Lê Diễn Đức
Monday, August 10, 2015 1:44:04 PM
Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại Sơn La, tổng mức đầu tư là 1,400 tỷ đồng.
Đề án này được Phó Thủ Tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam
phê duyệt ngày 31 tháng 10 năm 2014.
Trên mạng xã hội đã dấy lên một những đợt sóng bất
bình, nổi giận của dư luận. Một trang Facebook được lập ra có tên “Phản đối tượng
đài Hồ Chí Minh ở Sơn La” với hơn một ngàn thành viên trong vài ngày.
Mặc dù, trên cả nước đã có tới 134 tượng đài Hồ Chí
Minh, trong đó, tại các quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng,
tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị có 103 tượng, nhưng đến hết năm 2030,
các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới thêm 58 tượng đài Hồ
Chí Minh nữa.
Việt Nam là một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân
tính theo đầu người mới đạt xấp xỉ 2000 USD. Nợ công của Việt Nam năm 2014 là
110 tỷ USD theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank); tổng nợ của tập đoàn, tổng
công ty nhà nước vượt 1.5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là
10,329 tỷ đồng (2013); chỉ tính tới ngày 17 tháng 7, ngân sách nhà nước bội chi
khoảng 114.4 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã phải đề xuất mượn 30 ngàn tỷ đồng của
Ngân Hàng Nhà Nước. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục phải phát hành trái phiếu,
một hình thức vay và vay thêm các khoản mới khác để trả nợ cũ. Những con số của
nền kinh tế chẳng mấy tốt đẹp. Nợ cứ thế chồng lên nợ...
Trong cái nghèo chung của các nước, số hộ dân nghèo
cao nhất nước gồm các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Đông Bắc như Điện Biên,
Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, trong đó Sơn La với dân số khoảng
1.1 triệu người có tổng số hộ nghèo gần 71,000 hộ. Khoảng 70% các em học sinh
Sơn La từ gia đình thuộc diện nghèo, tức thu nhập dưới 400 nghìn/người/tháng...
Hàng trăm trường học của học sinh dân tộc không đủ tiêu chuẩn tối thiểu, hàng
ngàn em học sinh chân đất tới trường, cơm muối với rau rừng trường kỳ và có miếng
thịt trong bữa ăn trở thành mơ ước lớn. Đầu năm 2013 một phóng sự ngắn được
phát trên VTV nói về các em học sinh ở Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La phải sống
trong những mái lều tạm bợ và bắt chuột làm thịt để ăn. Tại Bản Suối Sát, xã
Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La người dân sống không điện, không nước sạch,
ăn ngô gần như quanh nắm, chỉ ngày giỗ, Tết mới biết đến cơm. Trẻ em mùa rét
không có đủ quần áo ấm mặc, trạm xá không có...
Phúc bất trung lai, họa vô đơn chí. Cuối tháng 6 vùa
qua, bão Kujira đã càn quét Sơn La khiến mưa rất to, gây ngập úng ở thành phố
và lũ ở các xã, nhiều nhà cửa tài sản, hoa màu bị cuốn trôi, 7 người chết, 4
người mất tích. Tỉnh đang rất cần một lượng tiền lớn để khắc phục hậu quả thiên
tai, cần gạo cứu đói, cần thuộc chữa bệnh....
Phải rất bức xúc Giáo Sư Ngô Bảo Châu mới viết trên
trang Facebook của mình như thế này:
“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các
ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm,
sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn
nạn, hoặc là thần kinh.”
Giáo Sư Ngô Bảo Châu không đúng khi nói họ bị thần
kinh. Không, họ rất tỉnh táo và sáng suốt, bởi vì đề án xây dựng tượng đài Hồ
Chí Minh được Ban Bí Thư phê duyệt về mặt chủ trương và phó thủ tướng đồng ý.
Nhưng vế sau của câu nói thì đúng. Họ là những kẻ khốn nạn!
Việt Nam đã là “cường quốc” của khẩu hiệu giờ có khả
năng thành “cường quốc” của tượng đài, trong đó nhiều nhất phải kể đến tượng
đài Hồ Chí Minh. Người ta hào phóng chi 65 triệu USD để xây tượng đài Hồ Chí
Minh tại một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Các tượng đài khác sẽ tiếp tục
được đẻ ra, bất chấp tình trạng kinh tế khó khăn của đất nước và đời sống lam
lũ của người lao động.
Điều ai cũng nhìn thấy là, để để kiếm chác, ăn chia,
người ta cần đến các dự án. Làm cầu, đường, bến cảng, sân bay thì ngành giao
thông “ăn,” xây đắp thủy lợi bên nông nghiệp “chén,” mua sắm vũ khí bên quốc
phòng “xơi,” nên cơ quan văn hóa cũng phải tìm cái cớ mà “xúc.” Tượng đài chiến
thắng Điện Biên Phủ bị sụt lở vì 150 tấn đồng rút ruột công trình bỏ túi riêng
của các quan chức chỉ là một trong nhiều ví dụ.
Nhà cầm quyền dựng tràn lan tượng đài để quảng bá
tuyên truyền cho chế độ, cho một con người đã chết mà thực tế trong tương lai
dài hạn của dân tộc không có chỗ đứng.
Theo tờ Dailymail của Anh ngày 7 tháng 10 năm 2014,
Hồ Chí Minh là một trong những kẻ gây tội ác nhiều nhất trong thế kỷ 20. Lợi dụng
lòng yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lừa gạt được
hàng triệu người bằng những mỹ từ, khẩu hiệu lôi cuốn như bình đẳng, công bằng
xã hội, người cày có ruộng, nhà máy thuộc về công nhân... Cả dân tộc đã lao vào
hai cuộc chiến đẫm máu, chống Pháp và chống Mỹ với cái chết của 4-5 triệu người,
để cướp chính quyền. Nhưng cướp được chính quyền rồi thì Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
Sản của ông đã trở mặt, tiếm quyền luôn, hủy bỏ bầu cử tự do, áp đặt một ách
cai trị độc quyền còn tệ hại hơn cả thực dân, phong kiến. Bất công ngút trời,
oan ức khắp nơi, tham nhũng hoành hành trong bộ máy công quyền.
Trước lúc chết có lẽ Hồ Chí Minh đã ý thức được tội
ác của mình nên trong di chúc ông đề nghị cho hỏa thiêu và không xây bia tượng
gì cả, nhưng nhà cầm quyền vẫn cố bám lấy xác chết của ông để duy trì chế độ và
nhồi sọ cái ý thức hệ Cộng Sản mà ông đã mang vào Việt Nam. Cái lăng ướp xác Hồ
to lớn với Bộ Tư Lệnh Lăng tiêu hàng năm tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc.
Những tượng đài Hồ Chí Minh, một nhà cách mạng Cộng
Sản, một kẻ khủng bố, sẽ bị đập bỏ không thương tiếc khi thể chế chính trị tại
Việt Nam thay đổi. Giống như tượng đài của Stalin, Lenin, Saddam Hussein hay
Gaddafi, v.v...
Hàng ngàn tỷ đồng tô son trát phấn cho các tượng đài
một ngày nào đó sẽ là đống xà bần, của cải của người dân bị vứt đi uổng phí, vô
nghĩa!
Trước phản ứng của dư luận, ngày 5 tháng 8, Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 6157/VPCP-TTĐT gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn
La yêu cầu báo cáo (đến ngày 15 tháng 8) về đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí
Minh vì không phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại.
Đến lúc này thì ủy ban, tỉnh ủy Sơn La mới họp và giải
thích rằng, tượng đài Hồ Chí Minh chỉ 200 tỷ còn lại là các công trình liên
quan như giao thông, điện, nước, trụ sở mới của tỉnh, giải phóng mặt bằng 20
héc ta, v.v... và họ nói không có tượng đài Hồ Chí Minh là “một thiệt thòi.”
Cách ngụy biện này quá ngớ ngẩn. Chính vì tượng của ông Hồ nên mới đẻ ra nhiều
thứ như vậy. Và đúng là họ bị thiệt thòi thật vì hàng trăm tỷ dồng không có cơ
hội chảy vào túi riêng nếu không làm.
Tôi chẳng tin đề án này sẽ được dừng lại. Số tiền 65
triệu USD quá lớn sẽ tạo ra lỗ kim để con voi chui lọt. Và nhà cầm quyền sẽ giải
trình theo logic của ông Phan Đăng Long, phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội về
chuyện bắn pháo hoa, rằng, “biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được
xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái
nghèo.”
Vâng để quên đi sự nghèo khổ triền miên và cái đói,
bà con Sơn La sẽ ra quảng trường ngắm tượng bác. Giống như một câu thơ lưu truyền
trên mạng:
Dân nghèo ngắm tượng là no
Có mấy ngàn tỷ đắn đo làm gì.
Có mấy ngàn tỷ đắn đo làm gì.
Hoặc là mấy câu thơ của tôi nhại lời của Tố Hữu:
Bác đeo bác bám cả đời con
Tượng bác tràn lan khắp nước non
Dân tình ngắm bác quên cơn đói
Bác vẫn cười tươi giữa lối mòn.
Tượng bác tràn lan khắp nước non
Dân tình ngắm bác quên cơn đói
Bác vẫn cười tươi giữa lối mòn.
No comments:
Post a Comment