June 24, 2014 9:15 am
Geneva,
24/6/2014 – Vào 9h sáng ngày thứ ba, 24/6 (giờ địa phương, tức
2h chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại phiên Thảo luận Chung về UPR trong khuôn
khổ phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, luật gia Trịnh
Hữu Long đã đại diện Phái đoàn dân sự độc lập, thay mặt cho 10 tổ chức xã hội
dân sự ở Việt Nam, đọc bản báo cáo phản ánh tình hình nhân quyền trong nước đến
cộng đồng quốc tế.
VIDEO
:
Luật
gia Trịnh Hữu Long đọc báo cáo nhân quyền tại LHQ - Sleepless for
VietNam
Bài phát biểu kéo dài trong hai phút, nhấn mạnh: “Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng
Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR hiện nay, nhưng
thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều
trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình”.
Luật gia Trịnh Hữu Long đề cập đến những vụ Nhà nước
bắt bớ, bỏ tù công dân vì đã “dám” bày tỏ chính kiến, như trường hợp tù nhân
lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm), hay những
vụ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, trả thù những người tham dự kỳ UPR lần
trước của Việt Nam với tư cách đại diện cho khối dân sự độc lập.
Cuối cùng, luật gia Long kêu gọi Hội đồng Nhân quyền
chú ý nhiều hơn đến tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn đang diễn ra ở Việt Nam.
Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam không có mặt tại
phiên họp.
Dưới
đây là bản dịch tiếng Việt của bài phát biểu. (Xem nguyên bản tiếng Anh tại đây.)
* * *
Cảm ơn ngài Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền,
CICVICUS xin trình bày bài phát biểu này cùng với 10
tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định với ngài rằng
chúng tôi đặt kỳ vọng lớn vào tiến trình UPR và hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam
sẽ tuân thủ và cam kết đối với tuyên bố long trọng đã được đưa ra tại đây vào
hôm thứ sáu nhằm thực hiện nhanh chóng những khuyến nghị đã nhận và tất cả mọi
quyền con người đã cam kết trong bản Hiến pháp mới của Việt Nam. Chúng tôi
trông đợi vào một sự phát triển thực sự, mà trong đó con người được chú trọng,
được là trung tâm.
Nhưng thật không dễ dàng để chúng tôi có mặt ở đây.
Một số đồng nghiệp của chúng tôi đã bị ngăn chặn, không cho tham dự phiên họp
này. Một số khác thì bị cảnh báo là không được tham gia.
Cụ thể, các thành viên của phái đoàn chúng tôi tham
dự phiên họp lần trước vào tháng Hai đã bị sách nhiễu và thẩm vấn khi họ trở về
Việt Nam. Họ bị tịch thu hộ chiếu và một trong số họ đã bị đánh đập tàn nhẫn.
Cho nên, việc trả thù là có thật và vẫn liên tục tiếp diễn tại Việt Nam.
Tệ hơn nữa, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ
và bỏ tù những tiếng nói từ lương tâm. Những tiếng nói như Trần Huỳnh Duy Thức
đã bị tống giam với bản án 16 năm tù vì đã dám thách thức chế độ độc đảng. Luật
sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù và bị buộc phải trả một khoản
tiền phạt là 100.000 USD cho một cáo buộc phi lý về tội “trốn thuế”.
Tháng trước, blogger Anh Ba Sàm đã bị bắt giữ vì tội
“lạm dụng quyền tự do dân chủ”, trong khi đó, đáng chú ý là Việt Nam đã giam giữ
nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng mà không qua xét xử, chỉ 6 ngày sau khi Việt
Nam có bản báo cáo với nhiều thành tích cho chính Hội đồng này vào ngày 05/02.
Trên
thực tế, hiện nay ở Việt Nam, có hàng trăm tù nhân lương tâm.
Thưa ngài Chủ tịch, mặc dù Việt Nam đã là thành viên
của Hội đồng Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR
hiện nay, nhưng thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế
và trong nhiều trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình.
Do vậy, chúng tôi thúc giục ngài và Hội đồng dành
nhiều sự quan tâm, chú ý hơn đến những vi phạm đang diễn ra tại Việt Nam, cũng
như hỗ trợ các nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập và nhà hoạt động bảo vệ nhân
quyền,để họ có thể tiến hành công việc của mình mà không bị sách nhiễu.
Xin trân trọng cảm ơn ngài.
© Copyright 2014 - Vietnam
UPR
Email: vietnamupr@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/vietnamUPR
Email: vietnamupr@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/vietnamUPR
--------------------------------------
No comments:
Post a Comment