DCVOnline.net
Posted on June 12, 2014
by editor — No
Comments
DCVOnline – Trước tình hình đang căng thẳng giữa hai nước “vừa là đồng chí vừa là
anh em” cộng sản Trung Hoa (TC) và cộng sản Việt Nam (VC), chúng tôi xin giới
thiệu một số bài cũ (đã viết từ gần 10 năm trước) về những quan tâm đến vấn
đề chủ quyền lãnh thổ và quan hệ TC-VC.
------------------
Nhân Đọc Quyển “Hồi Ức
và Suy Nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao của CHXHCN
Việt Nam
Thế
Hệ 1975
Tôi rất thích thú khi được đọc quyển “Hồi Ức và Suy
Nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao của nước CHXHCN Việt
Nam. Tuy sanh ra thuộc thế hệ 1975 nhưng tên tuổi của ông Trần Quang Cơ thì tôi
đã từng nghe đến. Có những sự kiện được tiết lộ trong quyển sách làm cho những
người theo dõi tình hình trong nước phải chú ý. Sau đây là những suy nghĩ của
tôi khi đọc quyển sách của ông Trần Quang Cơ, quyển sách mà gần đây được phổ biến
trên internet.
Sau 10 năm đi làm “nghĩa vụ quốc tế” tại Campuchia, 26 tháng 9 năm 1989,
đoàn quân CSVN trở lại Việt Nam. Nguồn: Wikipedia.org http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/06/Phnom_Penh_1989.jpg
Việt
Nam can thiệp vào chuyện nội bộ của Campuchia
Trong thời điểm các nước đang ngoại giao để tìm giải
pháp cho vấn đề Campuchia thì ta thấy rằng các nước nhỏ hoàn toàn chịu ảnh hưởng
của các nước lớn. Trong lịch sử thế giới, sự lệ thuộc của những nước nhỏ vào những
nước lớn thì lúc nào cũng có, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều làm ta chú
ý trong quyển sách này là tình hình của Campuchia hầu như hoàn toàn do các nước
khác sắp xếp, các phe phái người Campuchia không có quyền quyết định gì trong
việc giải quyết vấn đề của đất nước họ. Việt Nam trong thời điểm được miêu tả
trong quyển hồi ức thì chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Ngược lại, những nước nhỏ
như Campuchia và Lào lại chịu sự chi phối của những nước lớn hơn như Việt Nam,
Trung Quốc, Liên Xô, v.v.
Việt Nam không những chi phối Campuchia mà còn can
thiệp sâu vào những chuyện nội bộ của Campuchia. Việt Nam mang quân sang
Campuchia và sau đó còn đóng quân trong một thời gian rất dài. Khi bị thế giới
phản đối đòi phải rút quân thì Việt Nam vẩn muốn giải quyết vấn đề nội bộ của
Campuchia, không tôn trọng chủ quyền và quyền quyết định của người Campuchia. Từ
vấn đề Việt Nam chiếm đóng Campuchia, đến quan điểm của đảng Cộng Sản Việt Nam
về vấn đề “diệt chủng” của Khmer Đỏ, đến “giải pháp Đỏ”, đến “công thức
6+2+2+2+1” cho ta thấy Việt Nam can thiệp rất sâu và thao túng vấn đề nội bộ của
Campuchia.
Cũng liên quan đến vấn đề một nước can thiệp vào
công việc nội bộ của một nước khác thì những năm gần đây nhà nước Việt Nam thường
phản đối rằng những nước chỉ trích Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, và tự
do tôn giáo, v.v. là can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Qua vấn đề này
ta thấy rằng lý do “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam” mà nhà nước Việt
Nam thường đưa ra để bác bỏ những chỉ trích về những vi phạm của Việt Nam về
dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo là một lý do không chính đáng và không
logic. Khi Việt Nam đem quân sang Campuchia và can thiệp trắng trợn vào chuyện
nội bộ của Campuchia thì đảng Cộng Sản Việt Nam gọi đó là “nghĩa vụ quốc tế”,
còn khi các nước thường xuyên viện trợ cho Việt Nam gợi ý đảng CSVN về những
quyền vi phạm về dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo thì đảng CSVN thường dựa
vào lý do “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”. Ta có thể nói rằng đảng
CSVN thường dùng lý do không chính đáng đó để mị dân, tránh né dư luận quốc tế,
và tự bào chửa cho việc Việt Nam vi phạm những công ước quốc tế về dân chủ,
nhân quyền, và tự do tôn giáo mà Việt Nam đã ký kết.
Lãnh
đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không vì quyền lợi của tổ quốc
Tôi lấy làm thất vọng khi biết được có những nhân vật
chóp bu trong đảng CSVN có quyền quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước
không đặt quyền lợi của tổ quốc lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc. Thật buồn cười khi ta thấy khi phe xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng, bộ
chính trị đảng CSVN vẩn đánh giá rằng “dù bành trướng thế nào Trung Quốc vẫn là
một nước xã hội chủ nghĩa!” Và đảng CSVN cũng muốn cùng Trung Quốc “bảo vệ chủ
nghĩa xã hội”. Điều này cho chúng ta thấy rằng vì muốn bang giao với Trung Quốc,
bộ chính trị đảng CSVN đã không nghĩ đến việc bảo vệ tổ quốc chống lại sự bành
trướng của Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Bộ chính trị chỉ có một số
người nhưng họ có toàn quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng lớn đối với đất
nước, đối với dân tộc, và họ không xem quyền lợi của tổ quốc là gì cả. Những
quyết định của bộ chính trị rất mờ ám và toàn dân không được biết.
Cũng cần phải nói thêm rằng trước khi phe xã hội chủ
nghĩa bị khủng hoảng và khi còn chổ dựa Liên Xô thì đảng CSVN sẵn sàng đối đầu
với Trung Quốc. Vào năm 1988, khi xảy ra những cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và
Trung Quốc ở Trường Sa thì Việt Nam công khai phản đối Trung Quốc và phản đối một
cách mạnh mẻ. Tôi nhớ lúc đó tôi còn học lớp 7, vào một ngày thứ Hai, trong giờ
chào cờ ông thầy hiệu trưởng ở trường tôi có dành một chút thời gian đứng trước
bản đồ để giải thích cho học sinh nghe về chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Tất
nhiên lúc đó bọn học sinh chúng tôi cũng đã được nghe thầy hiệu trưởng giảng về
mưu đồ của “bọn bành trướng Bắc Kinh”.
Đó là những gì xảy ra trước khi Việt Nam vẩn còn chỗ
dựa ở Liên Xô. Nhưng sau khi không còn có thể dựa vào Liên Xô nữa thì đảng CSVN
đành phải khúm núm với Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”, bảo vệ quyền lợi
của đảng CS và không màng gì đến quyền lợi của đất nước. Những miêu tả của ông
Trần Quang Cơ trong quyển hồi ức cho ta thấy điều đó. Thêm vào đó, những sự kiện
gần đây như hiệp ước trên bộ và trên biển giửa Việt Nam và Trung Quốc, mà nhiều
người nghĩ Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc rất nhiều, và sự kiện các ngư phủ
Thanh Hoá bị hải quân Trung Quốc bắn trên lãnh hải Việt Nam cho ta thấy vì bảo
vệ quyền lợi của họ, bộ chính trị và đảng CSVN bất chấp tất cả, kể cả hy sinh quyền
lợi của dân tộc và mạng sống của thường dân vô tội Việt Nam.
Lãnh
đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc và quyền lợi của Trung Quốc
Ngược lại với sự ích kỷ, hy sinh quyền lợi dân tộc của
đảng CSVN, qua quyển hồi ức này ta thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đặt quyền lợi
dân tộc của họ lên trên hết. Họ luôn muốn thực hiện ý đồ bành trướng của họ để
làm lợi cho người Trung Hoa. Ông Trần Quang Cơ cũng nói đến việc “Trung Quốc uốn
mình để thích nghi với thế cực”. Đảng CS Trung Quốc đã sẵn sàng thân với Liên
Xô và Hoa Kỳ khi cần thiết để củng cố quyền lợi của họ. Đảng CS Trung Quốc
không ngần ngại bang giao với một nước khác ý thức hệ với họ giống như Hoa Kỳ.
Trong khi đó, cũng là đảng CS, nhưng đảng CSVN vẫn muốn “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”.
Hiện tại, tuy đã bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Mỹ nhưng vẩn có nhiều vị
trong bộ chính trị đảng CSVN vẩn xem Hoa Kỳ là kẻ thù, vẫn lo ngại Hoa Kỳ dùng
“diễn tiến hòa bình” để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Đại sứ CHXHCNVN tại Ý, Nguyễn Anh Vũ, trình bày với báo giới cuộc xâm
lăng năm 1979 của TC. Nguồn: OntheNet. http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/06/Italy-1979.jpg
Quan
hệ Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ
Cũng liên quan đến “diễn biến hòa bình”, Việt Nam
nên có thái độ như thế nào trong mối quan hệ với Hoa Kỳ? Ông Trần Quang Cơ có
nêu lên bốn sai lầm lớn nhất trong đường lối ngoại giao của đảng CSVN trong đó
có vấn đề dính líu sâu vào nội bộ của Campuchia và bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa
quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1977. Ông Trần Quang Cơ cũng đã dự báo rằng
“TQ là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe dọa đối với chủ quyền về
toàn vẹn lãnh thổ cũng như đối với an ninh và phát triển của VN”. Ông Trần
Quang Cơ cũng đề nghị Việt Nam nên thúc đẩy bang giao với Hoa Kỳ để làm đối trọng
với Trung Quốc. Ông ta cũng gợi ý chính phủ Việt Nam nên có những chính sách hợp
lý để tranh thủ sự đóng góp của các Việt Kiều cho tổ quốc.
Tôi rất đồng ý với ông Trần Quang Cơ ở những điểm
nêu trên. Rất tiếc là đảng CSVN chưa làm được những điều nàỵ Quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn không được dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau. Qua quyển hồi ức ta thấy được sự lừa bịp của đảng CS Trung Quốc đối với
đảng CS Việt Nam ở Thành Đô, thái độ xấc xược của ông Từ Đôn Tín và những nhân
vật ngọai giao khác của Trung Quốc. Ta cũng thấy được sự ngây thơ và yếu kém về
ngoại giao của các nhân vật như Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười khi họ muốn đối thoại
trực tiếp với Trung Quốc mà không thông qua bộ ngoại giao. Ta cũng thấy được sự
không bình đẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua sự kiện gần đây ở
Vịnh Bắc Bộ khi các ngư dân Thanh Hóa bị hải quân Trung Quốc bắn chết, sau đó
Trung Quốc còn vu khống họ là những hải tặc, và thái độ bạc nhược của Việt Nam
không dám phải đối mạnh mẽ để bênh vực cho những ngư dân vô tội. Trong khi đó,
quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẩn chưa được gần gũi lắm. Việt Nam vẩn còn e
ngại Hoa Kỳ là kẻ thù củ và “diễn biến hòa bình” của Mỹ. Tiềm năng của các Việt
Kiều vẩn chưa được tận dụng thích đáng.
Nói tóm lại, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ với tất cả
các nước, kể cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, trên cơ sở bình đẳng thật sự và tôn trọng
lẫn nhau. Đặc biệt là Việt Nam nên tiến lại gần Hoa Kỳ hơn nữa và tận dụng mối
quan hệ đó để làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc và để bảo vệ quyền lợi của tổ
quốc trước sự đe dọa của nước láng giềng phương Bắc. Chính phủ Việt Nam cũng
nên có những chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho các Việt Kiều về giúp tổ quốc
và những lợi ích của dân tộc, chứ không phải giúp riêng đảng CSVN.
Tuổi
trẻ Việt Nam nên làm gì?
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, đặc
biệt là những chuyển biến có ảnh hưởng đến Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam nên làm
gì để đóng góp cho đất nước?
Qua quyển hồi ức của ông Trần Quang Cơ tôi thấy rằng
tất cả người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, nên tìm hiểu sự thật để biết
rõ những quyết định quan trọng của đảng CSVN làm ảnh hưởng đến quyền lợi tổ quốc
và dân tộc. Tất nhiên chúng ta sẽ không tìm hiểu được hết tất cả những gì xẩy
ra ở thượng tầng, tuy nhiên chúng ta biết càng nhiều sự thật thì càng tốt.
Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa chúng ta có rất nhiều phương tiện đệ
tìm hiểu sự thật, chẳng hạn như qua internet, báo, đài từ nhiều nguồn khác
nhau.
Tuổi trẻ Việt Nam cũng nên đấu tranh cho một đất nước
Việt Nam tự do và dân chủ thật sự. Bởi vì chỉ có tự do dân chủ thật sự, không độc
tài, mới cho phép chúng ta tìm hiểu và bày tỏ ý kiến về những vấn đề hệ trọng của
đất nước, giống như vấn đề đưa quân sang một nước khác và vấn đề lãnh thổ, lãnh
hải, v.v.
Chỉ có tự do và dân chủ thật sự thì mới cho phép
chúng ta bầu ra những người đại diện cho dân, vì quyền lợi của đất nước và dân
tộc. Chỉ có những người đại diện cho dân chính đáng đó mới có quyền quyết định
một cách công khai những vấn đề quan trọng đối với quốc gia dân tộc, chứ không
phải như hiện giờ: những người trong bộ chính trị không là những đại diện thật
sự của nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong mờ ám và
không có lợi cho quốc gia, dân tộc.
U.S.A. 15/04/2005
Audio
:
[Tình
Hữu Nghị Việt Nam - Trung Hoa (越南—中国) | Sáng
tác: Đỗ Nhuận, Ca sĩ: Trần Dũng]
--------------------------------
Đôi điều suy nghĩ về “Hồi ức và Suy nghĩ”
Người
Sài Gòn
Ba mươi năm rồi cũng qua đi, qua rồi cái thời người
dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm và qua rồi cái cảnh con heo chỉ ăn lục bình và
rau muống để chờ ngày hóa kiếp. Đất nước cũng đã thay đổi với ngần thời gian ấy,
nhưng những vết hằn trong tâm trí người dân khó mà đổi thay, những bàng hoàng của
những năm đầu sống trong xã hội mới chưa nguôi ngoai thì những lần đổi tiền
trong nửa đầu thập niên 80 như những vết cắt làm điêu đứng bao con người Việt…
Những vết hằn kia khó mà phôi phai, những vết cắt kia khó mà liền da bởi những
bất công vẫn xảy ra hàng ngày ở mọi nơi, bởi những định kiến mà chính quyền hiện
tại dành cho những gì có liên quan đến chế độ cũ, bởi những khối đen vô hình
luôn đè lên đời sống xã hội và đời sống chính trị của người dân.
Trong vô vàn nỗi đau 30 năm không thể không kể đến nỗi
đau của những bà mẹ mất con, nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất
bố, của những chàng trai bỏ lại một phần thân thể và quãng đời tuổi trẻ ở chiến
trường K (Kampuchia). Cho đến ngày hôm nay nhiều người không hiểu ngoài lí do
“Nghĩa vụ quốc tế cao cả” mà chính quyền đưa ra thì còn lí do nào khác đã đẩy
con em họ vào cuộc chiến đó? Một cuộc chiến được cho là “Nghĩa vụ quốc tế cao cả”
mà sao có nhiều thanh niên thời đó “trốn nghĩa vụ” đến như vậy?
Không một ai được giải thích thấu đáo về lí do của
cuộc chiến nhưng hậu quả của nó thì mọi người đều thấy rõ! Những thương phế
binh một chân tuổi bốn mươi tìm không khó ở đất nước này nhất là ở miền Đông và
Tây Nam bộ; Một xã có đến hàng trăm thương binh, nhiều gia đình có 3 con là liệt
sĩ… Thế có ai đã hỏi về những hậu quả của Cuộc chiến Biên giới Tây Nam ngoài hậu
quả trên, xin thưa đó là tâm trạng hoang mang của giới trẻ vào những đợt khám
nghĩa vụ quân sự và hơn tất cả là đất nước bị quốc tế cô lập ròng rã hơn mười
năm trường.
Tôi cũng như bao người khác đã không tin đó là sự thật;
tin rằng cuộc chiến trên là nghĩa vụ cao cả; tin rằng giai đoạn khó khăn đó là
thời kỳ quá độ để đất nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội mà sách giáo khoa về môn lịch
sử bậc trung học luôn nhắc đến; tin rằng “người Mỹ” không bang giao với Việt
Nam là do họ “bại trận” trong Cuộc chiến Việt Nam. Nhưng qua cuốn hồi ký của
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, tôi phần nào hình dung ra được
nguyên nhân của những sự việc trên…
Than ôi! Trong Cuộc chiến Biên giới Tây Nam phía sau
của cái gọi là “Nghĩa vụ Quốc tế cao cả” là một sự thật quá phũ phàng xương máu
người Việt chỉ là công cụ để bành trướng Chủ nghĩa Cộng Sản theo ý chủ quan của
người Cộng Sản. Hay xương máu người Việt đổ xuống trong cuộc nội chiến Nam Bắc
vẫn chưa bảo đảm sự an toàn cho vị thế của Đảng Cộng Sản trên đất nước này nên
họ cần phải xây dựng tiếp những thành trì bảo vệ… Vì thế chiến trường K là nơi
để Đảng Cộng Sản nướng bao sinh linh người Việt, tại sao vấn đề ý thức hệ lại
được đặt cao hơn cuộc sống cơ cực của dân tình, không lẽ đất nước được thu về một
mối vẫn chưa là mục đích sau cùng của cuộc nội chiến Nam Bắc mà Đảng Cộng Sản
cho là “Cuộc chiến đánh đuổi Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngụy quyền”, là “Công
cuộc Giải phóng Dân tộc”. Và Chiến trường K cũng là nơi Đảng Cộng Sản nhấn chìm
tương lai đất nước Việt Nam tiếp theo những việc làm sai lầm đối với người Việt,
sao không chấp nhận cuộc bầu cử đa đảng ở Kampuchia để đất nước có được nhiều mối
bang giao rộng rãi hơn, âu điều đó có lợi cho dân tộc Việt Nam hơn cả.
Suốt hơn hai mươi năm trường đời sống người dân thiếu
thốn mọi bề, cứ nghĩ rằng đất nước bị nước Mỹ cô lập nhưng nay mới thấy đất nước
rơi vào tình trạng bị quốc tế cô lập là do chính sách ngoại của Đảng và Nhà nước.
Chính sách ngoại giao không lấy lợi ích của dân tộc làm trung tâm và càng thất
vọng hơn khi thấy trong quá khứ và cho đến hiện tại Chính quyền đã bỏ lỡ quá
nhiều cơ hội bang giao với những quốc gia Phương Tây chỉ vì chính sách ngoại
giao không khôn khéo; Chẳng hạn như trong vấn đề bang giao với Hoa Kỳ cơ hội đã
đến từ nửa cuối thập niên 70, nếu ngay từ thời điểm đó chính quyền giữ đường lối
ngoại giao trung lập, quyết tâm xây dựng đất nước thì…
Đó là những ưu tư trăn trở cho quá khứ, cho những hậu
quả gây ra từ những sai lầm của Đảng Cộng Sản mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu,
chúng làm cho tim ta đau nhói mỗi khi thấy một đoàn người ở vùng quê miền Bắc
vào lập nghiệp ở Đồng Tháp Mười, nơi mà cuộc sống cũng khác gì cuộc sống của họ
nơi cố hương, khác chăng là họ không còn lo vỡ đê sông Hồng mà thay vào đó họ
phải chống chọi với những cơn lũ của sông Cửu Long mà hơn mười năm nay lũ miền
Tây Nam bộ trở nên hung hăng và đầy phẫn nộ… Do Trung Quốc xây quá nhiều đập nước
ở thượng nguồn sông Mê-Kông.
Không chỉ có sông Mê-Kông, biên giới phía bắc và cả
vấn đề Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc tỏ thái độ không tôn trọng chủ quyền của
Việt Nam, nhưng người dân sẽ bàng hoàng hơn khi biết được sự nhân nhượng một
cách nhu nhược và khó hiểu của Chính quyền Việt Nam. Người dân nào biết được
Hiệp định Biên giới Việt-Trung đã cướp đi Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan đã gắn
liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ đã khoét sâu
vào hải phận của Việt Nam. Và sẽ thật tê tái lòng khi người dân biết được ngư
dân Thanh Hóa, qua báo chí được kêu gọi giúp đỡ, bị lính tuần duyên Trung Quốc
sát hại bị Bộ
Ngoại giao Trung Quốc gán cho cái tội cướp biển.
Chính quyền Việt Nam đâu rồi?
Đọc qua cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” mới thấy sự
nhu nhược của chính quyền trong nước trước Trung Quốc là một sự dễ hiểu; trong
quá khứ họ đã “cúi đầu” nhận Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm “người thầy” hướng dẫn
họ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên đất nước này, hướng dẫn họ “cải tạo” người
dân… Cho nên ngày nay, vì Chủ nghĩa Xã hội vì lý tưởng Cộng Sản mà họ phải im lặng
khi người dân bị ngoại bang sát hại. Im lặng trước tội ác cũng chính là thỏa hiệp
với nó; người dân đất nước tôi phải sống với chế độ độc tài Cộng Sản cho đến
bao giờ đây? ngày nào còn sống với nó dân tộc tôi còn phải chịu hai gộng kềm: một
là đảng Cộng Sản Việt Nam, hai là đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Sài Gòn, tháng 4, 2005
2008: Tấm bản đồ TC định dùng trong cuộc xâm lăng (dài 31 ngày) Việt Nam
do South China Morning Post [Hoa Nam Tảo Báo] đăng tải. Chính phủ CHXHCNVN đã
chính thúc phản đối TC về dự án xâm lăng này. Nguồn: What If (China invades Vietnam edition), DAVE SCHULER. 2008
Nguồn: Hồi ức và suy nghĩ của cán bộ xã hội chủ nghĩa, Truyền
Thông Communications, Mùa Đông 2004 & Mùa Thu 2005, Phụ bản.
-----------------------------------
[mục
lục]
No comments:
Post a Comment