03/06/2014
Sau khi Bauxite Việt Nam đăng bài Xóa bỏ tai họa công thư Phạm Văn Đồng
1958 của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, chúng tôi nhận được bài của
anh Hà Sĩ Phu bàn về cách thoát khỏi sự ràng buộc của Công hàm này, và thư của
anh Dương Danh Huy nhắc lại một bài anh đã công bố liên quan đến Công hàm Phạm
Văn Đồng. Nhận thấy cả hai bài đều có ích cho nhận thức của chúng ta, Bauxite
Việt Nam xin đăng để rộng đường dư luận.
Bauxite
Việt Nam
-----------------------
Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958
*
Hà
Sĩ Phu
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như
sau:
- Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố
thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất
tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có
tác hại phản quốc phải hủy bỏ”.
-
Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (hình bên), giữa hai đại diện cao nhất của hai
chính phủ, vì thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này
thành một “công thư”, coi văn bản này “không có giá trị, vì anh không
thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận
nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là “hời hợt”, chỉ là
“cãi chày cãi cối”, là “vô trách nhiệm”!
- Vì vậy. để hủy bỏ được công
hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới
của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.
Đấy là những kết luận dứt khoát dựa trên những chứng
cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã công nhận những kết luận ấy không thể
không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi
Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.
1/ Một
Công hàm đã bán chủ quyền, đã “phản động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể,
cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế,
với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?
2/
Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?
Mọi người đều thấy Công hàm 1958 là sự ràng buộc
nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục
đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu
thoát hiểm.
- Muốn bảo vệ cái nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt
dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ
thấp tính chính thống và tính pháp lý của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng
đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự che mắt mình và che mắt dân,
chứ không thể cãi được với kẻ xâm lược tinh quái đã “nắm đằng chuôi”, và cũng
không thuyết phục được công lý quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng
một Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần lãnh
thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh thổ ấy đang thuộc phần quản lý của đồng
bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho” cũng chẳng hại gì? Trong khi vị Thủ tướng
này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ,
rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy không bao giờ thay đổi” kia
mà? Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một” thì khi Trung Quốc
chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc của mình bị xâm lược
(dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý), sao không có một lời phản đối bọn
xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì một vùng biển đảo của Tổ quốc đã vào tay nước
bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt.
- Tóm lại là cố gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này
không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp
Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến
những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay).
Khi Trung Quốc đã chốt được tính pháp lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc
nhiên đã vô hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những
tranh cãi sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn không
dám kiện Trung Quốc, viện lý do rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy”
(cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đã phóng uế vào!). Kiểu chống đỡ lúng
túng này chỉ bởi vì ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ.
- Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác,
“bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc
hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy” như bác
Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính
phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng - Hồ Chí Minh thì
đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước
đây đã ký, Trung Quốc có quyền đòi hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã ký thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi
ông Thủ tướng sau đã nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ
còn một cách: Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền
Việt Nam hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy
chay những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới.
Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này
để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy
không?
Khó khăn cốt
lõi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958,
chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng!
3/
Thoát Cộng được lợi những gì?
Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu,
thoát Cộng hay “vượt qua chính mình” thực ra cùng một
nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin
được dùng chữ thoát Cộng vì đúng thực chất nhất.
Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản thì phải gánh chịu những
tai hại gì?
- Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy
chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ
cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.
- Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ
đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành
Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…
- Còn giữ Cộng sản thì quan hệ ràng buộc Trung-Việt
như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít chặt lại, trong khi các khối đoàn
kết để kháng cự thì bị lỏng ra, ví dụ giới lãnh đạo thì bị chia thành phái thân
Tàu và nhóm lợi ích, lãnh đạo thì ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải
ngoại vẫn còn cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu
tố Cộng sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh?
Trái lại, chỉ cần thoát Cộng thì tất cả những trở ngại
trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên
sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không cần bất cứ một nghị quyết “hòa hợp hòa giải”
nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu
không thì Diên Hồng mãi mãi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.
4/
Thoát Cộng dễ hay khó?
- Sẽ quá khó, quá gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy
vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập
với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là
một cuộc cọ xát nảy lửa, đã xảy ra bắt bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế,
đổi mới hệ thống?
- Nhưng không, sẽ vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự
vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang
nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến thì Đảng có mất chỉ mất cái danh
hão mà được tất cả. Chẳng những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị
cầm quyền còn được nhân dân yêu quý và biết ơn thật sự, không còn tình trạng
“thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về
vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đã từng bắn tiếng rằng nếu
người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán thì dân sẵn sàng độ lượng
cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại
không?
Quả bóng cứu dân cứu nước hiện đang trong chân người
cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm quyền biết xử lý thông minh, khôn
ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng
hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút mãi bóng vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải
đứng dậy giành quả bóng về chân mình mà xử lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng
thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã diễn tả
bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…
H.S.P. (2-6-2014)
Tác giả gửi BVN.
------------------------
Dương
Danh Huy, nhà nghiên cứu về Biển Đông
Kỷ
niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã nhắc lại vết thương mất lãnh thổ chưa lành của
người Việt.
Vết thương đó đã đem lại nhiều bức xúc trong 40 năm
qua, và đã có một số ý tưởng cho việc giành lại Hoàng Sa hoặc củng cố lập luận
pháp lý của Việt Nam.
Nhưng trong số đó có một số ý tưởng không khả thi:
1:
Kiên trì đàm phán với Trung Quốc.
Trung Quốc chủ trương không đàm phán về chủ quyền đối
với các đảo Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc còn không công nhận là có
tranh chấp. Hiện nay không có việc đàm phán cho vấn đề chủ quyền đối với đảo,
do đó ý tưởng kiên trì đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với đảo là kiên trì
trong một việc không hiện hữu, và sẽ không đi đến đâu.
Giả sử các bên trong tranh chấp có đàm phán về chủ
quyền đối với đảo đi nữa, cũng khó mà Trung Quốc sẽ trả dù chỉ là một phần các
đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ở Trường Sa, nếu có đàm phán, không nước nào sẽ chấp
nhận mình không được đảo nào. Khó có chính phủ Philippines, Trung Quốc hay Việt
Nam nào dám đối đầu với dư luận trong nước của họ để chấp nhận không giành được
phần lớn các đảo. Vì vậy, dù các bên có kiên trì đàm phán thì cũng khó giải quyết
tranh chấp đảo.
Việc đưa tranh chấp đảo cho một tòa án quốc tế phân
xử sẽ là khách quan nhất. Nó cũng là một lối thoát để cho các chính phủ đi đến
một giải pháp trong khi tránh búa rìu dư luận trong trường hợp giải pháp đó
không được như yêu sách ban đầu.
2:
Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines
Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa,
Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc.
Việc Philippines có thể đơn phương kiện Trung Quốc
là dựa trên việc thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép Tòa thụ lý một
số vấn đề liên quan đến việc giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục
địa, mặc dù Trung Quốc đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS, và cho dù Trung Quốc
có vắng mặt. Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với đảo.
Vì vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để
đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.
Bên cạnh đó, ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp của
UNCLOS hiện nay không có cách nào khác để chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về
chủ quyền đối với đảo. Đối với vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất
cả các bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Vì vậy, hiện nay chưa có điều kiện để ra tòa về vấn
đề chủ quyền đối với đảo. Điều Việt Nam cần làm là công khai yêu cầu Trung Quốc
ra tòa. Mặc dù Trung Quốc sẽ không chấp nhận, điều đó sẽ cho thế giới thấy
Trung Quốc là bên sợ lẽ phải và cản trở việc giải quyết tranh chấp.
3:
Tuyên bố thừa kế di sản VNCH
Hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã tử trận trong trận chiến bảo vệ
Hoàng Sa 40 năm trước
Ý tưởng này là quan điểm cho rằng Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường
Sa, và bây giờ phải tuyên bố thừa kế “di sản Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)” thì mới
thừa kế. Nó còn có thể bao gồm cả CHXHCNVN cần tuyên bố cắt đứt với Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) để vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường
Sa.
Ý tưởng này không có cơ sở trong luật quốc tế.
Tòa sẽ đặt vấn đề: sau khi CHXHCNVN được thành lập
như một quốc gia vào năm 1976 thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào? Nếu
phía Việt Nam cho rằng vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với
Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng đã thừa kế khi tuyên bố thừa kế “di sản VNCH”, thí dụ
như vào năm 2014, câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam sẽ bị kết liễu.
Lý do là nếu vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ
quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và không những thế cho đến năm 2014 vẫn chưa
thừa kế, thì chủ quyền đó sẽ rơi vào tay một trong những quốc gia khác đã đòi
chủ quyền từ trước 1976.
Ý tưởng sai lầm rằng từ năm 1976 đến 2014 CHXHCNVN
không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa có nghĩa Tòa sẽ khó tránh kết luận
trong thời gian đó chủ quyền đã rơi vào tay Trung Quốc hoặc Philippines. Giả sử
như năm 2014 CHXHCNVN có tuyên bố “thừa kế di sản VNCH” đi nữa, Tòa cũng sẽ khó
tránh kết luận rằng đến 2014 thì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc
về Trung Quốc hoặc Philippines từ trước rồi, không còn để cho CHXHCNVN thừa kế
nữa.
Ý tưởng sai lầm đó có nghĩa kết liễu chủ quyền Việt
Nam vào năm 1976 với hứa hẹn làm cho nó tái sinh sau hơn 35 năm bằng cách tuyên
bố “thừa kế di sản VNCH”, một hứa hẹn sẽ không bao giờ hiện thực
Ý tưởng đó cũng là ngược với thực tế. Trên thực tế,
gần như không nước nào trên thế giới cho rằng CHXHCNVN chưa thừa kế vùng lãnh
thổ hay quyền chủ quyền nào đó từ VNCH, gián tiếp qua CHMNVN, kể cả những khu vực
có tranh chấp với Lào, CPC, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, thậm
chí cả với Trung Quốc. Không có lý do hợp lý để cho người Việt lại cho rằng Việt
Nam chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Ý tưởng cần tuyên bố cắt đứt với VNDCCH nhằm vô hiệu
hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa cũng không có cơ sở trong luật quốc
tế. “Cắt đứt” với VNDCCH, một chính thể vốn không còn tồn tại, hay không là một
vấn đề nội bộ của Việt Nam. Việc chủ quyền pháp lý trên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa thuộc về nước nào là một vấn đề luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không
công nhận việc tuyên bố cắt đứt trong nội bộ hay với quá khứ để đơn phương hủy
bỏ nghĩa vụ pháp lý (nếu có) giữa các quốc gia.
Để Việt Nam ngày nay hay trong tương lai có chủ quyền
đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ có hai trường hợp: CHXHCNVN phải có chủ quyền
đó ngay từ 1976, nếu không thì Trung Quốc và Philippines phải có hành vi bị cho
là từ bỏ danh nghĩa hay yêu sách chủ quyền của họ. Sẽ khó có trường hợp thứ
nhì, do đó chúng ta phải chứng minh được trường hợp thứ nhất.
Ý
tưởng 4: Tuyên bố hủy công hàm Phạm Văn Đồng
Đây là một biện pháp bất lợi cho Việt Nam.
Hiện nay câu hỏi “CHPVĐ có gây ra nghĩa vụ ràng buộc
cho CHXHCNVN liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không?” là một vấn đề còn
tranh cãi. Nếu Quốc hội Việt Nam chính thức tuyên bố hủy CH đó, thì tuyên bố đó
có thể bị cho là gián tiếp công nhận rằng nó có gây ra nghĩa vụ pháp lý cho
CHXHCNVN có cho tới ngày nó bị hủy - vì nếu nó không gây ra nghĩa vụ pháp lý
nào cho CHXHCNVN thì tại sao cần hủy?
Sự công nhận gián tiếp đó là bất lợi cho Việt Nam.
Hơn nữa, nếu Việt Nam gián tiếp công nhận rằng CHPVĐ đã gây ra một nghĩa vụ
ràng buộc cho Việt Nam đối với Trung Quốc, thí dụ như cho đến 2014, thì luật quốc
tế cũng không công nhận việc Việt Nam đơn phương hủy nghĩa vụ đó. Như vậy Việt
Nam sẽ tự bước vào một cái bẫy và sẽ không thoát ra được.
***
Tóm lại, Việt Nam cần công khai yêu cầu Trung Quốc
ra tòa,cũng như cần lập luận rằng CHXHCNVN đã có chủ quyền đối với Hoàng Sa,
Trường Sa ngay từ 1976 và CHPVĐ đã không làm cho mất chủ quyền đó vào tay Trung
Quốc. Nếu không bảo vệ thành công quan điểm đó thì bây giờ có tuyên bố thừa kế,
cắt đứt, hủy, cũng sẽ vô tác dụng. Nếu bây giờ tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy,
thì chỉ có thể phản tác dụng.
Bài
viết phản ánh quan điểm của tác giả, thành viên nhóm Nghiên cứu Biển
Đông và có sự góp ý của Phạm Thanh Vân.
D.
D. H.
Nguồn:
bbc.co.uk
No comments:
Post a Comment