ĐIỂM BÁO :
Mai Vân - RFI
Đăng ngày 10-08-2015 Sửa đổi ngày 10-08-2015
18:13
Báo
Paris ngày đầu tuần 10/08/2015 này quả là mỗi báo mỗi vẻ, với chủ đề dành tựa đầu
và hồ sơ quan trọng được theo dõi khá khác nhau.
Le Figaro nêu nguyên nhân đập mắt làm Trung Quốc mất
sức cạnh tranh « trong tư cách là xưởng gia công » của thế giới
: Nhân công đắt đỏ hơn, đồng yuan mạnh, năng suất kém, khiến cho sản phẩm giá hạ
của Trung Quốc không cạnh tranh được với các các quốc gia Đông Nam Á hay Châu
Phi.
Trước khi nhìn tác động bên ngoài, Le Figaro nhận thấy
kinh tế Trung Quốc yếu kém đi hiện nay là một thách thức đối ông Tập Cận Bình.
Khó khăn kinh tế sẽ khiến người dân mất tin tưởng, việc thâu tóm quyền hạn của
ông do đó sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
Theo phân tích của Le Figaro, giữa xã hội Trung Quốc
và đảng Cộng sản Trung Quốc có như một khế ước : Chấp nhận độc tài, đổi lấy phồn
thịnh kinh tế. Le Figaro trích lời một lãnh đạo trong lãnh vực môi giới chứng
khoán, cho là : « Nếu chúng tôi được quyền có nhiều đảng thì đảng Cộng
sản sẽ không còn nắm quyền ».
Trở lại cơn tuột dốc của thị trường chứng khoán
Trung Quốc, Le Figaro phân tích : Chính quyền đã can thiệp và ngăn chận được đà
tuột dốc, nhưng ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng trước một vấn
đề nan giải gây khó khăn và làm ông suy yếu đi trong cuộc đấu tranh nội bộ. Đó
là việc các tập đoàn Nhà nước – nắm độc quyền và được giới quý tộc đỏ bao che –
vẫn giữ nguyên hiện trạng, không thay đổi, cải tổ gì cả.
Le Figaro ghi nhận là trong chiến dịch chống tham
nhũng, ông Tập Cận Bình đã để yên, không đụng đến giới « quý tộc nắm giữ
chìa khóa » này của Trung Quốc.
Thời
hàng rẻ « Made in China » sắp tận
Về hậu quả đối với bên ngoài, dĩ nhiên giới đầu tư
nước ngoài ở Trung Quốc, như các tập đoàn sản xuất xe hơi phương Tây đã bị tác
hại nặng nề. Nhưng nếu quả thật hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại đột ngột,
thì đó sẽ là điều đen tối đối với mọi người.
Trong bài xã luận tựa đề « Khi Trung Quốc
tăng trưởng chậm lại... », Le Figaro ghi nhận là thời kỳ mà sản phẩm thường
dùng nhất hầu như đều mang ghi chú ''made in China’' sắp nhanh
chóng đi qua. Con rồng Trung Quốc không còn phun lửa nữa mà đang ho.
Tờ báo nhắc lại các sự kiện từ cuộc khủng hoảng thị
trường chứng khoán vào đầu hè đã làm mọi người hụt hẫng, giới đầu tư cũng như
chính quyền, Bắc Kinh đã tung 144 tỉ đô la để trấn an các thị trường tài chính,
cho đến mức tăng trưởng thấp như nói trên và việc Trung Quốc mất sức cạnh
tranh.
Tờ báo cho rằng kinh tế Trung Quốc đang trở nên ‘'bình
thường'‘ và không có gì đáng ngạc nhiên, có điều là nó mang mầm mống
xáo trộn và có thể gây bất ổn. Sự chuyển mình của chàng khổng lồ háu ăn như thế,
không phải là chuyện dễ làm đối với một chính quyền độc đoán chỉ cởi trói cho
các công ty mà thôi.
Tờ báo nhìn thấy là cách Bắc kinh giải quyết khủng
hoảng sẽ có ảnh hưởng ở cấp độ thế giới. Kinh tế Trung Quốc chậm dần sẽ khiến
nhu cầu về nguyên liệu giảm đi, nhập khẩu Trung Quốc giảm khiến đầu tư thay đổi,
cũng như quy trình sản xuất quốc tế.
Kinh tế Trung Quốc hạ cánh nhẹ nhàng thì các nước
phát triển cũng như trỗi dậy có thể rút tỉa được lợi, nhưng nếu hạ cánh thô bạo
thì sẽ gây suy thoái toàn cầu, các đối tác yếu của Trung Quốc sẽ bị đè bẹp và
chế độ Trung Quốc vốn đặt lên hàng đầu sự ổn định có thể bị ảnh hưởng.
Ý
đồ Trung Quốc biến Internet thành mạng nội bộ của chế độ
Cũng liên quan đến Trung Quốc, trong bài xã luận
mang tựa đề « Internet Trung Quốc hay Mạng nội bộ Cộng sản », nhật
báo Le Monde đã nêu bật một trong nhiều nghịch lý của chế độ Cộng sản Trung Quốc
: Chính thức trở thành một « nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa » kể
từ khi Chủ nghĩa Mao cáo chung, Bắc Kinh luôn luôn xem sự ra đời của Internet
vào cuối năm 1990 vừa là một cơ may, vừa là một mối đe dọa.
Là cơ may, bởi vì lãnh vực công nghệ cao của Trung
Quốc đã rất hưng thịnh nhờ được guồng máy kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc
bảo vệ chặt chẽ, chống lại sự cạnh tranh từ Google, Facebook, Yahoo, Amazon hay
Twitter. Nhiều tập đoàn lớn đã hình thành như Alibaba và Tencent, đã chứng tỏ
được sức sáng tạo thực thụ chứ không còn đơn thuần quay cóp các đại gia Mỹ.
Hơn thế nữa, các nhóm này còn chứng tỏ tham vọng
toàn cầu, vì cho rằng thị trường nội địa của họ vẫn quá nhỏ. Sức mạnh của họ là
đã có thể tận dụng số 668 triệu người sử dụng Internet, đông nhất thế giới.
Thế nhưng, theo Le Monde, khi cân nhắc giữa sáng tạo
hay trấn áp, nhân vật số một tại Trung Quốc là Tập Cận Bình dường như đã sẵn
sàng hy sinh sự đổi mới để đảm bảo tính bền vững của quyền lãnh đạo của Đảng Cộng
sản trên đất nước Trung Quốc.
Sau khi dựng lên Bức Vạn lý Trường thành trên mạng,
một bức tường lửa để kiểm duyệt thông tin đến từ bên ngoài, chế độ đã chuyển
qua việc kiểm soát mạng Vi bác (Weibo - tương đương của Twitter tại Trung Quốc),
rồi mạng tin nhắn tức thời Vi tin (Weixin), tức WeChat.
Tăng
tốc khống chế Internet
Như thế vẫn chưa đủ. Theo Le Monde, chế độ Bắc Kinh
như đang tăng tốc độ khống chế mạng tin học. Tháng Giêng 2015, phát súng đầu
tiên đã được bắn đi, với việc tung tin tặc tấn công các mạng ảo VPN thường được
dùng để phá vỡ bức tường lửa kiểm duyệt của Bắc Kinh. Các quan chức Trung Quốc
không ngần ngại tự nhận Trung Quốc chính là tác giả, viện lý do giúp cho
Internet « phát triển lành mạnh và tôn trọng luật pháp ».
Một bước tiến mới vừa được thực hiện với quyết định
cắm công an tại trụ sở của công ty Internet lớn. Theo Le Monde, chế độ như đã
chê là các công ty này còn nhẹ tay trong công việc kiểm duyệt.
Đối với nhật báo Pháp, ước mơ của giới lãnh đạo Bắc
Kinh là biến mạng tin học toàn cầu thành mạng nội bộ của chế độ, tuy nhiên, chế
độ đang chơi một trò nguy hiểm : khiến cho một bộ phận lớn cư dán thành thị
thêm bất mãn và hủy hoại một lĩnh vực đầy hứa hẹn cả về công ăn việc làm và đổi
mới kỹ thuật.
Theo Le Monde, hiện không có gì chắc chắn là mô hình
kiểm soát tuyệt đối mà Bắc Kinh muốn thực hiện sẽ khả thi, tuy nhiên, khi cố gắng
thiết lập mô hình này, Bắc Kinh đang tìm cách áp đặt trên toàn cầu quan điểm
theo đó mạng internet có thể không cần đến những giá trị dân chủ vốn là tâm điểm
trong sự phát triển của mình.
Dân
Nga trả giá đắt cho cấm vận của phương Tây
Cũng trên bình diện kinh tế, báo La Croix nhìn sang
Nga, với dòng tựa trên trang nhất : « Người dân Nga trả giá rất đắt cho
các trừng phạt kinh tế ». La Croix giải thích là khủng hoảng kinh tế Nga
nghiêm trọng thêm với trừng phạt của Châu Âu và cấm vận do Matxcơva ban hành
cách đây một năm, khiến hàng triệu hộ gia đình thuộc tầng lớp bình dân và cả
trung lưu gặp nhiều khó khăn.
Đời sống người dân là vậy, nhưng ông Putin vẫn tỏ ra
không khoan nhượng, tựa bài xã luận của La Croix trên trang nhất.
La Croix nhắc lại cách đây một năm, ngày 06/08/2015,
điện Kremli dã ban hành cấm vận đối sản phẩm Châu Âu, để trả đũa các trừng phạt
kinh tế liên quan đến vai trò của Nga ở Ukraina và liên quan đến chuyên bay
MH17 bị bắn hạ.
Cho đến giờ, Nga cho tịch thu và trả về nơi xuất
phát các sản phẩm đưa trái phép vào Nga. Nhưng cuối tuần qua, như để thị uy và
cho thấy sự cương quyết của ông Putin không lùi bước trước Châu Âu, chính quyền
Nga đã cho phá hủy hàng trăm tấn thực phẩm.
Phá
hủy thực phẩm nhập lậu trong lúc người dân thiếu thốn
Đây là một biện pháp có thể làm nản chí những người
buôn lậu, nhưng người dân có vẻ khó chấp nhận, nhiều tiếng nói vang lên cho đấy
là một sự phí phạm vô ích, chính quyền nên dành những hàng hóa đó những người
túng thiếu nhất.
Theo La Croix phản ứng này cho thấy vấn đề lương thực
đã trở nên một vấn đề tế nhị ở Nga, nơi giá cả đã tăng vọt, Nga không đủ sức tự
cung cấp, sản xuất giảm sụt. Hàng triệu người sống dưới ngưỡng nghèo khó đang
phải thắt lưng buộc bụng, đúng theo nghĩa đen, theo tờ báo.
Nhật báo Pháp bất bình, nhận thấy tình hình càng phi
lý khi mà giới nông nghiệp và chăn nuôi Châu Âu không biết làm gì, bán đi thế
nào sản phẩm dư thừa của họ.
La Croix trong phần kết luận cho là giải pháp chỉ có
thể đến từ ông Putin. Chỉ có ông mới có thể kết thúc cấm vận, nhưng mà để Tổng
thống Nga thay đổi ý kiến thì có lẽ bụng của nước Nga phải kêu thật to, vì ông
Putin dã tuyên bố kéo dài cấm vận cho đến tháng 6/2016.
Báo Le Figaro cũng chạy tựa trên việc phá hủy lương
thực này ở phần phụ trang kinh tế : « Nga quyết tâm thực hiện cấm vận »,
và đã ghi nhận là các tiếng kêu và chỉ trích đã vang lên khá to, ví dụ tờ báo
kinh tế Vedomosti đã nói đến « một thái độ dã man mang tính phô trương…
» và « cuộc chiến phi lý chống thức ăn trong lúc bị khủng hoảng
».
Le Figaro mô tả lại cảnh xe ủi nghiền nát hàng trăm
tấn hàng hóa, từ thịt, trái cây, cho đến phô mát. Cảnh được chiếu trên đài truyền
hình nhà nước. Kiến nghị trên mạng yêu cầu phân phát thực phẩm tịch thu cho các
chiến sĩ, người tàn tật, gia đình đông con v.v..., trong mấy ngày đã được hơn
300.000 chữ ký.
Tuy trong tình hình khủng hoảng, hành động phi lý của
ông Putin gây bất bình, nhưng Le Figaro trích chuyên gia Helena Morenkova
Perrier nhận định là tại Nga, trừng phạt của Châu Âu đã không làm cho ông Putin
suy yếu mà ngược lại làm cho ông mạnh lên thêm. Công luận Nga cảm nhận các trừng
phạt nhắm vào Nga như thêm một dấu hiệu của sự thù ghét của Phương Tây.
Trung
tâm nghe lén của Mỹ tại Paris
Báo Le Monde hôm nay chú ý đến một sự kiện : «
Trung tâm nghe lén của Mỹ ở Paris đang làm Ngoại trưởng Fabius bực mình »,
tựa bài báo trang quốc tế.
Bài viết mở đầu với nhận xét hóm hỉnh :chính quyền
Pháp không thích chút nào khi sự bất lực của mình bị phơi bày ra nơi công cộng.
Khi mà chỉ có giới tình báo và người ‘'hiểu việc’' biết là ở tầng cuối đại sứ
quán Mỹ, láng giềng của điện Elysée và Bộ Nội vụ, là trạm nghe lén của NSA, thì
ngoại trưởng Fabius có vẻ không quan tâm. Thế nhưng gần đây, khi truyền thông
Pháp nhắc đến nơi này và có thể nhìn thấy từ ngoài đường, thì ông Fabius rất là
bực bội.
Theo một viên chức ngoại giao, Ngoại trưởng Fabius
đang gây sức ép để phía Mỹ dẹp bỏ kiến trúc này đi.
Le Monde ghi nhận là từ hơn 20 năm nay, NSA đã cải
thiện và mở rộng một trung tâm nghe lén sau những văn phòng xem ra bình thường,
không có dấu hiệu gì hay ăng-ten đặc biệt cho thấy thực chất hoạt động nơi này,
một nơi được bảo vệ vô cùng nghiêm mật.
Do việc cơ sở nằm trong đại sứ quán Mỹ, tức trên
lãnh thổ Mỹ, cho nên ít hy vọng thấy nó bị dẹp bỏ cho dù người yêu cầu là người
đứng đầu ngành ngoại giao Pháp. Le Monde nhìn thấy trong khu vực này của Paris
đâu chỉ có trung tâm của Mỹ, mà còn có của Anh, gần Phủ Thủ tướng hay của Nga,
rất quan tâm đến nơi ở của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp ở Quai Branly.
Theo Le Monde, thực ra chính quyền Pháp có thể làm
gì ? Gây nhiễu sóng chăng ? Không làm được vì cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan
khác và người dân trong khu vực. Chỉ còn cách là đề phòng hay cũng làm y như vậy
tại các nước đi nghe trộm.
Trang
nhất các báo
Le Monde chú ý đến vấn đề Hiến chương Châu Âu về
ngôn ngữ địa phương mà Tổng thống Pháp muốn thúc đẩy việc phê chuẩn ; Les Echos
cũng quan tâm đến thời sự Pháp nhưng trên mặt kinh tế : Pháp vẫn đi tìm sự vực
dậy kinh tế thực sự.
Tờ báo nhìn thấy là sản xuất công nghiệp giảm sụt,
tiêu thụ nội địa không tốt. Cả giới chủ nhân cũng như các hộ gia đình dều không
có sự tin tưởng cần thiết để kinh tế Pháp có thể được vực dậy mạnh mẽ. Tăng trưởng
kinh tế Pháp trong quý 2 sẽ yếu hơn là quý 1.
No comments:
Post a Comment