Khởi từ Quảng Nam và Sài Gòn, ba đại diện của Hội Phụ
nữ Nhân quyền chúng tôi là Trần Thị Hài, Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Phương Ngọc gặp
nhau tại nhà ông Ngô Hào. Bước vào căn nhà nhỏ xíu, cũ kỹ và lụp xụp, bằng phên
nứa đã mục nát, chúng tôi được sự đón tiếp nồng hậu từ cô Kim Lan - một phụ nữ
nhỏ thó, đau yếu nhưng kiên cường. Cũng là một thành viên của Hội PNNQVN, cô
Lan cùng chúng tôi trò chuyện thân mật về các chuyến đi và trong nước mắt cô kể
lại tình cảnh hiện tại của gia đình sau khi chú bị tuyên án 15 năm. Một thân thể
bệnh hoạn nhưng ánh mắt bà luôn lóe lên một niềm hy vọng và kiên cường.
Cùng bà sắp xếp đồ ăn vào bao lớn bao nhỏ đến 11h
trưa hôm đó cùng hai con trai của bà là Tâm và Trí, 6 người chúng tôi với 3 xe
máy lên đường đi thăm nuôi ông Hào. Từ tư gia ông Hào đến trại giam A20 Xuân
Phước chúng tôi đi khoảng 100km, qua các con đường nhỏ lớn khác nhau nhưng đa
phần gập gềnh rất khó đi vì địa hình cơ bản có đồng bằng xen lẫn kẽ núi. Ở Phú
Yên gió thổi rất mạnh, các cơn gió giật cứ liên hồi làm chao đảo chiếc xe, nhiều
lúc gió mạnh ước chừng như hất nhào chúng tôi xuống ruộng lúa và bờ kênh dọc
hai bên đường.
Dưới cái nắng gay gắt của đất trời Phú Yên dáng cô
Lan bé nhỏ trên chiếc xe Dream cũ một tay ôm giỏ thức ăn, một tay cố ôm lấy con
trai lao nhao trước gió, con đường thăm chồng thăm bố của ba mẹ con mịt mù bụi
gió.
Cô cũng kể cho chúng tôi nghe nổi vất vả ở mỗi lần
đi thăm nuôi chồng – có hôm hai mẹ con bị gió hất nhào đồ ăn rơi tung tóe, cô
và Tâm người phủ đầy bụi đường nên đành xin nhà ven để tắm qua trước khi đến trại
vì sợ chú hào thấy tình cảnh bi thương này mà thêm đau buồn.
Hội PNNQVN thăm
và tặng quà cho gia đình
Chúng tôi cố gắng vượt qua rất nhiều gềnh dốc cao
phăng tay lái với nhiều chiếc xe tải xe khách ngược chiều và cuối cùng chúng
tôi cũng đã đến Trại giam Xuân Phước - một trại giam hẻo lánh nằm cách xa thành
phố.
Khi đến phòng ngồi chờ, chúng tôi cùng cô Lan kiểm
kê và lên chi tiết các món gửi vào cho chú, mỗi thứ một ít cô Lan gói bọc cẩn
thận mỗi gói thức ăn là mỗi gói tình cảm sâu nặng mẹ con cô chuẩn bị kỹ càng.
Một số ánh mắt lạ nhìn chúng tôi như soi xét, tôi
dùng điện thoại ghi lại những tấm hình bên ngoài trại giam và cảnh cô Lan phân
loại kiểm kê đồ mang vào cho chú để làm kỷ niệm chuyến đi thì bị một nhân viên
công an nhắt: “yêu cầu cô không chụp, bỏ máy xuống”.
Đợi từ đến khoảng 15h30 chúng tôi được yêu cầu xuất
trình chứng minh thư để cán bộ trại giam kiểm tra, Thái độ kém hòa nhã của một
số nhân viên công an ở đây làm chúng tôi đoán biết được họ sẽ không cho phép
chúng tôi cùng vào để gặp chú Hào cùng người nhà của chú. Y rằng sau một lúc được
thông báo chỉ người nhà ông Ngô Hào được vào thăm, ba chúng tôi không phải thân
nhân nên không được vào gặp mặt, mặc dầu cô Lan có báo chúng tôi là bà con xa
nhưng không được đồng ý. Và họ yêu cầu ba chúng tôi ngay lập tức ra khỏi khu vực
trại giam khi Thục Vy yêu cầu trả lại chứng minh thư khi họ không cho vào gặp.
Hình chụp trong lúc chúng tôi đang ở bên ngoài trại
giam vì không được cho vào gặp.
Ngồi ngoài cổng đợi mọi người chừng 20 phút, từ xa
tôi thấy thấp thoáng dáng chú Hào với 3 nhân viên công an đi sau, lần đầu tiên
nhìn thấy chú ngoài đời - Một người đàn ông dáng cao chân đi thấp thỏm ánh mắt
cương nghị, 3 cô cháu chúng tôi đứng lên vẫy chào chú, đáp lại chúng tôi là nụ
cười hiền lành, chú cười và vẫy chào mọi người thẳng bước vào buồng gặp thân
nhân.
Bên ngoài trại giam lúc chúng tôi ngồi đợi có hai
nhân viên công an đứng cách xa chừng 30m theo dõi, xung quanh khu vực trại có rất
nhiều tù nhân đang làm việc, họ bốc dỡ gạch đá, xúc cát để xây dựng một công
trình bên trong trại, không thấy có công nhân làm việc, chỉ toàn tù nhân áo sọc
đứng ra làm mọi thứ bên cạnh công trình này.
Liên tục các cơn gió thốc mạnh, trời Xuân Phước bởi
gió tung bụi đường. Ba cô cháu chúng tôi ngồi bên một chiếc lều nhỏ bên ngoài
trại giam tiếp tục ngóng chờ chú Hào kết thúc việc thăm viếng để có cơ hội nhìn
thấy chú một lần nữa khi được dẫn vào.
Sau chừng 60 phút trò chuyện cùng người nhà, công an
dẫn chú ra và chú đã xin cán bộ trại giam cho phép chú được gặp mặt ba chúng
tôi (vì Tâm đã giới thiệu về chúng tôi khi gặp ông ở trong), tận mặt ở khoảng
cách gần, mọi người đều nhận ra chú với sắc mặt kém, da xanh xao, và đang bị
phù toàn thân – Cán bộ trại giam yêu cầu không được trò chuyện lâu nên chúng
tôi tay bắt mặt mừng và chỉ nói được với chú vài câu ngắn gọn mong chú giữ gìn
sức khỏe, giới thiệu chúng tôi là thành viên Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam.
Chú vui mừng được gặp mọi người gương mặt hân hoan, lúc bắt tay tôi – tay chú
run lên và tôi nhận thấy rõ đôi bàn tay đang bị phù rất lớn, chú nói: “Tôi xin
gửi gắm vợ và hai con trai tôi cho các bạn” - Tôi nhớ mãi câu nói này.
Chúng tôi cố nán lại để có thể nói với nhau thêm nhiều
điều luôn bị cán bộ trại giam yêu cầu nhanh chóng về nơi giam giữ. Và tôi nghe
câu nói cuối của chú khi chào mọi người: “Tôi nguyện mất đi tấm thân này cho 90
triệu người dân Việt tự do dân chủ”.
Sau khi chia tay ra về bóng chú rảo bước thênh thang
Tôi thấy sự kiên cường và một ý chí lớn mạnh khó lòng khuất phục bạo tàn trong
chú bên cạnh gương mặt tiều tụy, buồn bã của cô Lan và hai con trai..
Sau đó chúng tôi ra về và trò chuyện, được biết trước
đây chú bị Tiểu đường, huyết áp lên cao, gan nhiễm mỡ và viêm phổi. Tuần vừa rồi
13/6 chú được đưa đi khám tại khu y tế của trại giam
Gia đình chú cũng nhận được đơn thuốc chuẩn đoán:
Viêm phổi không xác định vi sinh vật, tăng lipid trong máu, gan nhiễm mỡ. Cán bộ
trại giam gửi đơn thuốc để người nhà mua cho chú. Mọi người rất lo lắng về tình
hình sức khỏe của chú nhất là cô Lan vì không biết trong trại giam những ngày
người nhà chưa mua thuốc thì chú dùng gì trong những ngày đó.
Đơn thuốc
Chuyến thăm kết thúc, chúng tôi cùng cô Lan và hai
người con lên đường, đến nhà trời đã tối. Trở về lại căn nhà nhỏ thiếu vắng
bóng dáng người chồng người cha thân quen - Cô Lan lại buồn rũ rượi, gương mặt
nhạt nhòa nước mắt, cô vào nhà nhưng ngoáy đầu ánh mắt cứ nhìn ra đầu ngõ, cô bảo:
“Ngày ngày cô đều ngồi nhìn ra đầu ngõ và hình dung cảnh chú được thả và rảo bước
trên con đường quen thuộc này”. Đó là ước mong giản dị của một người vợ ở tuổi
lụctuần ốm đau triền miên, mong đợi chồng đang phải gánh một án tù oan trái 15
năm, vời vợi mong chờ ngày trở về đoàn viên cùng gia đình.
Phú Yên, ngày 21/6/2014.
No comments:
Post a Comment