Thu Hằng - RFI
Đăng ngày 24-08-2015
"Spice",
một tên gọi của cần sa tổng hợp.Wikimedia Commons
Loại
cần sa này được gọi bằng những cái tên rất trẻ, có vẻ vô hại, như K2, Spice,
Bizarro hay Stoopid, với bao bì trông rất bắt mắt được ngụy trang dưới mác gia
vị, hương liệu, trà thảo mộc.
Chúng được bán công khai tràn lan tại nhiều địa điểm
như trạm xăng, các cửa hàng dược liệu, thậm chí là mua qua Internet. Thượng nghị
sĩ Mỹ Charles Schumer từng phát biểu mua Spice hay K2 dễ dàng như mua một thanh
kẹo.
AFP nhận định loại cần sa tổng hợp tạo « hiệu ứng
thây ma » (zombie) đang làm đau đầu các đơn vị quản lý vệ sinh dịch tễ Hoa Kỳ. Phần lớn nguyên liệu được nhập từ
Trung Quốc. Các hoạt chất chính của chúng có thể dao động và liều lượng
cũng được phân nhỏ để qua mắt luật pháp. Hơn nữa, trong khi các bao bì có thể
liệt kê thành phần bên trong là tự nhiên, nhưng các chuyên gia khẳng định thành
phần thật bên trong không giống như vậy.
Vì thế, ông Chuck Rosenberg, người đứng đầu Cơ quan
Phòng chống buôn lậu ma túy của Mỹ (DEA), khẳng định, dù người tiêu thụ có thể
mua và sử dụng chung một gói cần sa tổng hợp, nhưng mỗi người lại có những phản
ứng rất khác nhau với sản phẩm.
Theo thống kê của Hiệp hội các Trung tâm kiểm soát
chất độc Hoa Kỳ, số cuộc gọi vì tai nạn liên quan tới ma túy tổng hợp ngày càng
tăng cao. Từ đầu năm 2015, có 5.200 cuộc gọi trên toàn quốc, trong khi đó, năm
2014 có 3.680 cuộc gọi và chỉ có 2.668 vào năm 2013.
Trang web k2zombiedc.com, nằm dưới sự quản lý của
thành phố Washington DC và nhắm tới giới trẻ, cảnh báo rằng : « Ma túy tổng hợp có thể gây nên cảm giác
phiền muộn cực đoan, chứng hoang tưởng, khủng hoảng lo sợ, sống tách biệt hay ảo
giác. Và các hành vi này có một tên gọi chung ‘hiệu ứng thây ma’ ».
Chất
gây nghiện và gây chết người
Thoạt nhìn, cần sa tổng hợp có vẻ giống cần sa tự
nhiên, song nó có khả năng gây nghiện ngập và gây tử vong hơn nhiều, do nồng độ
các chất được sử dụng để bắt chước hoạt chất THC (tetrahydrocannabinol) gây tác
dụng về mặt tâm thần. Hiệu ứng của các loại hoá chất trong cần sa tổng hợp tới
hệ thụ cảm não bộ có thể mạnh hơn 100 lần so với hoạt chất THC trong cần sa tự
nhiên.
Vì luật pháp không thể bắt kịp với sự phát triển khó
lường của thị trường này, nên cần sa tổng hợp vẫn được bầy bán công khai tại
các tiệm tạp hóa hay cửa hàng đồ khô trong khu phố, tại các cây xăng hay trên mạng
internet.
Theo một cuộc thăm dò được Đại học Michigan thực hiện vào năm 2012, cần sa tổng hợp là loại chất gây nghiện được giới trẻ tiêu thụ nhiều thứ hai, chỉ sau cần sa tự nhiên. Điều đáng lo ngại là ở chỗ mọi người đều cho rằng đó chỉ là một loại thuốc gây nghiện, như cocaine hay metaphetamine.
Khó
phát hiện được chất gây nghiện
Với những dụng cụ đo lường và kiểm tra mà cảnh sát
đang dùng hiện nay, rất khó phát hiện được các hóa chất trong cần sa tổng hợp.
Washington là một trong những thành phố bị hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm
trọng. Đầu tháng 08/2015, cảnh sát đã phải nổ súng và gây thương tích một thiếu
nữ 22 tuổi đang « phê » ma túy tổng hợp và cầm dao đòi tấn công cảnh sát.
Trước đó, tháng Sáu cùng năm, 9 người phải nhập viện
vì sốc do hít quá liều trước cửa một trung tâm đón tiếp người vô gia cư. Còn tại
bang New York, từ tháng Tư tới tháng Sáu, có 1.900 trường hợp cấp cứu do ma túy
tổng hợp.
-----------------------------
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày 24-08-2015
Một người được phép
trồng cần sa tại Denver, ngày 31/12/2013. REUTERS/Rick Wilking
Tại
Washington, cần sa được phép tiêu thụ hợp pháp trong nội vi thành phố kể từ
ngày 26/02/2015, sau một cuộc chưng cầu dân ý do chính người dân địa phương yêu
cầu chính quyền thành phố thực hiện.
Báo Le Monde (17/08/2015) cho biết đây là kết quả của
15 năm đấu tranh của Adam Eidinger, 41 tuổi, và là một nhà đấu tranh vì hoà
bình, môi trường sinh thái và tiến bộ. Người dân Washington dễ dàng nhận ra
nhân vật này nhờ biển số xe « có một không hai » chỉ gồm ba chữ số : 420 - mã số
chỉ cần sa - mà thành phố tặng riêng cho ông.
Cần sa bắt nguồn từ loại thực vật có tên gai dầu và
tên khoa học là Cannabis sativa L.; họ Cannabinaceae. Có ba chất chính trong cần
sa hiện đã được tìm thấy là : cannabinoid, cannabinol và tetrahydrocannabinol
(THC). Trong ba chất này, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm thần.
Tuỳ theo phân bổ vùng địa lý, hàm lượng THC trong cần sa có khác nhau. Dân chơi
Việt Nam gọi cần sa với những tiếng lóng như : cỏ, bồ đà, tài mà, con điếm…
Theo luật mới về cần sa, mọi công dân cư ngụ tại
Washington, từ 21 tuổi trở lên, có thể trồng 6 cây cần sa trong nhà, song mỗi hộ
gia đình chỉ được giới hạn trồng tối đa 12 gốc. Họ được phép giữ và bảo quản
toàn bộ « vụ thu hoạch » của mình. Một « nông dân » có trình độ tay nghề cao có
thể thu hoạch được vài kg hoa cần sa sau mỗi « vụ mùa ».
Họ được thoải mái hút cần sa, với điều kiện chỉ
trong phạm vi riêng tư. Họ không được phép bán cần sa nhưng có thể tặng cho người
ở độ tuổi thành niên. Khi ra khỏi nhà, họ được phép mang theo 56 gr cần sa tới
bất kỳ nơi nào trong thành phố, dĩ nhiên, trừ những nơi công cộng, như công
viên, vườn hoa, bảo tàng… chiếm tới 1/5 tổng diện tích của thành phố.
Ông Adam Eidinger vẫn tiếc là cần sa không được bán
rộng rãi tại cửa hàng đồ khô và các câu lạc bộ hút cần sa vẫn bị cấm. Thế
nhưng, để ăn mừng thắng lợi, dù chưa trọn vẹn, ông vẫn mở một chiến dịch phân
phát miễn phí hạt giống vào tháng Ba vừa qua. Trong vòng hai ngày, hơn 5.000
người xếp hàng chờ xin hạt giống.
Theo một số người tiêu thụ cần sa tại Washington, hợp
pháp hóa loại cây này có hai lợi ích. Thứ nhất, chấm dứt cái gọi là « chiến
tranh chống ma túy » đang phá hủy cuộc sống của hàng chục ngàn thanh niên da mầu.
Khi luật chưa được ban hành, có tới vài trăm người bị bắt giữ hàng tháng vì
tàng trữ cần sa và 90% trong số họ là người da mầu. Rất nhiều người bị bỏ tù chỉ
vì một điếu cần sa.
Đối với một cựu chiến binh tham chiến tại Irak như
Brandon Wyatt, cần sa đã giúp người đàn ông da đen 31 tuổi tìm lại được ý nghĩa
của cuộc sống. Trở về Mỹ vì bị thương tại chiến trường, ông bị rơi vào trạng
thái trầm cảm song rất dễ bị kích động. Ông phát hiện rằng cần sa có nhiều tác
dụng y học cực mạnh, hiệu quả và không độc hại đối những cựu chiến binh từ Irak
trở về.
Thế nhưng, dù được phép sử dụng một cách hợp pháp,
cán bộ công chức thành phố Washington vẫn có thể bị buộc kiểm tra nước tiểu và
đối mặt với nguy cơ bị sa thải nếu tiêu thụ cần sa.
Một ủy viên Hội đồng Thành phố, một thượng nghị sĩ
và một nghị sĩ, cả ba chính trị gia thuộc đảng Dân chủ, ủng hộ Adam Eidinger và
tin rằng sớm hay muộn, cần sa sẽ được bán tự do, « đánh thuế, kiểm tra và quy định
như các loại rượu ». Tháng Sáu vừa qua, một dự luật theo hướng này đã được đệ
trình lên thành phố và nhận được 7/13 phiếu ủng hộ. Hành động này chỉ mang tính
tượng trưng vì Nghị viện Mỹ vẫn giữ quyền phủ quyết tại Washington. Tuy nhiên,
họ vẫn tin rằng sẽ giành được thắng lợi vì tại đây có rất nhiều nhà thương trồng
cần sa với mục đích y tế và phân phối cho hàng nghìn bệnh nhân, trong đó rất
nhiều người không mắc bệnh nặng.
Ồ, không ngờ ở một đất nước thiên đường như Mỹ mà người ta lại thoải mái với việc người dân dùng cần sa và trồng cây cần sa tr nhà như vậy. Đúng là loại cây này có một phần tác dụng trong y học nhưng để sử dụng nó thì phải biết dùng đúng cách, mà thường thì không phải ai cũng biết kiến thức về y học.
ReplyDeleteKhông biết Mỹ quản lycủa việc này thế nào chứ Việt Nam thì không thể như thế này được, nêu lên cái này thì người dân chắc chắn phản đối kịch liệt, cho dù là với mục đích gì nhưng trồng cây thuốc phiện một cách hợp pháp thì rõ ràng hại nhiều hơn lợi, đi cùng với đó lại còn phải có rất nhiều biện pháp quản lý nữa, nói chung là kính chẳng bõ phiền
ReplyDeleteTác dụng kiểu gì thì cũng không ngăn được nguy cơ người dân trở thành con nghiện và sống phụ thuộc và thuốc. Trên thế giới này có quốc gia nào lại cho hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa? cũng giống như đạo luật về sử dụng và sở hữu súng, cuối cùng thì tổng thống obama cũng phải công nhận rằng mình đã thất bại trong việc quản lý điều này
ReplyDelete