Đăng ngày 03-08-2015
Tổng thống Ukraina
Petro Porochenko trong một buổi nói chuyện với đơn vị quân đội hôm
14/2/2014.REUTERS/Valentyn Ogirenko/Files
Tự
nhận là một « tổng thống hòa bình » trong một đất nước đang có chiến tranh. Ông
Petro Porochenko lên lãnh đạo Ukraina từ tháng 5 năm 2014. Ngoài việc phải đối
mặt với rất nhiều hồ sơ lớn từ việc Crimée bị sáp nhập vào Nga, cuộc nội chiến
liên miên ở miền Đông, tổng thống Ukraina còn phải lao vào những nhiệm vụ đầy
khó khăn như tiến hành hàng loạt các cải cách ở trong nước từ kinh tế đến tư
pháp và song song đó là đấu tranh chống tham nhũng, chống lại sự lũng đoạn của
những nhóm lợi ích tài phiệt....
Thông tín viên RFI tại Ukraina đã có cuộc phòng vấn
tổng thống Ukraina hôm 1/8 vừa qua tại phòng làm việc của ông xung quanh những
thách thức mà ông Porochenko và đất nước Ukraina đã và đang phải đối mặt trong
hơn một năm cầm quyền chống chọi với khủng hoảng.
RFI : Thưa Tổng thống, ông lên nắm quyền giữa làn sóng của cuộc Cách mạng
Phẩm giá, hồi mùa đông 2013-2014. Nhưng gần một năm rưỡi sau, dường như người
dân Ukraina vẫn đang chờ đợi các cải cách mà vì đó mà họ đã đấu tranh ?
Petro
Porochenko : Trong bối ảnh chiến tranh và phải gia tăng
chi phí quân sự, không có một chính phủ hay một tổng thống nào khác có thể tiến
hành thành công các cải cách.Nhưng chúng tôi, trong chiến tranh, chúng tôi đã giảm
được thâm hụt ngân sách, chúng tôi triển khai chương trình tản quyền, chúng tôi
thiết lập Nhà nước pháp quyền, chúng tôi đang tiến hành một cuộc cải cách tư
pháp rất khó khăn, chúng tôi đấu tranh chống tệ quan liêu, sự lũng đoạn của
nhóm lợi ích. Những cuộc cải cách như vậy rất khó khăn và đau đớn. Chúng tôi lấy
uy tín của mình ra đánh cược để làm thay đổi đất nước.
.
RFI : Nguồn của cải vật chất của Ukraina giờ đây thấp hơn so với năm 1990, thời
điểm Liên Xô tan rã. Ông hứa hẹn tương lai nào cho người dân Ukraina ?
Petro
Porochenko : Tôi nghĩ không có nhiều người còn thực
sự hoài niệm về Liên Xô. Các kết qủa của cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội vừa
qua đã cho thấy điều này rất rõ ràng. Nhưng đúng là nguồn của cải của đất nước
đã giảm và câu trả lời rất đơn giản là : 25% sản xuất công nghiệp của đất nước
nằm trong vùng đất bị chiếm đóng. 10% thu nhập từ công nghiệp đã bị chiến tranh
phá hủy hoặc bị chia xé và chuyển về nước xâm lược là Liên bang Nga.
Cùng lúc với việc xâm lăng ở miền Đông Ukraina và vụ sáp nhập Crimée, nước Nga đóng cửa thị trường đối với chúng tôi. Họ mở cuộc chiến thương mại trên quy mô lớn chống lại Ukraina. Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm các thị trường thay thế. Nhưng có lẽ đây là thử thách ghê gớm nhất mà kẻ xâm lược gây ra cho chúng tôi.
Cùng lúc với việc xâm lăng ở miền Đông Ukraina và vụ sáp nhập Crimée, nước Nga đóng cửa thị trường đối với chúng tôi. Họ mở cuộc chiến thương mại trên quy mô lớn chống lại Ukraina. Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm các thị trường thay thế. Nhưng có lẽ đây là thử thách ghê gớm nhất mà kẻ xâm lược gây ra cho chúng tôi.
.
RFI : các hành động thù địch vẫn tiếp diễn ở Donbass, miền Đông
Ukraina, vẫn đang là trở ngại thực sự cho sự phát triển kinh tế và cải cách. Tại
sao không nhường vùng đó đi cho những ai muốn.
Petro
Porochenko : Đó là lãnh thổ của Ukraina ! Bốn triệu người
Ukraina đang sống ở đo. Họ đang phải chịu nhiều sức ép từ đội quân chiếm đóng của
Nga. Chúng tôi, những người Ukraina, chúng tôi không gặp vấn đề nào để thỏa hiệp
với nhau. Chính hệ thống tuyên truyền của Nga đang cố vẽ lên đó là một cuộc nội
chiến giữa người Ukraina. Không ! Đó là một cuộc xâm lược thực sự vào đất nước
chúng tôi. Vào lúc mà tôi đang nói chuyện với các vị đây thì vẫn còn 9000 quân
Nga, được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất đang chiếm đóng trên lãnh thổ
của chúng tôi và còn hơn 60000 quân Nga đang chiếm đóng Crimée ! Đây là sự vi
phạm thô bạo luật pháp quốc tế và vì thế không thể từ bỏ một mảnh đất nhỏ nào
thuộc lãnh thổ đất nước tôi.
.
RFI : Luật mới về tản quyền trao cho các địa phương nhiều quyền hành hơn, nhất
là trong vùng lãnh thổ ly khai. Mặc dù vậy, ông vẫn gọi các đại diện thân Nga
là những phần tử khủng bố. Ông có thể đối thoại, hay thậm chí làm việc với họ
không ?
Petro
Porochenko : Nếu những người đó không giết hại
người Ukraina thì họ được hưởng ân xá sau cuộc bầu cử tới. Những người đó, tôi
không gọi họ là khủng bố, nhưng là tội phạm. Nếu họ đã giết người thì họ phải
chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nếu không, rất đơn giản : Chúng tôi sẽ
vẫn tổ chức bầu cử và sẽ có đạo luật về ân xá.
.
RFI : Ông nói rằng người Ukraina chiến đấu vì an ninh của toàn lục địa
châu Âu, vậy ông hy vọng gì từ những đối tác phương Tây trong cuộc chiến đấu
này ?
Petro
Porochenko : Thứ nhất chúng tôi cần sự ủng hộ của
các nước châu Âu với Ukraina. Điều này chúng tôi đã có. Thứ hai là chúng cần có
sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương. Hành động của Nga là vi phạm thô bạo luật pháp
quốc tế, một mối nguy cho an ninh thế giới. Thứ ba : Chúng tôi cần sự hỗ trợ
tài chínhđể cải cách. Vấn đề chính của người Ukraina là họ rất không muốn nghĩ
rằng họ sống trong không gian của đế chế Xô Viết. Tự họ cảm thấy Ukraina là một
quốc gia châu Âu. Người Ukraina muốn bằng mọi giá cải cách đất nước. Thứ tư là
cần phải có một cơ chế để hối thúc kẻ xâm lược thực thi nghĩa vụ, tức là rút
ngay quân đội của họ ra khỏi Ukraina. Điểm thức năm là phối hợp có hiệu quản để
thực thi kế hoạch hòa bình Minsk.
.
RFI : Ông có thể tin vào sự tham dự của Nga và vào nhiệm vụ quan sát của
OSCE như là một công cụ đủ để bảo đảm thực thi kế hoạch hòa bình ?
Petro
Porochenko : Trên vấn đề giảm leo thang căng thẳng,
ngừng bắn ngay lập tức, rút quân, cả Nga và những nhóm khủng bố do họ hậu thuận
đều không hề thực thi gì hết. Vì tất cả những điều đó mà chúng tôi phải cần có
một lực lượng duy trì hòa bình. Nhiệm vụ của OSCE có tầm quan trọng sống còn đối
với chúng tôi. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Ngày 1/8 này là kỷ niệm 40 năm ký hiệp
định Helsinki lập ra tổ chức OSCE ( Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu). Đây là một
cơ chế được tạo ra để bảo đảm giữ gìn an ninh và ổn định trên lục địa châu Âu,
một phương pháp làm của châu Âu văn Minh.
Cùng ngày hôm đó, tại Matxcơva, Ngoại trưởng Nga đã
ra thông cáo về 40 năm thành lập OSCE trong đó nói rằng việc sáp nhập Crimée
vào Nga là hợp pháp. Họ nhìn tình hình theo cách như vậy đó. Chúng tôi và cả thế
giới đã bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đòi thành lập Tòa án quốc tế
xét xử vụ máy bay MH17, Nga hoàn toàn bị cô lập thì lại sử dụng quyền phủ quyết
để ngăn cản. Chính lá phiếu phủ quyết đó là sự thừa nhân trách nhiệm của Nga
trong vụ tấn công khủng bố đó.
.
RFI : Ông nói nhiều đến xự xâm lược của Nga. Nhưng bên trong Ukraina, các đội
quân tình nguyện đã trở thành thực sự một lực lượng chống lại chính quyền Nhà
nước. Nhóm dân tộc cực hữu Praviy Sektor, đang là trung tâm của cuộc chiến giữa
các phe phái ở miền tây đất nước từ đầu tháng bảy. Làm thế nào để ngăn chặn
không để các nhóm này trở thành một thứ Nhà nước trong Nhà nước ?
Petro
Porochenko :Trong năm nay, chúng tôi đã xây dựng được một quân đội
thuộc hàng tinh nhuệ và mạnh nhất châu Âu, không có gì nghi ngờ về điều này. Phần
lớn những đội quân tình nguyện đã gia nhập vào quân đội vệ bịnh quốc gia và họa
đã góp phần tăng cường an ninh quốc cho đất nước. Đáng tiếc là, một vài kẻ tội
phạm đã sử dụng tên của các nhóm quân tình nguyện đó để gây tội ác. Đó là những
kẻ phạm tội ! Chúng không có cơ sở chính trị nào. Sự đáp trả của Nhà nước sẽ là
như sau : Chúng phải bị coi là những kẻ tội phạm.
No comments:
Post a Comment