20.08.2015
NHÂN
ĐỌC PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI ĐẠI HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM LẦN THỨ X
Trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nhấn mạnh báo chí cần “phê phán, bác bỏ các thông tin, quan điểm sai
trái, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực phản động, thù địch”.
“Thế lực phản động”, “kẻ phản động” là các từ xuất
hiện khá thường xuyên trong các phát biểu của ông Trọng, và tôi chưa thấy ông định
nghĩa chúng như thế nào. Nói chuyện với nhau mà chưa có cùng định nghĩa hay
cùng cách hiểu về thuật ngữ thì dễ tạo điều kiện cho người này đánh tráo khái
niệm, đánh lừa người kia, hay ít nhất cũng dễ hiểu lầm nhau.
CHÚNG
TA NÊN HIỂU ‘PHẢN ĐỘNG’ LÀ GÌ?
Cách hiểu như dưới đây do người viết tổng hợp gọn lại
khi tra từ “phản động” tiếng Anh [reactionism, reactionist,
reactionary] trong các từ điển Oxford Dictionary, Merriam-Webster,
Britannica Encyclopedia…
“Phản động”, dùng như tính từ, chỉ một hệ thống các
quan điểm, triết lí, niềm tin… về kinh tế-chính trị nhằm a) tái lập lại tình trạng
phát triển xã hội của giai đoạn trước giai đoạn hiện tại, hoặc b) chống lại các
thay đổi căn bản về chính trị, xã hội.
Cách hiểu này bao hàm rằng “phản động” có tính chất
đi ngược chiều tiến hóa, tiến bộ, văn minh.
“Thế lực phản động”, “người phản động” là thế lực,
là người có tư tưởng, khuynh hướng chính trị phản động.
VẬY
THÌ NHƯ THẾ NÀO LÀ ‘PHẢN ĐỘNG’? THẾ LỰC NÀO, NGƯỜI NÀO LÀ ‘PHẢN ĐỘNG’?
Mang ý nghĩa như nói trên của từ “phản động” vào thực
tế cuộc sống chính trị và xã hội trước mắt, chúng ta thấy gì?
Xin mời quí độc giả cùng nhau xem xét 3 khía cạnh dưới
dây:
1)
Khía Cạnh Chính Thể: Chính thể Dân Chủ Tự Do với
Tam Quyền Phân Lập là kinh nghiệm đúc kết từ mấy ngàn năm lịch sử. Các lí thuyết
chính trị-xã hội về Tự Do Dân Chủ cùng các phương pháp, công cụ xây dựng xã hội
Tự Do Dân Chủ được phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ Ánh Sáng cách nay bốn trăm
năm cho tới nay ngày càng hoàn thiện. Chính thể này được các quốc gia áp dụng
thay thế chính thể độc tài quân chủ trước đó. Hiện nay đa số các quốc gia
trên thế giới áp dụng chính thể này, và những quốc gia áp dụng thành công nhất
trở thành các nước giàu mạnh, ấm no nhất. Mười quốc gia có thu nhập bình quân đầu
người cao nhất thế giới đều áp dụng chính thể này.
Vậy thì, người
ủng hộ Việt Nam theo chính thể Dân Chủ Tự Do với Tam Quyền Phân Lập là người tiến
bộ. Người muốn Việt Nam nằm dưới chính thể độc tài, độc đảng và toàn trị là người
“phản động”. Sau sự kiện phá bỏ bức tường Bá Linh và các nước
Đông Âu, Nga từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản để theo chính thể Dân Chủ Tự Do vào cuối
thập niên 1980, người ủng hộ xây dựng chủ nghĩa Cộng sản là người “phản động”.
2)
Khía Cạnh Tự Do Tư Tưởng: Thời đại hiện nay
là thời đại Công Nghệ Thông Tin và Tri Thức. Tri Thức thì không có giới hạn,
không có rào cản, còn Công Nghệ Thông Tin nhằm đẩy nhanh tốc độ lan truyền học
thuật và tri thức. Môi trường đa nguyên thúc đẩy phát triển tri thức. Mười quốc
gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới đều có môi trường chính
trị-xã hội đa nguyên.
Vậy thì, người
ủng hộ đa nguyên tại Việt Nam là người tiến bộ. Người muốn Việt Nam không có đa
nguyên là người “phản động”. Người ủng hộ lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng duy nhất cho đất nước là người “phản động”.
Người ủng hộ truyền bá thông tin, tự do báo chí là
người tiến bộ. Người chống lại, cấm đoán báo chí tư nhân là người “phản động”.
3)
Khía Cạnh Làm Chủ Xã Hội và Tiếp Cận Quyền Lực Chính Trị: Dân chúng là chủ của xã hội. Dân chúng chọn lựa chính quyền làm việc cho
quốc gia và gạt bỏ chính quyền họ thấy không vừa ý. Dân chúng bình đẳng trong
việc tiếp cận hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia. Các quyền tự do lập hội,
lập đảng, tự do ứng cử, bầu cử… vừa là các quyền căn bản của người dân vừa để bảo
đảm quyền làm chủ xã hội của họ. Dân chúng trong 10 quốc gia có thu nhập bình
quân đầu người cao nhất thế giới đều hưởng các quyền tự do căn bản này.
Vậy thì, người
ủng hộ và tranh đấu cho các quyền tự do lập đảng, tự do ứng cử, bầu cử tại Việt
Nam là người tiến bộ. Người không muốn dân chúng Việt Nam có các quyền căn bản
này là người “phản động”.
Thưa các độc giả, nếu quí vị đồng ý với người viết về
3 khía cạnh nói trên thì quí vị nghĩ sao về lập trường của đảng CSVN? Lập trường
đó tiến bộ hay phản động?
Lập trường này được ông Tổng Bí thư nêu rõ ràng
trong lời kêu gọi của ông đối với lực lượng báo chí qua bài phát biểu tại đại hội
Hội nhà báo Việt Nam:
“…kiên
quyết đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch,
lợi dụng tự do, dân chủ, đòi “đa nguyên đa đảng”…
Thế lực mà ông Tổng bí thư gọi là thù địch, thế lực
đó đòi “đa nguyên, đa đảng”, vậy thế lực đó tiến bộ hay phản động?
Còn ông Tổng Bí thư, người nhất quyết dùng bạo lực bắt
giữ đất nước xây dựng chủ nghĩa Cộng sản và nằm dưới chế độ độc tài của một đảng
cộng sản duy nhất, lập trường của ông tiến bộ hay phản động?
Dân tộc Việt Nam có cam chịu bị kềm giữ mãi trong
vòng chậm tiến và lệ thuộc Trung Cộng hay không?
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment