khác. Và năm 2011, các Chính phủ Anh, Pháp, và Mỹ đã lạm dụng sự ủy nhiệm -- được ban bố bởi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân tại Libya – khi các Chính phủ này tham gia lật đổ lãnh tụ của Libya, Muammar al-Qaddafi. Và nhiều Chính phủ phương Tây thay phiên nhau lên án Nga và Tổng thống Bashar al-Assad của Syria đã oanh kích bừa bãi thường dân tại Syria trong khi chính những nước phương Tây này lại hậu thuẫn chiến dịch đẫm máu của Saudi Arabia tại Yemen.
Do đó, người ta không mấy ngạc nhiên khi các đối thủ của phương Tây lý giải rằng những lời kêu gọi nới rộng trật tự quốc tế tự do chỉ là một lý cớ để bành trướng quyền lực chính trị phương Tây. Putin nêu lên chủ đề này vào tháng Mười vừa qua, tại cuộc họp thường niên của Hội quán Đối thoại Valdai, khi ông lên án Hoa Kỳ về việc thúc đẩy toàn cầu hóa và an ninh “cho chính mình, cho một thiểu số quốc gia, nhưng không cho tất cả thế giới.” Người ta cũng không ngạc nhiên là, định chế đa phương chính của thế giới, Hội đồng Bảo an LHQ, vẫn còn đóng băng bởi những bế tắc xưa cũ, chia rẽ vì những bất đồng giữa một bên là Nga và Trung Quốc và bên kia là Pháp, Anh, và Mỹ. Do đó, những nỗ lực của phe tự do nhằm cải tổ quan niệm chủ quyền quốc gia, như đưa ra khái niệm trách nhiệm bảo hộ [the responsibility to protect/R2P] và việc thành lập Toà Hình sự Quốc tế, không có tính hợp pháp quốc tế [international legitimacy] -- chẳng hạn, ta có thể dẫn chứng sự thất bại đang diễn ra trong việc ngăn chặn bạo động tại Syria và việc trong tháng Mười vừa qua các nước Burundi, Gambia, và Nam Phi tuyên bố sẽ rút chân ra khỏi Toà án Hình sự Quốc tế. Thậm chí Internet, từng hứa hẹn thúc đẩy một trật tự quốc tế tự do thông thoáng hơn bằng cách gia tăng quyền lực cho cá nhân thay vì cho Chính phủ, đang ngày càng bị khống chế bởi sự phân cực ý thức hệ liên quan đến các tường lửa quốc gia, các phương pháp giám sát, và các vi phạm quyền riêng tư.
GIỮ GÌN TRẬT TỰ
Liệu những thách đố này có báo hiệu sự cáo chung của trật tự quốc tế tự do không? Chắc là không. Các nước dân chủ tự do có truyền thống lâu đời vẫn giữ được sức bật của mình. Dù họ có đối mặt với bất cứ thách đố nào trong nước, từ tình trạng bất bình đẳng đến nạn thất nghiệp, họ vẫn có thể tiếp cận vấn đề từ thế mạnh so với các nước có thị trường mới nổi, trong đó có nhiều nước có mức tăng trưởng GDP cao nhưng chưa có thể chuyển đổi từ tăng trưởng do xuất khẩu và đầu tư [export- and investment-led growth] sang tăng trưởng do tiêu thụ và sáng kiến [consumtion- and innovation-driven growth]. Các thể chế dân chủ phương Tây được thiết kế để cho phép người dân nói lên những bức xúc và đổi mới tầng lớp lãnh đạo chính trị. Các nền kinh tế phương Tây hoạt động một cách tương đối năng động, minh bạch và cởi mở, do đó thúc đẩy được sáng kiến. Những phẩm chất này cho phép các định chế chính trị của họ dễ dàng phục hồi tính hợp pháp và các nền kinh tế của họ nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Trái lại, các nước trung ương tập quyền hay phi tự do, chưa chứng minh được rằng các hệ thống chính trị của họ sẽ tồn tại sau các chuyển đổi kinh tế mà họ đang tiến hành.
Tuy vậy, các nước dân chủ tự do không thể trì hoãn các quyết định chính trị khó khăn thêm nữa. Họ cần phải chỉnh sửa chính mình nếu muốn duy trì trật tự quốc tế tự do của họ. Họ cần đẩy mạnh năng suất cũng như đồng lương công nhân, nâng cao sự tham gia của lực lượng lao động thậm chí trong khi các công nghệ mới loại bỏ công ăn việc làm cũ, giúp người di dân hội nhập vào đời sống, đồng thời quản lý các xã hội đang già nua, từng bước diễn tiến từ nhà nước phúc lợi có ngân sách trung ương sang các xã hội phúc lợi do địa phương quản trị, trong đó các vùng, các thành phố, và các chính quyền đô thị tự trị kiểm soát một phần lợi tức thuế [tax income] lớn hơn trước và nhờ thế có thể điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ xã hội phù hợp với các nhu cầu địa phương. Các Chính phủ tự do có thể vươn lên đáp trả những thách đố này, hoặc là bằng cách đầu tư hơn nữa vào giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số [physical and digital infrastructure], hoặc là hiện đại hóa các qui định thường bóp nghẹt doanh nghiệp và đà tăng trưởng trong khu vực dịch vụ. Đây có thể chỉ là những bước khiêm nhượng. Nhưng sức hấp dẫn và, trên thực tế, sự tồn tại của một trật tự quốc tế tự do tùy thuộc vào khả năng mang lại những lợi ích cho các xã hội nằm trong trật tự này, những lợi ích ưu việt hơn bất cứ một trật tự nào khác.
Nếu thế giới tự do có thể điều chỉnh lại hướng đi của mình và tránh áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, nó có khả năng thấy được rằng các cường quốc đang lên phi-phương Tây (non-Western rising powers), chủ yếu là Trung Quốc, sẽ muốn duy trì trật tự kinh tế quốc tế hiện hành với các thị trường tương đối cởi mở và các luồng đầu tư tự do. Dẫu sao, chỉ bằng cách thông qua sự hội nhập liên tục vào chuỗi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nhân lực, và kiến thức toàn cầu, các thị trường mới nổi [emerging makets] mới có thể đáp ứng các nguyện vọng của giai cấp trung lưu đang gia tăng tại nước họ. Như học giả G. John Ikenberry nhận xét trong cuốn Liberal Leviathan, một tác phẩm ông xuất bản năm 2011, Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có khả năng cao nhất trong việc định đoạt tương lai của trật tự thế giới – có thể cả hai đều không nhân nhượng trên các nguyên tắc cốt lõi về việc quản trị đất nước và an ninh quốc gia, nhưng họ có thể chung sống tốt đẹp nhất và cùng phát triển trong một trật tự kinh tế quốc tế tự do.
Do đó, việc Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế đều đặn hoàn toàn nằm trong lợi ích của phương Tây. Các thị trường hàng hóa, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng của Mỹ và châu Âu cần phải tiếp tục đón nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [foreign direct investment] của Trung Quốc, miễn là các công ty Trung Quốc phải tuân theo luật lệ của Mỹ và châu Âu về an ninh, về tính minh bạch và việc bảo vệ tài sản trí tuệ. Các nước châu Âu cần phải áp dụng một đường lối tương tự với Nga, miễn là các công ty Nga tuân theo luật lệ của EU. Một sự cam kết với nhau để duy trì trật tự kinh tế quốc tế tự do sẽ giúp các Chính phủ phương Tây và các Chính phủ đối tác phi tự do mở ra các đại lộ khác dẫn đến việc hợp tác trên các thách đố chung, như chủ nghĩa khủng bố và thay đổi khí hậu, như Trung Quốc và Hoa Kỳ từng thực hiện trong vài năm qua.
Trong khi đó, các Chính phủ và doanh nghiệp châu Âu cần phải tham gia nỗ lực do Trung Quốc lãnh đạo nhằm nối Đông Bắc Á với châu Âu xuyên qua lục địa Á-Âu, một phần của chuỗi dự án hạ tầng cơ sở khu vực được mênh danh Sáng kiến một Vành đai một Con đường [the Belt and Road Initiative]. Năm 2016, khối lượng thương mại toàn cầu bị ứ đọng trong quí I, rồi rớt xuống 0,8% vào quí II. Điều này phản ánh một sự sa sút có tính cơ cấu đang diễn ra trong tỉ lệ tăng trưởng mậu dịch, trong khi các thị trường mới nổi, như Trung Quốc, chế tạo thêm sản phẩm của mình và các nước phát triển mang một số công việc chế tạo về nước. Trong bối cảnh này, việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nối những vùng ven biển thịnh vượng của châu Á với những vùng nội địa kém phát triển và sau đó với châu Âu có thể tạo thêm cơ hội tăng trưởng kinh tế trong cả hai thế giới, tự do và phi tự do [the liberal and the illiberal worlds]. Thay vì chống lại những sáng kiến này, Hoa Kỳ nên hậu thuẫn những định chế tài chính vùng và đa phương do phương Tây lãnh đạo, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Xây dựng châu Âu, và Ngân hàng Phát triển châu Á, khi chúng hợp lực với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á và Ngân hàng Phát triển Mới (được thiết lập bởi khối BRICS – Brazil, Russia, India, China, và South Africa) để theo đuổi những dự án nằm trong lợi ích kinh tế của mọi nước đồng thời tuân theo những nguyên tắc bền vững về môi trường và tài chính.
Một sự hợp tác tương tự sẽ khó xây dựng với Nga. Hệ thống quản trị kinh tế và chính trị trung ương tập quyền và thiếu minh bạch của Nga khiến cho một sự hội nhập sâu sắc hơn trở thành xung khắc với thị trường và hệ thống dựa vào luật lệ của EU. Ngoài ra, các thành viên khối NATO đã bắt đầu một sự nâng cấp rất cần thiết về quân sự để sẵn sàng đối đầu với những khiêu khích gần đây của Nga. Những căng thẳng của EU và NATO với Nga có khả năng kéo dài, mặc dù việc Trump đắc cử Tổng thống báo hiệu một sự thay đổi trong các quan hệ Mỹ-Nga. Tuy nhiên, sáng kiến của Trung Quốc nhằm xây dựng các con đường mới để kết nối với kinh tế Á-Âu có thể cung cấp một phương án khác cho Hoa Kỳ và châu Âu đối phó với Nga.
Các nước đã bỏ công xây dựng trật tự quốc tế tự do, hiện nay trở nên suy yếu hơn so với ba thế hệ giàu mạnh trước đây. Họ không còn là tấm gương chứng tỏ cho các nước khác thấy sức mạnh của các hệ thống quản trị chính trị và kinh tế tự do. Vì thế, các Chính phủ độc tài có thể ra sức thành lập một trật tự chính trị khác để thay thế, một trật tự được cai trị bằng sức mạnh hơn là dựa vào luật lệ quốc tế.
Nhưng các nhà làm chính sách của phe tự do sẽ sai lầm nếu chỉ thúc đẩy nước mình trở về thế cương quyết phòng ngự hay sử dụng chính sách ngăn chặn. Một bế tắc kéo dài giữa phe ủng hộ trật tự quốc tế tự do và phe chống đối nó có thể vô tình dẫn đến xung đột vũ trang. Một đường lối tốt đẹp hơn sẽ là, các nước tự do phải dọn mình để chấp nhận một thời kỳ sống chung gượng gạo với các nước phi tự do, hợp tác trong một số trường hợp và cạnh tranh trong những trường hợp khác [“vừa hợp tác, vừa đấu tranh”]. Thế giới chính trị quốc tế sẽ tiếp tục chia rẽ giữa các nước tự do và các nước trung ương tập quyền, nhưng cả hai phe đều sẽ phụ thuộc vào một trật tự kinh tế quốc tế tự do [a liberal international economic order] vì thịnh vượng và an ninh nội bộ của họ. Thời gian sẽ cho biết chính thể nào có sức bật mạnh hơn. Nếu lịch sử cho ta ít nhiều chỉ dấu, thì thể chế dân chủ tự do vẫn là một dự đoán hay nhất.
-----------
ROBIN NIBLETT là Giám đốc của Chatham House, [Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các Vấn đề Quốc tế / The Royal Institute of International Affairs].
Nguồn :
Nhiều đồng minh khác và đối tác dân chủ của Mỹ trên thế giới cũng đang lúng túng. Nhật Bản và Nam Hàn đang vất vả phấn đấu để đối đầu với hai thách đố đến cùng một lúc, dân số già nua và nền kinh tế quá lệ thuộc vào xuất khẩu. Nhưng những xung khắc lịch sử không cho phép hai nước đưa ra một mặt trận thống nhất để thúc đẩy thể chế dân chủ tự do trong khu vực. Những quốc gia dân chủ có thị trường mới nổi, như Brazil, Ấn Độ, Nigeria, và Nam Phi, cho tới nay vẫn chưa khắc phục được những trở ngại cố hữu đối với việc tăng trưởng kinh tế bền vững và sự đoàn kết xã hội. Ngoài ra, việc nhận thức rằng quyền lực toàn cầu của Mỹ đang suy yếu và rằng đồng thuận Washington không đảm bảo tiến bộ kinh tế đã khuyến khích các thủ lĩnh độc tài tại những nước khác nhau như Philippines, Thái Lan, và Turkey -- những thủ lĩnh đã và đang làm suy yếu các cơ chế kiểm soát và quân bình quyền lực vốn là nền móng củng cố thể chế dân chủ tự do.
NGƯỜI CHÊ TA ĐỤC, NGƯỜI ĐÀ TRONG CHƯA (POT, KETTLE)
Rõ ràng là, các nước hậu thuẫn trật tự quốc tế tự do từ lâu đã bày tỏ một sự cam kết thiếu nhất quán đối với các nguyên tắc của hệ thống này. Hoa Kỳ và đồng minh nói chung có lẽ đã thúc đẩy việc tôn trọng chế độ pháp trị và điều hành đất nước một cách cởi mở bên trong biên giới của mình, nhưng mục tiêu chủ yếu ở bên ngoài khối này là bảo vệ an ninh và các lợi ích kinh tế của phương Tây, cho dù làm như thế có gây tổn thương cho uy tín của hệ thống quốc tế tự do đi nữa.
Mỹ thường hành động đơn phương hoặc một cách có chọn lọc tuân theo những luật lệ của trật tự quốc tế mà Mỹ hậu thuẫn. Mỹ xâm lược Iraq dưới một sự ủy nhiệm hợp pháp bị nhiều nước chống đối, và Quốc hội Mỹ đã từ chối phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển, một trong số nhiều công ước và hiệp ước đa phương khác. Và năm 2011, các Chính phủ Anh, Pháp, và Mỹ đã lạm dụng sự ủy nhiệm -- được ban bố bởi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân tại Libya – khi các Chính phủ này tham gia lật đổ lãnh tụ của Libya, Muammar al-Qaddafi. Và nhiều Chính phủ phương Tây thay phiên nhau lên án Nga và Tổng thống Bashar al-Assad của Syria đã oanh kích bừa bãi thường dân tại Syria trong khi chính những nước phương Tây này lại hậu thuẫn chiến dịch đẫm máu của Saudi Arabia tại Yemen.
Do đó, người ta không mấy ngạc nhiên khi các đối thủ của phương Tây lý giải rằng những lời kêu gọi nới rộng trật tự quốc tế tự do chỉ là một lý cớ để bành trướng quyền lực chính trị phương Tây. Putin nêu lên chủ đề này vào tháng Mười vừa qua, tại cuộc họp thường niên của Hội quán Đối thoại Valdai, khi ông lên án Hoa Kỳ về việc thúc đẩy toàn cầu hóa và an ninh “cho chính mình, cho một thiểu số quốc gia, nhưng không cho tất cả thế giới.” Người ta cũng không ngạc nhiên là, định chế đa phương chính của thế giới, Hội đồng Bảo an LHQ, vẫn còn đóng băng bởi những bế tắc xưa cũ, chia rẽ vì những bất đồng giữa một bên là Nga và Trung Quốc và bên kia là Pháp, Anh, và Mỹ. Do đó, những nỗ lực của phe tự do nhằm cải tổ quan niệm chủ quyền quốc gia, như đưa ra khái niệm trách nhiệm bảo hộ [the responsibility to protect/R2P] và việc thành lập Toà Hình sự Quốc tế, không có tính hợp pháp quốc tế [international legitimacy] -- chẳng hạn, ta có thể dẫn chứng sự thất bại đang diễn ra trong việc ngăn chặn bạo động tại Syria và việc trong tháng Mười vừa qua các nước Burundi, Gambia, và Nam Phi tuyên bố sẽ rút chân ra khỏi Toà án Hình sự Quốc tế. Thậm chí Internet, từng hứa hẹn thúc đẩy một trật tự quốc tế tự do thông thoáng hơn bằng cách gia tăng quyền lực cho cá nhân thay vì cho Chính phủ, đang ngày càng bị khống chế bởi sự phân cực ý thức hệ liên quan đến các tường lửa quốc gia, các phương pháp giám sát, và các vi phạm quyền riêng tư.
GIỮ GÌN TRẬT TỰ
Liệu những thách đố này có báo hiệu sự cáo chung của trật tự quốc tế tự do không? Chắc là không. Các nước dân chủ tự do có truyền thống lâu đời vẫn giữ được sức bật của mình. Dù họ có đối mặt với bất cứ thách đố nào trong nước, từ tình trạng bất bình đẳng đến nạn thất nghiệp, họ vẫn có thể tiếp cận vấn đề từ thế mạnh so với các nước có thị trường mới nổi, trong đó có nhiều nước có mức tăng trưởng GDP cao nhưng chưa có thể chuyển đổi từ tăng trưởng do xuất khẩu và đầu tư [export- and investment-led growth] sang tăng trưởng do tiêu thụ và sáng kiến [consumtion- and innovation-driven growth]. Các thể chế dân chủ phương Tây được thiết kế để cho phép người dân nói lên những bức xúc và đổi mới tầng lớp lãnh đạo chính trị. Các nền kinh tế phương Tây hoạt động một cách tương đối năng động, minh bạch và cởi mở, do đó thúc đẩy được sáng kiến. Những phẩm chất này cho phép các định chế chính trị của họ dễ dàng phục hồi tính hợp pháp và các nền kinh tế của họ nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Trái lại, các nước trung ương tập quyền hay phi tự do, chưa chứng minh được rằng các hệ thống chính trị của họ sẽ tồn tại sau các chuyển đổi kinh tế mà họ đang tiến hành.
Tuy vậy, các nước dân chủ tự do không thể trì hoãn các quyết định chính trị khó khăn thêm nữa. Họ cần phải chỉnh sửa chính mình nếu muốn duy trì trật tự quốc tế tự do của họ. Họ cần đẩy mạnh năng suất cũng như đồng lương công nhân, nâng cao sự tham gia của lực lượng lao động thậm chí trong khi các công nghệ mới loại bỏ công ăn việc làm cũ, giúp người di dân hội nhập vào đời sống, đồng thời quản lý các xã hội đang già nua, từng bước diễn tiến từ nhà nước phúc lợi có ngân sách trung ương sang các xã hội phúc lợi do địa phương quản trị, trong đó các vùng, các thành phố, và các chính quyền đô thị tự trị kiểm soát một phần lợi tức thuế [tax income] lớn hơn trước và nhờ thế có thể điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ xã hội phù hợp với các nhu cầu địa phương. Các Chính phủ tự do có thể vươn lên đáp trả những thách đố này, hoặc là bằng cách đầu tư hơn nữa vào giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số [physical and digital infrastructure], hoặc là hiện đại hóa các qui định thường bóp nghẹt doanh nghiệp và đà tăng trưởng trong khu vực dịch vụ. Đây có thể chỉ là những bước khiêm nhượng. Nhưng sức hấp dẫn và, trên thực tế, sự tồn tại của một trật tự quốc tế tự do tùy thuộc vào khả năng mang lại những lợi ích cho các xã hội nằm trong trật tự này, những lợi ích ưu việt hơn bất cứ một trật tự nào khác.
Nếu thế giới tự do có thể điều chỉnh lại hướng đi của mình và tránh áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, nó có khả năng thấy được rằng các cường quốc đang lên phi-phương Tây (non-Western rising powers), chủ yếu là Trung Quốc, sẽ muốn duy trì trật tự kinh tế quốc tế hiện hành với các thị trường tương đối cởi mở và các luồng đầu tư tự do. Dẫu sao, chỉ bằng cách thông qua sự hội nhập liên tục vào chuỗi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nhân lực, và kiến thức toàn cầu, các thị trường mới nổi [emerging makets] mới có thể đáp ứng các nguyện vọng của giai cấp trung lưu đang gia tăng tại nước họ. Như học giả G. John Ikenberry nhận xét trong cuốn Liberal Leviathan, một tác phẩm ông xuất bản năm 2011, Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có khả năng cao nhất trong việc định đoạt tương lai của trật tự thế giới – có thể cả hai đều không nhân nhượng trên các nguyên tắc cốt lõi về việc quản trị đất nước và an ninh quốc gia, nhưng họ có thể chung sống tốt đẹp nhất và cùng phát triển trong một trật tự kinh tế quốc tế tự do.
Do đó, việc Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế đều đặn hoàn toàn nằm trong lợi ích của phương Tây. Các thị trường hàng hóa, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng của Mỹ và châu Âu cần phải tiếp tục đón nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [foreign direct investment] của Trung Quốc, miễn là các công ty Trung Quốc phải tuân theo luật lệ của Mỹ và châu Âu về an ninh, về tính minh bạch và việc bảo vệ tài sản trí tuệ. Các nước châu Âu cần phải áp dụng một đường lối tương tự với Nga, miễn là các công ty Nga tuân theo luật lệ của EU. Một sự cam kết với nhau để duy trì trật tự kinh tế quốc tế tự do sẽ giúp các Chính phủ phương Tây và các Chính phủ đối tác phi tự do mở ra các đại lộ khác dẫn đến việc hợp tác trên các thách đố chung, như chủ nghĩa khủng bố và thay đổi khí hậu, như Trung Quốc và Hoa Kỳ từng thực hiện trong vài năm qua.
Trong khi đó, các Chính phủ và doanh nghiệp châu Âu cần phải tham gia nỗ lực do Trung Quốc lãnh đạo nhằm nối Đông Bắc Á với châu Âu xuyên qua lục địa Á-Âu, một phần của chuỗi dự án hạ tầng cơ sở khu vực được mênh danh Sáng kiến một Vành đai một Con đường [the Belt and Road Initiative]. Năm 2016, khối lượng thương mại toàn cầu bị ứ đọng trong quí I, rồi rớt xuống 0,8% vào quí II. Điều này phản ánh một sự sa sút có tính cơ cấu đang diễn ra trong tỉ lệ tăng trưởng mậu dịch, trong khi các thị trường mới nổi, như Trung Quốc, chế tạo thêm sản phẩm của mình và các nước phát triển mang một số công việc chế tạo về nước. Trong bối cảnh này, việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nối những vùng ven biển thịnh vượng của châu Á với những vùng nội địa kém phát triển và sau đó với châu Âu có thể tạo thêm cơ hội tăng trưởng kinh tế trong cả hai thế giới, tự do và phi tự do [the liberal and the illiberal worlds]. Thay vì chống lại những sáng kiến này, Hoa Kỳ nên hậu thuẫn những định chế tài chính vùng và đa phương do phương Tây lãnh đạo, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Xây dựng châu Âu, và Ngân hàng Phát triển châu Á, khi chúng hợp lực với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á và Ngân hàng Phát triển Mới (được thiết lập bởi khối BRICS – Brazil, Russia, India, China, và South Africa) để theo đuổi những dự án nằm trong lợi ích kinh tế của mọi nước đồng thời tuân theo những nguyên tắc bền vững về môi trường và tài chính.
Một sự hợp tác tương tự sẽ khó xây dựng với Nga. Hệ thống quản trị kinh tế và chính trị trung ương tập quyền và thiếu minh bạch của Nga khiến cho một sự hội nhập sâu sắc hơn trở thành xung khắc với thị trường và hệ thống dựa vào luật lệ của EU. Ngoài ra, các thành viên khối NATO đã bắt đầu một sự nâng cấp rất cần thiết về quân sự để sẵn sàng đối đầu với những khiêu khích gần đây của Nga. Những căng thẳng của EU và NATO với Nga có khả năng kéo dài, mặc dù việc Trump đắc cử Tổng thống báo hiệu một sự thay đổi trong các quan hệ Mỹ-Nga. Tuy nhiên, sáng kiến của Trung Quốc nhằm xây dựng các con đường mới để kết nối với kinh tế Á-Âu có thể cung cấp một phương án khác cho Hoa Kỳ và châu Âu đối phó với Nga.
Các nước đã bỏ công xây dựng trật tự quốc tế tự do, hiện nay trở nên suy yếu hơn so với ba thế hệ giàu mạnh trước đây. Họ không còn là tấm gương chứng tỏ cho các nước khác thấy sức mạnh của các hệ thống quản trị chính trị và kinh tế tự do. Vì thế, các Chính phủ độc tài có thể ra sức thành lập một trật tự chính trị khác để thay thế, một trật tự được cai trị bằng sức mạnh hơn là dựa vào luật lệ quốc tế.
Nhưng các nhà làm chính sách của phe tự do sẽ sai lầm nếu chỉ thúc đẩy nước mình trở về thế cương quyết phòng ngự hay sử dụng chính sách ngăn chặn. Một bế tắc kéo dài giữa phe ủng hộ trật tự quốc tế tự do và phe chống đối nó có thể vô tình dẫn đến xung đột vũ trang. Một đường lối tốt đẹp hơn sẽ là, các nước tự do phải dọn mình để chấp nhận một thời kỳ sống chung gượng gạo với các nước phi tự do, hợp tác trong một số trường hợp và cạnh tranh trong những trường hợp khác [“vừa hợp tác, vừa đấu tranh”]. Thế giới chính trị quốc tế sẽ tiếp tục chia rẽ giữa các nước tự do và các nước trung ương tập quyền, nhưng cả hai phe đều sẽ phụ thuộc vào một trật tự kinh tế quốc tế tự do [a liberal international economic order] vì thịnh vượng và an ninh nội bộ của họ. Thời gian sẽ cho biết chính thể nào có sức bật mạnh hơn. Nếu lịch sử cho ta ít nhiều chỉ dấu, thì thể chế dân chủ tự do vẫn là một dự đoán hay nhất.
-----------
ROBIN NIBLETT là Giám đốc của Chatham House, [Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các Vấn đề Quốc tế / The Royal Institute of International Affairs].
Nguồn :
No comments:
Post a Comment