Pam
Dockins - VOA Tiếng Việt
07.08.2015
Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội hôm 7/8/2015
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã cùng với các giới
chức Việt Nam đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước bằng một loạt
các sự kiện ở Hà Nội. Tại một sự kiện, ông Kerry nêu nhận định về tiến bộ đã đạt
được cũng như công việc còn cần phải làm để củng cố mối bang giao. Tháp tùng
Ngoại trưởng đến Hà Nội, thông tín viên VOA tại bộ Ngoại giao Pam Dockins gửi về
bài tường thuật.
Tại diễn đàn xã hội dân sự, ông Kerry nêu ra rằng đã
phải mất 2 thập niên để bình thường hóa quan hệ.
“Chúng ta đã phải mất
20 năm để đi từ hàn gắn đến xây dựng. Hãy nghĩ đến những gì chúng ta có thể
hoàn thành trong 20 năm sắp tới”.
Nhưng ông Kerry không tránh né việc đề cập đến những
quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền của Việt Nam và nói rằng các quan
hệ đối tác thân cận nhất của nước Mỹ là với những nước chia sẻ một cam kết đối
với một số giá trị.
“Tiến bộ về nhân
quyền và pháp trị sẽ đem lại nền tảng của một quan hệ đối tác sách lược bền vững
hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh của Việt Nam nói vấn đề
đang được giải quyết thông qua những bộ luật vừa được ban hành.
Bất kể những quan ngại về nhân quyền, Hoa Kỳ và Việt
Nam đã lập được quan hệ kinh tế vững mạnh trong nhiều năm, với kim ngạch thương
mại song phương lên tới 36 tỷ đôla trong năm ngoái.
Cả hai nước đều tham gia các cuộc thương nghị về Hợp
tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, một thỏa thuận thương mại khổng lồ giữa 12
quốc gia mà các chuyên gia cho là có thể đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.
Ông
Greg Poling, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược
CSIS, nói:
“Việt Nam tính ra sẽ
được hưởng nhiều lợi ích nhất từ TPP bởi vì không những tiếp cận được với thị
trường Hoa Kỳ mà còn tiếp cận nhiều hơn với thị trường Nhật Bản, thị trường
Canada”.
Việt Nam và Hoa Kỳ còn có chung các quan ngại về
hàng hải, theo chuyên gia phân tích Karen Brooks, khi phát biểu qua
Skype:
“Điều nổi bật là mối
bang giao của chúng ta đã đi xa được đến mức nào trong một khoảng thời gian rất
ngắn, một phần dĩ nhiên là do động lực của mối đe dọa ngày càng tăng của Trung
Quốc ở Biển Đông”.
Trung Quốc đã phát động một dự án lấp biển trong Biển
Đông, nơi các nước láng giềng, kể cả Việt Nam, có những khẳng định chủ quyền chồng
chéo nhau.
Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ không bênh vực khẳng định
nào, nhưng ủng hộ tiến trình giải quyết các tranh chấp theo đúng luật quốc tế.
-----------------------
07.08.2015
Ngoại
trưởng Hoa Kỳ John Kerry, một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, đã đến thủ
đô Hà Nội vào tối 6/8, đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa mối quan hệ giữa
hai nước. Đây cũng là điểm đến cuối cùng của ông trong chuyến công du 5 nước
Trung Đông và Đông Nam Á.
Hãng thông tấn AP cho biết nhân quyền, thương mại và
an ninh sẽ là các chủ điểm chính trong nghị trình làm việc của ông Kerry tại Việt
Nam.
Mặc dù mối quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển đáng kể
trong nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, văn hóa… nhưng Hoa Kỳ vẫn quan
ngại về thành tích nhân quyền của Việt Nam. Các giới chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng
Kerry sẽ đưa vấn đề này ra trong chuyến thăm và thúc giục Việt Nam phải cải thiện.
Ngoài ra, ông Kerry cũng sẽ khuyến khích Việt Nam thực
thi Hiệp ước Thương Mại Thái Bình Dương và nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc
giúp đỡ Việt Nam bảo vệ và tuần tra lãnh hải của mình.
Đây là lần thứ 2 ông Kerry đến Việt Nam. Lần đầu là
vào tháng 12/2013.
Trước khi đến Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ đã tham dự Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Malaysia. Tại đây, ông đã “đụng độ”
với ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc trong vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.
Cả Hoa Kỳ và các nước láng giềng Trung Quốc đều kêu gọi Bắc Kinh phải dừng ngay
các hoạt động xây dựng trong những khu vực có tranh chấp. Liên quan đến vấn đề
này, Washington cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển khả năng thi
hành luật trên biển và bảo đảm cho các vùng biển và ngư trường được an toàn và
an ninh.
Chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ được xem là sự kiện
mới nhất trong chuỗi các sự kiện nhằm làm ấm mối quan hệ giữa hai nước.
Năm ngoái, chính quyền Obama đã dỡ bỏ một phần lệnh
cấm bán vũ khí cho Việt Nam nhưng các giới chức Mỹ nói có phần không chắc là việc
dỡ bỏ tiếp theo có diễn ra hay không cho đến khi Việt Nam có những tiến bộ đáng
kể về nhân quyền.
Nguồn: AP, Channel News Asia.
No comments:
Post a Comment