04:47:am 09/08/15
Tối ngày 6/8/2015 tại khách sạn Lord nằm phía Nam thủ
đô Warszawa (Ba Lan) tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc tọa đàm liên quan tới vấn
đề dân chủ hóa Việt Nam. Buổi tọa đàm nằm trong một chuỗi các hoạt động của tiến
sĩ trong chuyến thăm châu Âu một tháng lần này. Ngoài Ba Lan, chủ đề dân chủ
hóa cũng được ông trình bày tại Berlin, Stuttgart,
Praha và Frankfurt.
Một góc hội trường
khách sạn Lord
Với sự chuẩn bị gấp gáp và chưa thông báo được rộng
rãi, buổi tọa đàm đã thu hút được hơn 30 người tham dự, chủ yếu là các cựu sinh
viên, nghiên cứu sinh tại Ba Lan. Trong không khí ấm áp, cởi mở diễn giả và
tham dự viên đã cùng trao đổi và bàn luận về nhiều vấn đề thời sự cấp bách của
đất nước.
Các
kịch bản dân chủ
Buổi hội thảo dựa trên bài viết “Dân chủ hóa: Vài
bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam” – còn đang trong quá trình
hoàn thiện – của tác giả Nguyễn Quang A. Nói đúng ra, đó là một công trình
nghiên cứu khá công phu và đầy tính chuyên nghiệp của ông liên quan tới dân chủ
hóa Việt Nam.
Buổi hội thảo dựa trên bài viết “Dân chủ hóa: Vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam” – còn đang trong quá trình hoàn thiện – của tác giả Nguyễn Quang A. Nói đúng ra, đó là một công trình nghiên cứu khá công phu và đầy tính chuyên nghiệp của ông liên quan tới dân chủ hóa Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn
Quang A và Nguyễn Thái Linh
Bài viết cũng tổng hợp kinh nghiệm vài chục năm qua
của nhiều nước, từ Á châu, Đông Âu tới châu Phi, châu Mỹ La tinh và các cách tiếp
cận dân chủ của những nước này.
Tác giả cũng phân tích những xung đột hiện nay trong
xã hội Việt Nam, những cuộc đình công của công nhân với xu hướng ngày càng gia
tăng, các cuộc xuống đường của dân oan mất đất, xung đột về tôn giáo, sắc tộc,
phong trào bảo vệ môi sinh.v.v.
Trong hàng ngàn các cuộc đình công diễn ra trong những
năm qua, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới cuộc đình công mới đây của 90 ngàn công
nhân hãng PouYuen đã biến thành cuộc xuống đường và dẫn tới những thay đổi về
chính sách bảo hiểm xã hội.
Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế, tình hình Việt
Nam và trên cơ sở phát triển một tài liệu mới công bố gần đây của Benedict J. Tria Kerkvliet,
tác giả đã đưa ra 4 cách tiếp cận dân chủ khác nhau.
- Từ trên xuống: Do những người lãnh đạo cộng sản ‘tự
diễn biến’, tự phân hóa và dẫn dắt quá trình dân chủ hóa.
- Đối đầu: cách tiếp cận trực diện giữa lực lượng đối
lập, phong trào dân chủ huy động sức mạnh của nhân dân nhằm giải thể chính quyền,
thiết lập chế độ mới.
- Tham dự vào chính quyền các cấp, qua cách tự ứng cử.
- Qua con đường phát triển xã hội dân sự, nâng cao
dân trí
Nội dung hội thảo
Trong các kịch bản trên, việc tham dự vào chính quyền
ít khả thi nhất, bởi không có thể chế độc tài nào cho phép tự do ứng cử. Thực tế
Việt Nam đã cho thấy, một số trường hợp tự ứng cử đã thất bại ngay từ vòng
ngoài như trường hợp của các ông Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ.
Quá trình dân chủ hóa trải qua các giai đoạn khác
nhau như: Chuẩn bị, chuyển đổi và củng cố. Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn
chuẩn bị. Giai đoạn này có kể kéo dài nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Cuộc
cách mạng dân chủ (nhung hay không nhung) diễn ra ở pha chuyển đối, pha này
tương đối ngắn so với 2 pha còn lại. Trong pha củng cố dân chủ, người ta cần phải
chú ý tới hiện tượng thụt lùi dân chủ, như nó đã xảy ra ở một số nước.
Xã hội
dân sự và ‘đảng vận’
Mỗi người, tùy theo quan điểm và sự lựa chọn cá
nhân, có thể tham dự vào quá trình ‘chuẩn bị’ cho sự chuyển hóa dân chủ ở Việt
Nam với một cách tiếp cận phù hợp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhóm của ông thiên về xu
hướng phát triển xã hội dân sự, nâng cao dân trí, thực thi dân quyền. Ông cũng
là một trong những người khởi xướng Diễn
đàn Dân sự và là một trong những đại diện của trường phái này.
Thực ra các tổ chức xã hội dân sự đã hình thành từ
nhiều năm nay ở Việt Nam và âm thầm hoạt động. Một số tổ chức trong đó đã đóng
góp hữu hiệu vào việc cái thiện dân sinh, thậm chí điều chỉnh hay thay đổi một
số chính sách của nhà nước. Theo thống kê từ bài thuyết trình, có tới hơn chục
ngàn tổ chức dân sự trong cả nước, nhưng trong đó, khoảng 25 tổ chức mới hình
thành trong vài năm gần đây theo hơi hướng dân chủ luôn nằm trong tầm ngắm của
chính quyền. Có thể kể tới, Hội Anh Em Dân Chủ, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Phụ Nữ
Nhân Quyền, Văn Đoàn Độc Lập, Nhà Báo Độc Lập, Blogger VN.v.v.
Về chủ trương thực hiện dân quyền, tiến sĩ Nguyễn
Quang A nhấn mạnh, phải làm cho người dân biết các quyền của mình và cứ thế mà
thực hiện, không cần phải xin phép, thông qua ai. Và tiến tới trong tương lai,
cứ nhà nước có hội gì, chúng ta có hội đó, cạnh tranh với nhau.
Cũng trong phần thảo luận, liên quan tới các kịch bản
dân chủ hóa cho Việt Nam, tiến sĩ Quang A cho biết, ông không ủng hộ các hình
thức bạo lực, nhưng thừa nhận rằng, ngay cả hình thức này cũng có tác dụng nhất
định của nó trong việc thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam.
Song song với việc thúc đẩy xã hội dân sự, ông đưa
ra khái niệm ‘đảng vận’. Bằng phương thức này, ông hy vọng ở sự chuyển biến của
các đảng viên, nhất là các quan chức cấp cao, nhằm thúc đẩy dân chủ theo kịch bản
thứ nhất – từ trên xuống. Trả lời câu hỏi liên quan tới chuyện ‘đảng vận’, diễn
giả cho biết, nhóm của ông đã ‘đánh tiếng’ với chính quyền ít nhất từ 3 năm
nay, ‘khích’ họ thay đổi theo chiều hướng dân chủ để có lợi cho dân, cho nước
và đi vào lịch sử như những ‘nhà cải cách’.
Tất nhiên, phải thừa nhận rằng, không có quan chức cộng
sản nào muốn thay đổi, nếu không có sức ép từ phía dưới, thông qua các hoạt động
đòi hỏi nhân quyền bền bỉ từ nhiều năm qua, bằng sự lên tiếng và chấp nhận tù tội
của nhiều người hoạt động đối lập ở Việt Nam.
Chính quyền trong những năm qua đã có những biến
chuyển nhất định, nhưng còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tiễn cũng như sự kỳ
vọng của giới hoạt động. Do vậy, bên cạnh các hoạt động thúc đẩy dân chủ khác,
thì công cuộc ‘đảng vận’ sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới.
Trung
Quốc và vấn đề ngoại cảnh
Nhưng bất kỳ cuộc cách mạng nào, sự chuyển đổi nào
cũng chịu sự tác động của ngoại cảnh. Và trong nhiều trường hợp, ngoại cảnh
đóng vai trò quan trọng.
Những thay đổi dẫn tới sự sụp đổ chế độ cộng sản ở
châu Âu có yếu tố ‘ngoại cảnh’ từ những cải cách chính trị do Gorbachev khởi xướng
ở Liên Xô.
Việt Nam trong một bối cảnh tương tự như hiện nay,
chịu ảnh hưởng quá lớn vào Trung Quốc từ chế độ chính trị cho tới kinh tế, văn
hóa, vậy khả năng dân chủ như thế nào? – Một người đặt câu hỏi.
Diễn giả Nguyễn Quang A cho rằng, ở đây có 2 chiều.
Chiều thứ nhất, nếu Trung Quốc có dân chủ, thì có thể chỉ 24 giờ sau, Việt Nam
sẽ dân chủ liền. Nhưng chiều thứ 2, Việt Nam vẫn có thể có dân chủ trước Trung
Quốc và nước này sẽ ‘không làm gì được’. Ông đưa ra dẫn chứng về Đài Loan và
Mông Cổ.
“Tôi tin là trường hơp Việt Nam có dân chủ trước,
Trung Quốc sẽ không đưa quân vào đâu và đảng cộng sản Việt Nam cũng không kêu gọi
sự can thiệp từ Trung Quốc vì họ không muốn làm Lê Chiêu Thống thứ 2” - ông đưa
ra nhận định.
Trước những thắc mắc về vai trò của quân đội và sự
can thiệp của lực lượng này khi Việt Nam có biến, ông Nguyễn Quang A nói, ông
không quá bi quan về quân đội qua sự tiếp xúc với một số tướng lĩnh, đã có những
trường hợp quân đội từ chối can thiệp theo yêu cầu của chính quyền như vụ ‘quan
tài diễu phố’ ở Vĩnh Phúc.
Ngoại cảnh còn phải kể tới những biến cố hoàn toàn bất
ngờ, không ai có thể tiên liệu trước được như thiên tai lớn, động đất… có thể
thúc đẩy, thậm chí dẫn tới sự thay đổi ở Việt Nam.
Về câu hỏi, công đồng người Việt ở nước ngoài nên
làm gì, làm như thế nào để góp phần vào tiến trình dân chủ hóa đất nước?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, vai trò của người
Việt hải ngoại là rất quan trong. Họ có thể tuyên truyền cái hay, cái đẹp xã hội
dân chủ tới người dân trong nước, mỗi người có thể bắt đầu với chính người thân
và bạn bè của mình. Sự giúp đỡ về tài chính với các nhà hoạt động cũng rất cần
thiết, nhất là với những người bị o bế, phong tỏa mọi con đường sống, không thể
tìm được chỗ làm việc
Trò chuyện lúc giải
lao
Buổi tọa đàm kết thúc trong tiếng vỗ tay dài và sự
nuối tiếc của nhiều người; tiếc cho những người không có mặt, tiếc vì mình đã
không biết tới những điều này sớm hơn, tiếc vì ở ngay một quốc gia được coi là
cái nôi của cách mạng nhung nhưng kiến thức về dân chủ của nhiều người còn quá
hạn hẹp và tiếc vì thời gian 4 tiếng đồng hồ trôi đi quá nhanh.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói, ông ‘rất tham lam’. Ông
muốn qua những buổi hội thảo này để lắng nghe những ý kiến, những đóng góp, nhằm
hoàn thiện công trình đang dang dở của mình, làm tài liệu cho giới trẻ Việt
Nam. Không biết tiến sĩ có thu nhặt được gì qua những buổi hội thảo như thế này
hay không, nhưng chắc chắn mỗi người nghe đều nhập tâm được điều gì đó bổ ích
cho mình.
Ảnh sử dụng trong bài của Hoàn Lê
Được đăng bởi Nguyễn
Tường Thụy vào lúc 8/09/2015 06:13:00 CH
No comments:
Post a Comment