12:56:pm 21/06/14
Quyền lao động gần đây trở thành một đề tài được bàn
cãi đến rất nhiều vì nó là một điều kiện quan trọng đang được thương thuyết giữa
12 quốc gia trong khuôn khổ Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership) thường được gọi tắt là TPP. Lao động chiếm riêng một
chương trong thương uớc này. Lao động là một thành tố của sản xuất, có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến giá thành của hầu hết các sản phẩm và dịch vụ. Do đó lao động rất
quan trọng đối trong lãnh vực cạnh tranh thương mại.
Việt Nam muốn gia nhập TPP. Một trở ngại cho điều
mong muốn này là Việt Nam không tôn trọng quyền lao động căn bản của chính những
công nhân Việt Nam, như quyền được thành lập công đoàn độc lập, quyền thương lượng
tập thể, và quyền đình công. 1/ Trong khi chờ đợi nhà nước Việt Nam cài tổ
chính sách lao động, chúng ta thử bàn đến vần đề làm thế nào để bảo vệ ngưởi
lao động Việt-Nam.
Tại
Sao người lao động Việt-Nam cần được bảo vệ ?
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt-Nam là một cơ quan của
Đảng CSVN với mục đích là kiểm soát chứ không phải bảo vệ người lao động. “Tổng
Liên Đoàn Lao Động Viêt Nam đã bất lực trong việc bảo vệ quyền lợi vật chất và
tinh thần của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.” 2/ Người lao động
Việt-Nam không được phép thành lập nghiệp đoàn độc lập và còn bị bắt buộc phải
đóng một số tiền lương vào quỹ hoạt động của TLĐLĐVN.
Những đại diện của công đoàn cơ sở các doanh nghiệp
thường làm việc cho chủ nhân và được ưu đãi nên thường bênh vực giới chủ nhân
thay vì bảo vệ người lao động. Thủ tục xin phép tổ chức đình công rườm rà và
đòi hỏi nhiều thời gian. Hơn nữa, đại diện địa phương của Đảng CSVN mới có quyền
quyết định cho phép đình công nhưng những viên chức này lại thường nắm giữ chức
vụ cao cấp trong công ty. Vì những lý do này, trên thực tế người lao động không
thể tổ chức biểu tình đình công một cách hợp pháp. Hàng ngàn cuộc biểu tình và
đình công “bất hợp pháp” đã xẩy ra. Nhà nước đã bắt giam một số người lao động
lãnh đạo và đe doạ những người lao động khác tham dự các cuộc biểu tình và đình
công này.
Trong nhiều lãnh vực, Luật Lao Động Việt-Nam bênh vực
quyền lợi người lao động nhưng chỉ có giá trị trên giấy tờ. Việc thi hành rất tồi
tệ một phần vì ngân sách thiếu hụt và không đủ số thanh tra lao động am tường
luật lệ.
Khả năng thương thuyết tập thể của người lao động Việt-Nam
thấp vì họ không được đoàn ngũ hóa và chưa được huấn luyện. Nếu thực hiện được
một cuộc thương thuyết thành công nào, nhóm người lao động độc lập cũng không
thể ký khế ước với chủ nhân vì không có tư cách pháp lý.
Người
lao động Việt-Nam hiện nay phải chịu đựng những hậu quả nào?
“Song song với việc phát triển khu vực kinh tế tư
nhân là sự phát triển đội ngũ người lao động lao động ở khu vực này. Trong 20
năm qua giai cấp người lao động Viêt Nam đã lớn mạnh không ngừng về số lượng,
trình độ tay nghề cũng ngày càng được nâng cao không thua kém người lao động [tại]
các nước trong khu vực.”
“Nhưng, một nghịch lý là cuộc sống vật chất và tinh
thần của người lao động Viêt Nam vẫn rất cơ cực. Người lao động thường xuyên bị
chủ ức hiếp, đe dọa sa thải, thậm chí đánh đập, làm nhục mà không có ai bênh vực,
bảo vệ. Hàng hóa do người lao động sản xuất, xuất khẩu, đựợc đánh giá cao về chất
lượng, nhưng mức lương của người lao động Việt Nam lại thấp nhất so với các nước
trong khu vực có cùng trình độ tay nghề. Phần lớn người lao động không được bảo
hiểm y tế, ốm đau không được chăm sóc thỏa đáng, thậm chí còn phải đi làm trong
lúc đau ốm vì sợ chủ đuổi việc. Cuộc sống của người lao động khu vực kinh tế tư
nhân không được quan tâm đúng mức.”
“Chính vì vậy, trong những năm qua đã có hàng ngàn
cuộc đình công với hàng trăm ngàn người tham gia đòi cải thiện đời sống và điều
kiện làm việc. Nhưng, những yêu sách, những đòi hỏi chính đáng của người lao động
vẫn chưa được đáp ứng. Người lao động vẫn phải sống và làm việc trong vòng kiềm
tỏa của giới chủ mà không được một tổ chức nào bênh vực, bảo vệ.” 3/
Hình (CAMSA): TS Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) và Ô.
Nguyễn Quốc Khải (CAMSA) duyệt xét hồ sơ trước khi chấp thuận đơn xin điều đình
của một công ty Hong Kong với CAMSA khi bị kiện về việc bóc lột trên 1,600 công
nhân Việt Nam tại Malaysia.
Chiến lược bảo vệ người lao động Việt-Nam
Xét về mặt chiến lược, quyền lợi của người lao động
là một vấn đề kinh tế và xã hội. Chiến lược tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của
người lao động cần phải dựa trên năm nguyên tắc sau đây 4/:
Yểm trợ người lao động Việt-Nam thành lập và phát
triển công đoàn độc lập và tạo sức mạnh qua khả năng kinh tế và thương thuyết tập
thể.
Hợp tác với các công đoàn độc lập trong việc tranh đấu và bảo vệ quyền lợi căn bản và chính đáng của người lao động và giải quyết những tranh chấp với giới chủ nhân.
Cộng tác với các công đoàn độc lập để ảnh hưởng đến chính sách quốc gia nhằm tạo việc làm và bảo vệ người lao động.
Cộng tác với những đoàn thể phi chính phủ, những tổ chức quốc gia và quốc tế trong việc bảo vệ người lao động Việt-Nam.
Tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc đấu tranh bất bạo động.
Hợp tác với các công đoàn độc lập trong việc tranh đấu và bảo vệ quyền lợi căn bản và chính đáng của người lao động và giải quyết những tranh chấp với giới chủ nhân.
Cộng tác với các công đoàn độc lập để ảnh hưởng đến chính sách quốc gia nhằm tạo việc làm và bảo vệ người lao động.
Cộng tác với những đoàn thể phi chính phủ, những tổ chức quốc gia và quốc tế trong việc bảo vệ người lao động Việt-Nam.
Tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc đấu tranh bất bạo động.
Những
biện pháp bảo vệ người lao động
Những tổ chức nhân quyền và lao động cần vận động dư
luận quốc tế chú trọng đến tình trạng bất công người lao động Việt-Nam phải chịu
đưng. Cần vận động các tổ chức lao động quốc tế công nhận và yểm trợ các công
đoàn độc lập ở Việt Nam, bênh vực quyền tự do thành lập và tự do tham gia hội
đoàn. Nếu người lao động được tự do gia nhập công đoàn và nếu công đoàn bênh vực
quyền lợi của người lao động thì công đoàn mới có thể lớn mạnh được.
Ngoài ra, những tổ chức nhân quyền và lao động cần hỗ
trợ công đoàn độc lập về mặt pháp lý, tài chánh, và các phương tiện khác nếu
có. Với sự trợ giúp của các chính phủ, các nhà lập pháp, và quần chúng tiêu thụ,
những tổ chức nhân quyền và lao động áp lực các doanh nghiệp, đặc biệt là những
công ty có vốn đầu tư nước ngoài, để giới chủ nhân tuân theo luật lao động Việt-Nam
và những tiêu chuẩn lao động quốc tế. Vận động thành lập những quỹ bảo vệ người
lao động để có sẵn phương tiện tài chánh hầu trợ giúp công đoàn độc lập khi cần
thiết. Những tổ chức nhân quyền và lao động thành lập và hợp tác với các nhóm
luật sư trong và ngoài nước để sẵn sàng yểm trợ pháp lý miễn phí cho người lao
động Việt-Nam. Truy tố những công ty nước ngoài về việc lạm dụng người lao động
Việt-Nam như trường hợp American Samoa Daewoosa.
Ngoài những biện pháp cấp thiết để bảo vệ người lao
động kể trên, trong dài hạn, những tổ chức nhân quyền và lao động cũng như các
cơ quan lao động của chánh quyền cần giúp thành lập các nhóm y tế để theo rõi
môi trường làm việc của người lao động Việt-Nam tại các doanh nghiệp, trợ giúp
các công đoàn độc lập thiết lập một mạng tin tức để phổ biến tài liệu liên quan
đến hoạt động của các công đoàn độc lập.
Những biện pháp khác bao gồm yểm trợ những người
lãnh đạo công đoàn độc lập tham dự những khoá huấn luyện và hội nghị quốc tế về
lao động. Chúng ta ủng hộ chính sách xuất khẩu lao động, nhưng đòi hỏi nhà nước
Việt-Nam tạm thời ngưng phát triển chương trình này cho đến khi chấm dứt được mọi
hình thức lạm dụng và bóc lột người lao động, chống lại việc buôn người dưới
hình thức xuất khẩu lao động qua các tổ chức ở trong và ngoài nước và việc đối
sử phi pháp đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Những tổ chức nhân quyền và lao động hợp tác với những
tổ chức thiện nguyện khác để thực hiện những công tác giúp người lao động xuất
khẩu lao động tương tự như những việc Vietnamese Migrant Workers & Brides
Office của LM Peter Nguyễn Văn Hùng tại Đài Loan trước đây và Liên Minh Bài Trừ
Nô Lệ Mới tại Á Châu (Coaltion to Abolish Modern-day Slavery in Asia – CAMSA)
đang làm.
Họ cũng cần tiếp tay với những tổ chức nhân quyền quốc
gia và quốc tế chống lại việc cưỡng ép lao động, sử dụng lao động trẻ em và tù
nhân, kỳ thị nam nữ, khác biệt chủng tộc và tôn giáo tại cơ sở làm việc. Họ cần
ủng hộ và hợp tác với những công đoàn độc lập về việc ấn định mức lương tối thiểu.
Đây là một biện pháp cần thiết để chống lại sự bóc lột của giới chủ nhân trong
một nước phi dân chủ, luật pháp lỏng lẻo, tham nhũng lan rộng, chưa có một nền
kinh tế thị trường và công đoàn độc lập tự do chưa được vững mạnh. Hơn nữa, nhà
nước CSVN chủ trương dìm lương tối thiểu để thu hút đầu tư. Những biện pháp thiết
thực khác bao gồm khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào những dự án sử dụng
nhiều nhân công và đặc biệt tại vùng nông thôn để tạo việc làm, hỗ trợ việc cải
tổ sâu rộng khu vực nhà nước, đòi hỏi dẹp bỏ những xí nghiệp quốc doanh thua lỗ
còn sử dụng phung phí tài nguyên quốc gia và phát triển khu vực tư nhân để gia
tăng việc làm cho dân.
Kết
luận
Những nhu cầu trên đây rất lớn lao so với phương tiện
giới hạn của các tổ chức nhân quyền và lao động. Trong hoàn cảnh hiện nay, những
tổ chức thiện nguyện này cần ưu tiên thực hiện những biện pháp phù hợp với khả
năng hiện hữu. Khi lớn mạnh với thời gian và sự trợ giúp của các đoàn thể và
công đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới, những tổ chức thiện nguyện sẽ có
nhiều phương tiện hơn để thực hiện những biện pháp khác.
Vào đầu năm nay, một tổ chức có tên là Liên Đoàn Lao
Động Việt Nam Tự Do được tuyên bố thành lập. Tuy nhiên tổ chức này cũng không
do công nhân bầu lên và do đó không thực sự đại diện cho công nhân Việt Nam.
Ngoài ra, những người chủ trương bị quốc tế dị nghị là dùng công đoàn cho mục
tiêu chánh trị, nên không được một số tổ chức lao động quốc tế hỗ trợ. Một số
thành viên bị chánh quyền địa phương câu lưu và trục xuất và một số bị đối
phương sát hại. 5/ 6/
Một tổ chức bênh vực lao động đứng đắn phải chú trọng
đến quyền và lợi ích thiết thực của người lao động như lương bổng, bảo hiểm, số
giờ làm việc, giờ phụ trội, môi trường làm việc an toàn, thực phẩm, v.v. Nếu
núp sau người lao động để mưu đồ chính trị cho phe nhóm của mình sẽ gây nguy hại
cho chính những người lao động mà họ tuyên bố muốn giúp đỡ.
Đại diện 17 tổ chức Xã Hội Dân Sự Việt Nam vào ngày
8 tháng 6 vừa qua đã lên tiếng ủng hộ công đoàn độc lập do công dân Việt Nam ở
trong nước thành lập và điều hành.
“Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính
công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm
và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp.”
7/
© Đàn Chim Việt
—————————————————–
Chú
thích:
1/ Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam khó được vào TPP vì
vi phạm quyền lao động quốc tế căn bản,” Washington-DC, 03-02-2014
2/ Nguyễn Minh Cần, “Tuyên Bố Thành Lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam,” Warszawa, 20.10.2006.
3/ Như trên.
4/ Nguyễn Quốc Khải, “Chiến lược và chiến thuật bảo vệ công nhân Việt Nam,” Washington-DC, 23-20-2006.
5/ Nguyễn Đình Thắng, “Công Đoàn Phải Thực Sự Bảo Vệ Quyền và Lợi Ích của Công Nhân,” Mạch Sống, 11-06-2014.
6/ Ít nhất đã có ba người bị sát hại khi tham gia những hội nghị do những nhóm lao động trá hình này tổ chức.
7/ Đại diện 17 tổ chức XHDS, “Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về công đoàn dộc lập Việt Nam,” Saigon 08-06-2014.
2/ Nguyễn Minh Cần, “Tuyên Bố Thành Lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam,” Warszawa, 20.10.2006.
3/ Như trên.
4/ Nguyễn Quốc Khải, “Chiến lược và chiến thuật bảo vệ công nhân Việt Nam,” Washington-DC, 23-20-2006.
5/ Nguyễn Đình Thắng, “Công Đoàn Phải Thực Sự Bảo Vệ Quyền và Lợi Ích của Công Nhân,” Mạch Sống, 11-06-2014.
6/ Ít nhất đã có ba người bị sát hại khi tham gia những hội nghị do những nhóm lao động trá hình này tổ chức.
7/ Đại diện 17 tổ chức XHDS, “Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về công đoàn dộc lập Việt Nam,” Saigon 08-06-2014.
THEO
DÒNG SỰ KIỆN:
No comments:
Post a Comment