Hoàng Xuân - Khám Phá
Thứ Tư, ngày 05/08/2015 06:10 AM (GMT+7)
Bình
trà đá miễn phí cũng chiếm dụng lề đường như bất cứ chiếc xe máy dựng ngang ngược
hay chiếc lò than tổ ong nào, do đó chúng đều phải bị tịch thu?
Bạn có thể bắt đứa con 3 tuổi nói toàn lời hay ý đẹp
không, khi bạn hễ mở miệng là phun thuốc trừ sâu khiến cỏ cây phải héo quắt?
Bạn có thể yêu cầu vợ mình vừa ngoan, vừa đảm, chu tất
với gia đình không khi bạn đêm nào cũng lè nhè say xỉn, 2h sáng mới về nhà?
Bạn có thể yêu cầu hàng xóm cứ thấy mặt bạn là nở một
nụ cười tươi thắm không khi bạn suốt ngày tè vào tường rào nhà người ta và cứ
rình họ sơ hở là chôm chỉa?
Ai nói có, tôi xin trích nhuận bút bài báo này tặng
người ấy một tỷ đồng.
Thùng trà đá miễn
phí đặt trên đường Giải Phóng bị thu giữ. Ảnh: Nam Anh
Mấy ngày nay có một bài báo khiến mạng xã hội bừng bừng
tức giận. Bài báo nói rằng pháp luật phải được thượng tôn, bình trà đá (miễn
phí, dành cho người nghèo do một số người dân sống trên đường Giải Phóng- Hà Nội,
góp lại, đặt trên lề đường, vừa bị Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai tịch
thu do) cũng chiếm dụng lề đường như bất cứ chiếc xe máy dựng ngang ngược hay
chiếc lò than tổ ong nào, do đó chúng đều phải bị tịch thu.
Lý lẽ này không hề sai, nhưng nó chỉ kín kẽ khi
chúng ta có thể vô trùng toàn bộ cuộc sống này rồi đặt nó vào trong một bình
chân không kín mít. Nếu như không làm được thế thì lý lẽ trên là lý lẽ của một
nhà khoa học mắt kém, đang run run xẻo lấy một miếng đời sống và đặt nó lên cân
tiểu ly. Miếng đời sống đó đã bị cắt hết những chiếc rễ bám vào thực tế xanh
tươi, trở nên bất động và xám ngoét. Những quan sát và quy luật rút ra từ đó
không thể còn chuẩn xác.
Một bình trà đá miễn phí có chiếm dụng lề đường
không? Có vi phạm pháp luật lòng lề đường không? Có thiếu vệ sinh vì một cái ly
dùng cho rất nhiều lượt người không?
Có. Có hết.
Thế nhưng hãy hỏi lại: Hà Nội đã có đủ các vòi nước
sạch miễn phí chưa? Đã dẹp hẳn nạn lấn chiếm lòng lề đường chưa? Các nhà hàng
quán ăn có hoàn toàn trật tự cất xe vào bãi không? Thực phẩm chúng ta được cung
cấp hàng ngày có hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh không?
Không. Không hề.
Không biện minh cho những bình trà đá lấn chiếm vỉa
hè, tôi chỉ đang muốn chứng minh ba việc ở câu hỏi thứ hai chính là nguyên nhân
dẫn đến sự tồn tại của bình trà đó. Nếu những điều ấy đều luôn mang lại câu trả
lời “Có”, dĩ nhiên chẳng ai bỏ công bỏ của làm bình trà dọc đường cho người
nghèo uống nữa.
Bạn sẽ phản bác: Như thế lại là viện một điều sai để
tiếp tục thực hiện điều sai nữa. Như thế thì pháp luật sẽ chẳng bao giờ được
tôn trọng.
Vâng, thật tiếc là thực tiễn đường phố của nước ta
còn quá nhem nhuốc, ngổn ngang. Không chỉ trong lĩnh vực này mà rất nhiều lĩnh
vực khác cũng còn ngổn ngang như thế. Chúng ta hết sức cần pháp luật. Thế nhưng
pháp luật, được định nghĩa là “hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển
phù hợp với lợi ích của giai cấp mình”- luôn luôn chậm hơn thực tiễn cuộc sống.
Khi cuộc sống nảy sinh một trường hợp mà người làm
luật tiên đoán sẽ phát triển thành xu hướng hoặc lan tỏa ra trên diện rộng, hoặc,
do những quyết sách của chính thể cầm quyền sẽ gây ảnh hưởng đến số đông dân
chúng, thì người làm luật mới dự liệu những tình huống sẽ phát sinh và đặt ra
những quy định để điều chỉnh nó. Do vậy, pháp luật không bao giờ là những quy định
bất động mà nó luôn thay đổi theo thực tiễn. Khoảng cách của sự thay đổi này tỷ
lệ thuận với sự ổn định chính trị, kinh tế và văn hóa của một đất nước.
Nói rộng ra, 40 năm xây dựng pháp luật của nước ta từ
1975 đến nay mới chỉ là nền pháp luật đang dậy thì. Nó lớn rất nhanh nhưng chưa
đủ trưởng thành, thiếu sót rất nhiều, nhiều khi lộc ngà lộc ngộc, vụng về,
trong khi đang hoàn thiện cái này thì lại làm sứt mẻ cái kia chẳng hạn.
Chính vì vậy, lúc này một xã hội dân sự hết sức cần
thiết để kịp thời bù đắp, chỉnh sửa những khiếm khuyết của xã hội, rọi sáng những
góc khuất mà cánh tay của nhà nước và thị trường chưa đủ sức hoặc không muốn
vươn tới. Cụ thể trong trường hợp đang bàn, nhà nước chưa đủ sức xây dựng nhiều
vòi nước sạch miễn phí cho người đi đường, doanh nghiệp không mặn mà vì kém lợi
nhuận, nhưng số người nghèo thì vẫn đông lắm. Thì, “bầu”- những người dân thường,
sống quanh một con đường bụi và nắng lẳng lặng và tự nguyện cung cấp những bình
trà đá chia sẻ cho “bí”-những người đi đường. Đó cũng chính là biểu hiện gần
gũi và dễ thấy của xã hội dân sự đang sống trở lại ở Việt Nam.
Xã hội dân sự đâu có phải khái niệm “nhạy cảm” như vẫn
có người lầm tưởng. Nó chính là chúng ta đây, là không gian gia đình và lĩnh vực
tư nhân, được gọi là ” khu vực thứ ba” của xã hội (hai khu vực đầu tiên là
chính phủ và doanh nghiệp), mà đặc tính là hoạt động độc lập, tự chủ, tình nguyện,
tương trợ và phi lợi nhuận. Nói như tác giả Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985-1994, “xã
hội dân sự (…) là lực lượng cùng góp phần với Nhà nước trong việc xây dựng và
thực thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng của bộ máy nhà nước, là
lực lượng khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường. Kinh nghiệm của nhiều nước
phát triển cho thấy nền kinh tế thị trường có ba trụ cột: Nhà nước pháp quyền,
thị trường và xã hội dân sự; đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc phải dựa
trên sự phát triển đồng bộ, hài hòa của cả ba trụ cột ấy.”
Bình trà đá chỉ là một ví dụ sinh động cho sự tồn tại
của xã hội dân sự mà thôi. Khi người dân giàu lên hoặc được chăm lo tốt hơn, nó
sẽ tự khắc biến mất.
***
Tin
vui tôi mới đọc: sau khi báo chí đưa tin và dư luận lên tiếng, Công
an phường Thịnh Liệt đã trả lại bình trà đá đã tịch thu cho người dân: “Họ
không cấm em đặt bình trà đá miễn phí mà bảo xem chỗ nào hợp lý thì đặt và nhớ
nhắc nhở người vào uống nước để xe gọn gàng, không lấn chiếm lòng đường gây mất
trật tự an toàn giao thông” – báo Infonet loan tin.
____
TIN
LIÊN QUAN :
Tuấn Khanh: Một lời khinh (Tuấn Khanh/ BS)
Phạt cái tội tranh việc với đảng và nhà nước! (FB
Nhân Thế Hoàng/ BS).
No comments:
Post a Comment