Monday, 17 August 2015

Giáo dục Việt Nam như chó sủa (Lá Cỏ - Triết học Đường phố)





17-8-2015

Tôi viết cho những gì tuổi trẻ suy nghĩ, viết cho những gì thối nát cần phải đổi thay, viết cho ngày mai mặc dù trời hôm nay mưa bão, viết cho những sai lầm của chúng ta đang cần phải đổi thay. Tôi biết giữa lý thuyết và thực tiễn là điều hoàn toàn khác nhau, nên những điều tôi nói có thể đa phần mọi người không đồng tình, cũng giống như con cò thì đâu thể hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu.

Tôi bắt đầu câu chuyện của mình về giáo dục Việt Nam, chính giáo dục Việt Nam đã cho những tâm hồn trẻ tuổi trở thành những con người vô hồn sống trong xã hội đầy yêu thương của những con quỷ quái. Giáo dục Việt Nam như con chó mẹ dạy con chó con sủa vu vơ dưới ánh trăng vàng. Khi còn đi học dưới nhà tù giáo dục của Việt Nam, tôi đã từng bị thầy cô bạn bè đánh giá thấp, thậm chí là ngu dốt, chỉ đơn giản vì tôi tả cô giáo của mình tóc ngắn, trong khi tất cả học sinh cả nước đều học cô giáo tóc dài, hiền dịu và thiết tha. Tôi cảm thấy các bạn trẻ hiện nay đang thiếu đi sự sáng tạo cho riêng mình trên những cảm xúc chân thật nhất, họ chỉ biết học và làm theo những gì họ học thì họ sẽ thành công, nhưng họ không biết rằng những gì họ được học ở nhà trường và thực tế đời sống xã hội là hoàn toàn khác nhau. Tư duy những con người trẻ đang thiếu đi sự sáng tạo và chân thật cho riêng mình.

Việt Nam đang giáo dục những con chó của mình thành những con chó chuyên nghiệp nhất, có nghĩa là phải sủa tốt, giữ nhà tốt, bắt trộm tốt. Nhưng họ không biết rằng con người chúng ta không thể nào trở thành con người toàn diện, giỏi toán, văn, địa, sử, sinh, thể dục, mỹ thuật,… Chỉ có những thiên tài và thiên tài vài ba thế kỷ thì mới có một người như vậy. Từ tiểu học đến phổ thông các bạn trẻ Việt Nam học rất nhiều, nhưng những gì đọng lại trong đầu thì chẳng được bao nhiêu.

Vì học càng cao siêu mà không sử dụng nhiều con người ta sẽ quên đi, cũng giống như một ly nước rót càng nhiều thì sẽ tràn ra. Nên chúng ta học ít thôi, hãy dành cho những thói quen thường xuyên như đọc sách, tư duy, kỹ năng phát triển bản thân, những gì nó thực tế một chút. Còn việc học siêu hãy để cho những đứa nghiên cứu làm. Chúng ta học thật nhiều như tư duy, kỹ năng đang thiếu một cách trầm trọng, giáo dục phải dạy con người ta tư duy chứ không phải dạy con người ta như một bản sao không hề khác.

Người trẻ Việt Nam càng ngày càng nhát so với thời đại, cũng do giáo dục chó mẹ dạy sủa gâu gâu, thì phải sủa gâu gâu chứ không được kêu meo meo như chúng ta thích. Chúng ta luôn cố gắng tìm cách thích nghi những gì thay đổi của bộ giáo dục, chứ không cố gắng phản kháng để họ phải thay đổi phù hợp theo chúng ta, chúng ta luôn sợ thầy cô và luôn cho họ các quyền là đúng, chúng ta như một đứa trẻ chỉ biết vâng lời chưa phân biệt được đúng hay sai.

Chúng ta rất tự mãn với bản thân với những điểm số, bằng cấp mà quan tâm đến điểm số bằng cấp rất hơn là những kiến thức thực tế. Con người ta thành công không phải hơn vào điểm số. Điểm số chẳng có thẩm quyền gì để đánh giá chính xác được khả năng con người ta cả, điểm số chỉ đánh giá được độ chăm chỉ và nghe lời của những con vẹt mà thôi.

Sự bảo thủ, tuyên truyền chính trị đã làm cho giáo dục Việt Nam lu mờ, và thủ dâm tự sướng với chính bản thân mình. Từ cấp một đến đại học, chúng ta đang bị giáo dục nhồi nhét tư tưởng một cách thông minh, để sự bảo thủ tuyệt vời về tư tưởng cũng để mục đích bảo vệ giai cấp cầm quyền.

Thực sự nền giáo dục Việt Nam đã có những giây phút thăng hoa để Singapore và các nước phải trầm ồ ước mơ, thực sự chúng ta đang thiếu đi sự nhân bản và khai phóng, để rồi đào tạo ra những con chó chỉ biết vâng lời. Với tư duy và đạo đức thối nát cần phải cách mạng toàn diện. Muốn phát triển Việt Nam phải thay máu một cách toàn diện, từ chính trị, kinh tế, giáo dục, với quan điểm cá nhân mọi thứ phải bắt đầu từ giáo dục, muốn xây một ngôi nhà đẹp chúng ta cần có một nền móng vững chắc. Như câu nói tôi rất tâm đắc: “Làm cách mạng thì dễ, nhưng để thay đổi tâm hồn dân tộc thì rất khó.”

Tôi ủng hộ cho việc tự trị giáo dục, tách giáo dục ra khỏi sân chơi chính trị. Khi đó chính phủ chỉ đảm bảo sự công bằng, như một trọng tài điều kiển trận banh, còn nhà trường là những đội bóng.







No comments:

Post a Comment

View My Stats