Khai
tử một khái niệm: lề trái và lề phải
Từ lúc nào chúng ta gọi hơn 700 tờ báo, những phương
tiện, con nguời, ý tưởng được viết ra nhằm phục vụ bộ máy độc tài là lề phải? Tại
sao những con người độc lập, viết lên những khát vọng chân chính của mình, những
ước mơ chung của dân tộc lại bị cho rằng đang đi bên lề trái?
Phải và Trái. Từ thuở nào chúng bị đánh tráo ý nghĩa
và chúng ta tự hoán chỗ đứng của mình?
Người ta thường chỉ phân biệt Phải - Trái khi muốn
làm rõ mục đích đúng - sai, kiểu như phân biệt Chính - Tà. Ở đây, những người
viết lên khát khao của mình về một cuộc sống tốt đẹp, về một xã hội mà các giá
trị và quyền căn bản của con người được tôn trọng, về một cuộc sống tự do... là
những con người có ước mơ và trách nhiệm như nhau. Vậy thì tại sao phải nhốt
mình vào khái niệm Phải - Trái mà người khác đã cố tình vạch ra một cách có chủ
đích, hòng tạo ra khoảng cách giữa những người viết có tâm huyết với
nhau?
Blogger Điếu Cày, một trong những con chim đầu đàn của
Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, nơi tập hợp khởi xướng ra phong trào Dân Báo, người cựu
chiến binh cất lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền không lẽ lại đang đi trên lề
"trái"? Bà Thu Hồng tức blogger Beo cũng là tổng biên tập báo Thể
Thao, người vừa mới phán “Hoàng Khương Sai Rồi”, lại đang đường đường chính
chính đi trên con đường "phải" hay sao?
Và phóng viên Hoàng Khương – người có hơn 50 bài viết
vạch trần tiêu cực của ngành công an - Anh đang ở lề nào trong cái quan niệm hổ
lốn phải và trái?
Phải - Trái, nghe chừng chỉ là một cách gọi đơn giản,
thông thường. Nhưng một khi vẫn còn suy nghĩ phân biệt Phải - Trái theo quan điểm
lề nào đảng cho phép, tức là tự chúng ta đã vạch ra ranh giới giữa những người
luôn muốn bảo vệ lẽ phải và sự tốt đẹp trong xã hội này.
Hơn thế nữa, khi "phải" thuộc về đảng và
"trái" được dán vào trán bloggers, vào những trang web độc lập không
chịu sự quản lý, kiểm soát của Bộ Thông tin, việc phân định ranh giới đã vô hình
chung phục vụ và nằm trong ý muốn lẫn mục tiêu của hệ thống tuyên truyền đang nắm
quyền mở mắt và bịt miệng nhân dân.
Những người như blogger Điếu Cày, phóng viên Hoàng
Khương, không phải là những con người đi lề bên trái của xã hội. Những con người
can đảm ấy, là hiện thân của lẽ phải, của những nỗ lực không biết mệt mỏi cho một
tương lai tốt đẹp hơn của đất nước. Không thể chia lề để đánh giá và xếp loại
những cá nhân dũng cảm ấy theo lối mòn trái phải của lề mà ai đó đã vạch
ra.
Không thể tiếp tục theo lối mòn PHẢI là thuộc về đảng
và TRÁI thuộc về chúng ta!. Ý nghĩa và giá trị của lề hay con đường nằm ở đích
đến.
Đích đến của đảng là bằng mọi cách để thống trị và
giữ quyền lực. Trong ý đồ đó, cái lề mà đảng vạch ra cho tất cả mọi ý tưởng, tiếng
nói có thể được khép nép nhón bước, tiếng nói biết quỳ, biết luồn trôn, biết
lách.. để được hiển thị trên từng trang báo, trang mạng nằm trong quyền
kiểm soát của đảng. Đi ra khỏi lề đó, con người có nguy cơ bị đàn áp. Bước chân
vào lề đó, con người có nguy cơ bị mất chính mình. Chỉ có một tên gọi cho cái lề
màu đỏ, có hình ảnh thấp thoáng, rình mò của kiểm duyệt, bạo lực, trấn áp, lao
tù... đó là: Lề Đảng
Đích đến của chúng ta là khát vọng chung của dân tộc.
Là tự do của mỗi người để có được tính độc lập của từng cá nhân. Có được độc lập
cá nhân để cùng nhau quyết định vận mạng chung của đất nước và duy trì độc lập
của dân tộc. Cái "lề" của chúng ta không có bóng dáng của súng đạn, của
còng số tám, cùa đàn áp, khủng bố. Nó chỉ mang hình ảnh của 90 triệu người dân
VN với khát vọng của họ. Đó là Lề Dân.
Chỉ có Lề Đảng và Lề Dân. Chỉ
có một bên là con đường bị kềm kẹp, uốn nắn, dối trá của kẻ cai trị. Và
bên kia là con đường của tự do, độc lập và chân thật của những người nhất
định không chấp nhận làm kẻ bị trị.
Đã đến lúc, chúng ta chấm dứt sử dụng khái niệm lề
Phải - Trái đối với luồng thông tin mà chúng ta tiếp nhận từ nhiều kênh khác
nhau, đối với những con người đứng trong hay đứng ngoài hệ thống của tập đoàn
cai trị. Hành trình tìm đến công bằng xã hội, tự do, dân chủ, sẽ không có khái
niệm phân lề do một đảng đã cướp chính quyền và bằng mọi giá bám víu vào quyền
lực định ra cho tất cả những người có chung niềm mơ ước. Nếu phải gọi tên một bản
tin, một bài báo, được chỉ định rõ mục đích viết nhằm định hướng thông tin, định
hướng dư luận, hãy gọi đúng bản chất của nó, đó là những bài báo đi theo Lề Đảng. Hành
trình còn lại là của những công dân yêu chuộng tự do, đang nỗ lực phấn đấu vì một
xã hội tốt đẹp, đó là Lề Dân.
Hãy
khai tử khái niệm lề trái và lề phải.
Chỉ có lề đảng và lề DÂN. Bài
viết của bạn nhắm tới mục tiêu phục vụ cho ai sẽ chứng tỏ cho mọi người biết bạn
đang ở lề nào.
Tháng 1, 2012
-----------------------------
Nhân dịp sinh nhật Dân Làm Báo, mình muốn góp bài
“Hép-py Bớt-đê tu Du”, nhưng cũng ngài ngại. Ngại vì một phần đã có các Cô Phạm
Thanh Nghiên ân cần “Gửi
cho nhau những giọt tâm tình”; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh/ Mẹ Nấm náo nức “Mừng
Sinh Nhật Dân Làm Báo”, các Ông/Anh Phạm Văn Thành vui reo “Dân
Làm Báo! Ngày Em 5 tuổi”; Nguyên Thạch dẫn đến “Đồng Xanh”;
Cánh Dù Lộng Gió nhắc nhở “Chiến
sĩ Thông tin là những ai?”; Huỳnh Anh Tú thư riêng “Thân gửi
Dân Làm Báo”; và còn nhiều người khác nữa... Ngại vì một phần khác nữa,
ấy là mình được đăng bài hơi “bị nhiều” nơi đây, sợ “Hép-py... tu Du/ Happy...
to You” thành ra “Hép-py... tu Mi/ Happy to Me”, mèo khen mèo dài đuôi. Thôi, để
mừng Sinh nhật Báo Lề Dân, mình lân la Báo Lề Đảng vậy.
Báo Lề Đảng thì nhiều quá xá quà xà. Nhớ "thằng"
Tây có câu “cái gì thái quá thì xấu”/ Tout excès est mavais),
nhưng, đối với Báo Lề Đảng, mình thấy không cần nhiều quá mới kết luận xấu.
"Rõ ràng là như vậy chứ còn gì nữa": Báo Lề Đảng tuy có đến 7, 8 trăm
tờ gì đó, song toàn giống nhau “một cung đàn” ở chỗ bố láo ăn tiền, nên chi, chỉ
cần đọc một tờ đã thấy lòi hèm cái xấu của Đảng. Chẳng hạn như trang Tiếng Nói Trẻ.
Mình vốn không ưa đọc báo Lề Đảng, vì thừa biết “Đừng
tin những gì CS viết”, nhưng nói đi rồi cũng cần nói lại “mới toại lòng nhau”:
mình vẫn còn chút hy vọng vào giới trẻ, nên khi thấy “Tiếng Nói Trẻ”, bèn phá
thông lệ vào đọc.
Mình gặp ngay bài “Chính luận” của “Tiếng nói trẻ”,
nhưng tác giả có cái tên nghe không trẻ chút nào: Diệm. Mình hơi bị ngạc nhiên
vì xưa nay tuổi trẻ thường lấy bút hiệu hoa lá cành, chứ đâu có một chữ cộc lốc,
như bút hiệu một số người vẽ tranh Biếm/Hí họa: Chóe, Ớt, Gúc, Hĩm, Chụm hoặc
Chụt... Mình đâm nghi nghi (đây là "Tiếng nói Trâu già cưa sừng làm
Nghé"). Nghi nghi, nhưng rồi cũng đọc đại.
Mới liếc xuống cái tựa, không ngờ mình được
Tiengnoitre chiếu cố: "NGUYỄN BA CHỔI KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ?"(Sic)
. Bài “chính luận” khá dài, mình không cóp lại nơi đây, chỉ dẫn cái link, để
làm bằng chứng là “nói có sách” đàng hoàng: (Click -> Link)
“...Để làm bằng chứng là “nói có sách” đàng hoàng”!
Gớm, hôm nay sao mình “tử tế”, chịu “giao lưu” với báo Lề Đảng như ri? Hay là bị
NQ 36 Kiểu/Tờ- răng xít Mốt (Trente six modes) hớp hồn rồi chăng?
Cũng vì thương cho đám trẻ - thì cứ cho Tiengnoitre
là tiếng nói của trẻ đi- mình mới bỏ công chỉnh sửa mấy cậu thế này. Cũng không
ngoài mục đích mong các cậu sống "Sao cho ra cái giống người". Chỉ
bàn quanh vấn đề “Xuyên tạc Lịch sử” thôi (còn những việc như “...Những
“con sâu bọ đít ngoại bang” để kiếm miếng cơm, manh áo lại có dịp thi thố tài
năng “phá hoại, đục khoét” đất nước.” thì đã rõ ràng sờ sờ trước mắt
ai mới là kẻ có điều kiện, khả năng để phá hoại đục khoét đất nước, chứ dân đen
với “phản động” muốn cũng chịu thua, và ai viết vì lợi ích cá nhân, ai vì dân
vì nước hy sinh.)
Một
là, “Có thể nói ngày 30 tháng 4 năm 1975 là
ngày “đất nước trọn niềm vui”.
Thế thì, vui sao nước mắt lại trào? “Tuổi trẻ” sao
mà chóng quên thế à. Nên nhớ: câu nói “Ngày 30 Tháng Tư ,75, có triệu
người vui, nhưng cũng có triệu người buồn” là của Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
chứ không phải do “bọn phản động”. Và,
“...Đất nước trọn niềm vui”, sao kể từ ngày đó, hàng
triệu người lao ra biển cả, thà chết còn hơn sống với CS?
Hai
là, “Nguyễn Bá Chổi có bài viết “Kỉ niệm 40
năm: Gọi lại cho đúng tên cuộc chiến”. Xuyên suốt toàn bộ nội dung bài viết
Nguyễn Bá Chổi đưa ra những luận điệu xuyên tạc, y cho rằng cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại của dân tộc ta là phi nghĩa, là cuộc chiến tranh xâm lược Miền
Nam”.
Thế thì ai đã từng tuyên bố, "Ta đánh
Miền Nam là đánh cho ông Trung Quốc và ông Liên Xô", ông Tổng thống Việt
Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, hay là ông Tổng Bí Thư đảng CSVN Lê Duẩn?
Ba
là, “Có lẽ chưa bao giờ Nguyễn Bá Chổi được cầm
súng vào chiến trường tham gia chiến đấu, để cảm nhận được sự tàn khốc dưới
“mưa bom, bão đạn” của đế quốc Mỹ và quân chư hầu thực hiện ở đất nước Việt Nam
này như thế nào?”
Thế thì ai đã làm nên "Đại lộ Kinh hoàng" ở
Quảng Trị, trong Mùa Hè 1972, hàng ngàn người dân vô tội bị giết là dân ở Bắc
hay Nam Vĩ tuyến 17; họ chết bằng loại vũ khí gì, do ai làm và ai sử dụng? “Mưa
bom, bão đạn” của đế quốc và quân chư hầu” hay mưa hỏa tiển, bão đại pháo của
“ông” Liên Xô, của “ông” Trung Quốc và của các “nước anh em CS Đông Âu, và Bộ đội
Cụ Hồ?
Bốn
là, “Đất nước Việt Nam, khi đánh đuổi được thực
dân Pháp tưởng chừng như đã yên bình, nhưng đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp can
thiệp vào Việt Nam, thành lập chính quyền tay sai để thực hiện chính sách làm
bá chủ thế giới.”
rồi gây ra biết bao nhiêu chiến lược chiến tranh phá
hoại đất nước ta, gieo những cái chết cho biết bao người dân vô tội, có lẽ tội
ác của đế quốc thực dân nói chung và đế quốc Mỹ nói riêng đều không có ngôn ngữ
nào có thể diễn tả hết được.”
Thế thì ai bày ra Cải Cách Ruộng Đất, Đấu tố Địa chủ
để cuối cùng chính kẻ đó phải thừa nhận đã giết oan trên 170. 000 (một trăm bảy
mươi ngàn), phải ra trước nhân dân làm bộ hối cải khóc hu hu, rồi sau đó lại cứ
vẫn tật nào chứng ấy...
Năm
là, “Chỉ vì một lợi ích nhỏ bé của một quốc
gia, thế nhưng đế quốc Mỹ đã chia cắt đất nước ta ra làm hai Miền”
Thế thì trong Hiệp định Genève, tán thành việc chia
đôi Đất nước Việt Nam, Mỹ Diệm ký hay là Nga, Đồng (Phạm Văn Đồng thay Hồ) ký?
Sáu
là, “...Rồi gây ra biết bao nhiêu chiến lược
chiến tranh phá hoại đất nước ta, gieo những cái chết cho biết bao người dân vô
tội, có lẽ tội ác của đế quốc thực dân nói chung và đế quốc Mỹ nói riêng đều
không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được.”
Thế thì, Đảng “ta” thành lập Mặt Trận Giải Phóng
MNVN Ngày 20/12/1960 rồi xua quân vào Miền Nam, hay Mỹ đưa quân vào Miền Nam
năm 1964, Cái nào trước cái nào sau?
Bảy
là, “Dưới những chính sách vô cùng dã man,
nham hiểm của đế quốc Mỹ và tay sai, “Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của
Đảng đã đồng lòng nhất trí đi theo tiếng gọi của Đảng và Tổ Quốc thân yêu vượt
dãy trường sơn đi vào Nam đánh giặc, và đã làm nên chiến thắng vang vọng khắp
năm châu, buộc đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai phải đầu hàng vô điều kiện trước
cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta.”
“Đi theo tiếng gọi của tổ quốc”, nhưng Tổ Quốc của
Người CS không phải là Việt Nam, vì “Ta đánh Miền Nam là đánh cho ông
Liên Xô, ta đánh cho ông Trung Quốc”, vì “Trung Quốc là Anh Cả, Anh
Hai, nên Lý Thường Kiệt đem quân đánh Quân Thanh là hỗn”. “Lời lời
châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” của Tổng Bí Thư Đảng CSVN, và Sư Thích
Chơn Quang, cháu bác Hồ còn đó.
Và cuối cùng, “Tiếng Tuổi Trẻ”, mình đoán không sai,
đúng là Tiếng Tuổi Già. Không già mà tác giả đã viết được như vầy:
“Với tư cách là một người lính đã từng cầm súng vào
chiến trường, tham gia những trận chiến tại Khe Sanh góp phần làm nên “mùa hè đỏ
lửa” đã phần nào thấy được sự sự tàn ác của giặc Mỹ xâm lược, đồng thời thấy rõ
cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta thật hào hùng và vĩ đại, chính vì vậy mỗi
thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần bảo vệ những trang lịch sử
hào hùng đó của dân tộc ta. Đồng thời cần kiên quyết đấu tranh chống lại những
luận điệu xuyên tạc của những kẻ phản động như Nguyễn Bá Chổi!”
Xưa rồi Diệm (dấu Nặng). Bây giờ thiên hạ đã rõ ai mới
là đứa xuyên tạc lịch sử.
Kể ra Dân Làm ăn mừng Tuổi Lên Năm là phải. Năm năm
rồi mà chưa bị ai vạch mặt Báo Lề Dân nói láo. Chỉ có Báo Lề Đảng mới bị vạch
nát bấy mặt, nham nhở.
23/8/2015
No comments:
Post a Comment