Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Posted on Thursday, June 05, 2014 @ 13:52:03 EDT
Xã hội dân sự là yếu tố cần thiết cho dân chủ và phải
giữ vị thế độc lập với các đảng chính trị. Theo tôi, xã hội dân sự ở trong nước
đang rất èo uột và có nguy cơ bị còi và chậm phát triển vì cùng lúc bị chèn ép
bởi đảng cầm quyền và các đảng chống đối.
Ở đây “đảng chính trị” là gọi chung tất cả những tổ
chức chính thức nhận mình là đảng chính trị, những tổ chức ngoại vi của các đảng
chính trị, và những tổ chức hoạt động với mục đích thay thế chế độ chính trị hiện
hữu.
Bản chất của đảng chính trị là tham chính, là nắm
quyền bính. Nếu đảng chính trị đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi
ích của đảng thì đấy là điều lý tưởng. Điều này đòi hỏi tinh thần trong sáng và
tấm lòng quả cảm của những người lãnh đạo để luôn tự vấn và sẵn sàng hy sinh lợi
ích đảng cho quyền lợi tối thượng của dân tộc. Đảng Cộng Sản là một phản thí dụ:
họ đặt quyền lợi dân tộc dưới lợi ích đảng.
Nhưng không phải chỉ có Đảng Cộng Sản mới như vậy.
Các đảng chính trị chống cộng cũng có thể đi vào vết xe đổ ấy: Vì lợi ích riêng, họ có thể gây tổn hại cho sự
phát triển xã hội dân sự và đẩy lùi tiến trình dân chủ hoá ở trong nước.
Vì nhu cầu phát triển nhân sự và hoạt động, một số đảng
chính trị xuất phát ở hải ngoại hay ở trong nước xâm nhập các phong trào thanh
niên sinh viên, các tổ chức xã hội dân sự phôi thai, và các tổ chức tôn giáo
lâu đời ở trong nước để kết nạp đảng viên và “đa dạng hoá” sinh hoạt. Kết quả
là các nhóm và tổ chức xã hội dân sự chân chính bị rút dần năng lực để đi đến
phân hoá và biến chất. Hơn nữa, các thành viên của tổ chức xã hội dân sự được kết
nạp vào đảng hay trở thành cảm tình viên của đảng vô tình gây liên luỵ cho tất
cả những ai cộng tác với họ và cho toàn bộ tổ chức xã hội dân sự nơi họ xuất
phát.
Để che mắt quốc tế, Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên
những tổ chức xã hội dân sự giả mà chúng tôi gọi là GONGOs
(government-organized NGOs). Để che mắt
chính quyền cộng sản, một số đảng chính trị chống đối cũng dựng lên các tổ chức
xã hội dân sự giả làm bình phong và tấm chắn cho các hoạt động đảng phái. Hậu
quả là không gian xã hội dân sự chân chính ngày càng bị ép hẹp lại bởi những tổ
chức giả của cả hai phía. Các tổ chức xã hội dân sự chân chính, vì ít tài
nguyên và năng lực, khó đứng vững và giữ tính độc lập trước sức ép hai phía
giáp công này. Nhiều khi nhân sự của họ còn bị “vạ lây” trước các cuộc càn quét
của nhà nước.
Mối nguy thứ ba là sự xâm nhập và lan toả của phong
thái hành xử thiếu dân chủ vào môi trường xã hội dân sự đang phôi thai. Ai cũng
đã rõ bản chất “phản dân chủ” của Đảng Cộng Sản. Một số đảng chính trị ở hải
ngoại cũng chưa có văn hoá dân chủ. Tính cách thiếu dân chủ rất dễ nhận ra:
không có việc bầu nhân sự lãnh đạo, không có cơ chế dân chủ để giải quyết các bất
đồng chính kiến khác hơn là thanh trừng lẫn nhau hay tách đôi tách ba tổ chức,
thậm chí có đảng còn mang tính cách gia đình trị từ đời này sang đời khác. Như
một khối ung thư, nếu không chặn ngay thì phong thái thiếu hay phản dân chủ ấy
sẽ lây lan rất nhanh từ các đảng viên nằm vùng ra toàn thân của tổ chức xã hội
dân sự đang bị xâm nhập.
Nhưng nguy hại hơn hết là sự suy thoái đạo đức. Các
đảng viên hoạt động trá hình phải luôn giả dối với chính những người bạn cộng sự
và đồng hành của họ, thậm chí phải qua mặt các vị lãnh đạo trong tôn giáo của họ.
Hàng ngày hàng giờ họ lạm dụng niềm tin của những người gần gũi và gắn bó nhất
với họ và luôn phải nguỵ trang đối với tất cả những người mà họ tiếp xúc. Cứ phải
sống không minh bạch và không thành thật, đạo đức bản thân sẽ xuống cấp.
Phong trào Việt Minh là một minh chứng của sự suy thoái đạo đức ấy: người cộng
sản khuynh loát phong trào yêu nước, dùng người khác cho mục đích riêng, và sẵn
sàng dẫm đạp lên đồng chí rồi đến đồng bào và cả toàn dân; những ai tử tế thì bị
loại trừ hay thủ tiêu, hoặc chính họ phải bỏ đi. Kết quả chỉ còn trật lại những
kẻ sẵn sàng sống trong sự lừa dối và dám làm những điều tội lỗi nhất kể cả buôn
dân bán nước. Nếu các đảng chống cộng cũng đi trên con đường mòn của Việt Minh,
thì chắc chắn hậu quả sẽ không khác gì.
Để tránh vết xe đổ gây thảm hoạ cho dân tộc, chúng
ta cần sáng suốt và thay đổi tình trạng trước khi bánh xe lún quá sâu.
Trước hết, các đảng chính trị cần tuyệt đối tôn trọng
tính độc lập của xã hội dân sự, không khuynh loát các tổ chức xã hội dân sự có
sẵn, và cũng không dựng lên những tổ chức xã hội dân sự trá hình. Làm được vậy
là đặt quyền lợi dài lâu của toàn dân lên trên lợi ích nhất thời và cục bộ của
đảng.
Chính các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước, trong
đó có cả các tổ chức tôn giáo, cần sáng suốt và đặt những chuẩn mực đạo đức cho
thành viên để không bị khuynh loát, và cần phân định được những tổ chức xã hội
dân sự giả để tránh xa. Để giữ tính độc lập, các tổ chức xã hội dân sự chân
chính cần mở rộng tầm hoạt động trực tiếp với quốc tế để giảm dần đi sự lệ thuộc
vào vai trò trung gian hay nguồn tài trợ của các đảng chính trị.
Chúng ta, ở trong và ngoài nước, cần tuyệt đối tránh
vết xe đổ đã dìm dân tộc vào tăm tối trong hơn tám thập niên qua. Chúng ta phải
mưu cầu nền dân chủ đích thực cho đất nước.
Bài
liên quan:
TÂM
TƯ HÔM NAY MỚI TRẢI
No comments:
Post a Comment