Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday, June 16, 2014 2:55:45 PM
Khi
Hoa Kỳ om sòm đánh trống rồi bỏ dùi....
Năm đó, Hoa Kỳ vừa hy vọng kết thúc một cuộc chiến dài nhất lịch sử của mình, một cuộc chiến đã gây tranh luận và phân hóa trong xã hội Mỹ. Tổng thống Mỹ báo tin vui với quốc dân. Cho nên ít ai ngờ là có ngày thế sự đảo điên khiến nước Mỹ lại cộng tác với một quốc gia đối thủ để cùng ngăn ngừa một lực lượng vũ trang có biệt tài hiếu sát....
Chúng ta đang nói chuyện xưa hay chuyện nay vậy?
Chuyện xưa? Năm 1972, Tổng thống nổi danh chống cộng Richard Nixon đi đêm với Trung Cộng để phủi tay theo tinh thần “hòa bình trong danh dự” vào năm 1973 tại Việt Nam. Sau đó, Mỹ chưng hửng với nạn Khờ Me Ðỏ tàn sát thường dân một xứ láng giềng của Việt Nam là Kampuchia. Rồi 40 năm sau, Việt Nam kêu cứu Hoa Kỳ về mối nguy Trung Quốc!
Chuyện nay? Cuối năm 2011, Tổng Thống Barack Obama chào mừng xứ Iraq “hòa bình và dân chủ” khi Hoa Kỳ rút hết các đơn vị tác chiến khỏi một chiến trường đã gây nhiều tranh cãi. Ðể rồi giữa năm 2014, tuần này, Mỹ lại ngầm thảo luận với Iran về cách ngăn ngừa lực lượng vũ trang có tài tàn sát là ISIL, “Islamic State of Iraq and ash-Sham” - Quốc gia Iraq và Cận Ðông.
Khi nghe nói “hòa bình trong tầm tay”, ta nên dè chừng hòa bình trong tầm đạn!
Xin nói về chuyện nay đã....
Năm đó, Hoa Kỳ vừa hy vọng kết thúc một cuộc chiến dài nhất lịch sử của mình, một cuộc chiến đã gây tranh luận và phân hóa trong xã hội Mỹ. Tổng thống Mỹ báo tin vui với quốc dân. Cho nên ít ai ngờ là có ngày thế sự đảo điên khiến nước Mỹ lại cộng tác với một quốc gia đối thủ để cùng ngăn ngừa một lực lượng vũ trang có biệt tài hiếu sát....
Chúng ta đang nói chuyện xưa hay chuyện nay vậy?
Chuyện xưa? Năm 1972, Tổng thống nổi danh chống cộng Richard Nixon đi đêm với Trung Cộng để phủi tay theo tinh thần “hòa bình trong danh dự” vào năm 1973 tại Việt Nam. Sau đó, Mỹ chưng hửng với nạn Khờ Me Ðỏ tàn sát thường dân một xứ láng giềng của Việt Nam là Kampuchia. Rồi 40 năm sau, Việt Nam kêu cứu Hoa Kỳ về mối nguy Trung Quốc!
Chuyện nay? Cuối năm 2011, Tổng Thống Barack Obama chào mừng xứ Iraq “hòa bình và dân chủ” khi Hoa Kỳ rút hết các đơn vị tác chiến khỏi một chiến trường đã gây nhiều tranh cãi. Ðể rồi giữa năm 2014, tuần này, Mỹ lại ngầm thảo luận với Iran về cách ngăn ngừa lực lượng vũ trang có tài tàn sát là ISIL, “Islamic State of Iraq and ash-Sham” - Quốc gia Iraq và Cận Ðông.
Khi nghe nói “hòa bình trong tầm tay”, ta nên dè chừng hòa bình trong tầm đạn!
Xin nói về chuyện nay đã....
***
Tuần qua, do nhiều đợt tấn công của phiến quân ISIL
thuộc hệ phái Sunni từ Syria tràn qua, bộ máy an ninh quân sự của Iraq bị tan
rã tại hai thành phố lớn ở miền Bắc là Mosul và Tikrit. Và quân cờ đen ISIL vào
tới gần thủ đô Baghdad. Thời sự quốc tế đã nháng lên tin tức như sét đánh.
Tò mò theo dõi thì ta biết thêm chuyện lạ.
Lực lượng vũ trang Peshmerga của sắc dân Kurd tại Iraq nhân đó mà lo lấy thân nên chiếm luôn thành phố Kirkuk cũng tại miền Bắc. Từ Baghdad, Thủ tướng Nouri al-Maliki kêu gọi chí nguyện quân Shia và cầu cứu Hoa Kỳ cùng xứ láng giềng đã đỡ đầu cho mình là Iran. Trong cộng đồng Shia của Iraq, một thủ lãnh bị thất thế của lực lượng vũ trang Mehdi Army năm xưa là giáo sĩ Muqtada al-Sadr phản bác lời kêu gọi của al-Maliki nhưng ủng hộ việc thành lập các “lữ đoàn tự do” để bảo vệ đất thánh của dân Shia, trước tiên là tại thành phố Samarra. Ở miền Bắc của Iraq, xứ Turkey ra lệnh báo động khi 65 kiều dân và tổng lãnh sự của mình bị phiến quân ISIL bắt cóc tại Mosul. Ankarra trù tính đưa hồ sơ ra trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Iraq là thị trường xuất cảng thứ nhì của Turkey, sau nước Ðức, và Turkey là thành viên Hồi Giáo duy nhất của Minh ước NATO.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ tiết lộ rằng Chính Quyền Obama bị bất ngờ về vụ Iraq. Quảng đại quần chúng thì bị bất ngờ về tình trạng quá sức phức tạp của vụ khủng hoảng. Mà phức tạp thật!
Tò mò theo dõi thì ta biết thêm chuyện lạ.
Lực lượng vũ trang Peshmerga của sắc dân Kurd tại Iraq nhân đó mà lo lấy thân nên chiếm luôn thành phố Kirkuk cũng tại miền Bắc. Từ Baghdad, Thủ tướng Nouri al-Maliki kêu gọi chí nguyện quân Shia và cầu cứu Hoa Kỳ cùng xứ láng giềng đã đỡ đầu cho mình là Iran. Trong cộng đồng Shia của Iraq, một thủ lãnh bị thất thế của lực lượng vũ trang Mehdi Army năm xưa là giáo sĩ Muqtada al-Sadr phản bác lời kêu gọi của al-Maliki nhưng ủng hộ việc thành lập các “lữ đoàn tự do” để bảo vệ đất thánh của dân Shia, trước tiên là tại thành phố Samarra. Ở miền Bắc của Iraq, xứ Turkey ra lệnh báo động khi 65 kiều dân và tổng lãnh sự của mình bị phiến quân ISIL bắt cóc tại Mosul. Ankarra trù tính đưa hồ sơ ra trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Iraq là thị trường xuất cảng thứ nhì của Turkey, sau nước Ðức, và Turkey là thành viên Hồi Giáo duy nhất của Minh ước NATO.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ tiết lộ rằng Chính Quyền Obama bị bất ngờ về vụ Iraq. Quảng đại quần chúng thì bị bất ngờ về tình trạng quá sức phức tạp của vụ khủng hoảng. Mà phức tạp thật!
***
Hãy nhìn vào xứ Iraq nằm ở giữa năm nước.
Theo chiều kim đồng hồ từ sáu giờ thì có 1) Saudi Arabia, xứ Ả Rập xuất phát hệ phái Hồi Giáo Wahhabi cực đoan nhất của Sunni, hệ phái của lực lượng khủng bố al-Qaeda, rồi tới 2) Jordan thân Mỹ, 3) Syria là một xứ đang bị nội chiến từ hai năm nay, nhưng chế độ Bashar al-Assad vẫn tồn tại nhờ sự yểm trợ của Iran, 4) xứ Turkey Hồi Giáo của dân Thổ, 5) xứ Iran theo hệ phái Shia, cừu thù với hệ phái Sunni.
Bên trong Iraq, cùng theo Hồi Giáo, hai sắc dân Shia (đa số) và Kurd (17%) lại bị thiểu số Sunni thống trị thời Saddam Hussein và chỉ quật khởi sau khi chế độ Saddam bị Hoa Kỳ tiêu diệt năm 2003. Là thiểu số trong thế giới Hồi Giáo so với hệ phái Sunni, dân Shia tại Iraq lại đông nhất và thiên về dân Hồi Giáo Shia tại Iran dù rằng đa số dân Iran là thuộc sắc tộc Ba Tư. Nhưng nội bộ Shia cũng phân hóa với nhiều lực lượng chính trị có vũ trang. Còn người Kurd tập trung tại miền Bắc thì mơ ngày thống nhất với đồng bào và đồng đạo tại Turkey thành xứ Kurdistan.
Cho nên chúng ta có xứ Iraq với ba hệ phái hay sắc tộc chính (ngoài các thị tộc và tôn giáo khác) và năm xứ láng giềng cùng theo Hồi Giáo mà không cùng chung một hướng!
Nhìn từ bên ngoài thì dân Mỹ có thể biết mà chẳng hiểu gì về những chuyện sâu xa phức tạp như vậy. Nhất là nếu chỉ nghe các bình luận gia đốp chát trên truyền hình qua vài phút, giữa hai mục quảng cáo!
Là lực lượng vũ trang xuất phát từ al-Qaeda tại Iraq vào năm 2004, nhóm “phiến quân” ISIL còn hiếu sát hơn al-Qaeda (thành tích lớn!) Không chỉ áp dụng phương pháp khủng bố để giết người cho sướng tay, họ ôm tham vọng, dễ hiểu trong thế giới Sunni, là tiến tới vương quốc Hồi Giáo được cai trị bằng giáo luật cực đoan, tương tự như giấc mơ của al-Qaeda và Osama bin Laden.
Dù có bị các lãnh tụ còn lại của al-Qaeda chối bỏ, phiến quân ISIL vẫn gặt hái thành tích từ năm 2011 tại Iraq và Syria khi 1) Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi Iraq và 2) Mùa Xuân Ả Rập dẫn tới nội chiến kéo dài tại Syria mà Obama không muốn can thiệp.
Ngoài Tổng Thống Obama, người góp phần đáng kể cho trào lưu đó lại là Thủ Tướng al-Maliki. Ỷ vào thế lực Iran, al-Maliki tập tành độc tài, khống chế dân Kurd và người Sunni và gây hiềm khích với nhiều lãnh tụ Shia khác. Khi hữu sự, quân đội Iraq của ông hết được Hoa Kỳ yểm trợ nên bị tràn ngập trước đà tấn công của lực lượng ISIL và phải được vệ binh cách mạng của Iran bảo vệ. Ngày nay, hàng không mẫu hạm George H.Bush được đưa vào vùng Vịnh, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ vào Baghdad bảo vệ kiều dân đang di tản và Hoa Kỳ gia tăng tiếp vận võ khí cho al-Maliki mở cuộc không tập chống quân phiến loạn.
Cứ tưởng là nuốt trọn Iraq nhờ tay chân Shia, và duy trì được chế độ al-Assad tại Syria nhờ lực lượng Hezbollah, các Giáo chủ Iran bỗng dưng phải trải mỏng phương tiện ở cả Syria lẫn Iraq . Họ đang nói chuyện hợp tác với Mỹ để chặn đà bành trướng của lực lượng ISIL.
Dân Mỹ vừa phát giác điều lạ là thiên hạ cần Mỹ. Nếu không, Trung Ðông có loạn! Nếu không Ðông hải nổi sóng! Nếu không, Ðông Âu có biến. Nếu không, Hoa Kỳ cũng chẳng yên thân....
Theo chiều kim đồng hồ từ sáu giờ thì có 1) Saudi Arabia, xứ Ả Rập xuất phát hệ phái Hồi Giáo Wahhabi cực đoan nhất của Sunni, hệ phái của lực lượng khủng bố al-Qaeda, rồi tới 2) Jordan thân Mỹ, 3) Syria là một xứ đang bị nội chiến từ hai năm nay, nhưng chế độ Bashar al-Assad vẫn tồn tại nhờ sự yểm trợ của Iran, 4) xứ Turkey Hồi Giáo của dân Thổ, 5) xứ Iran theo hệ phái Shia, cừu thù với hệ phái Sunni.
Bên trong Iraq, cùng theo Hồi Giáo, hai sắc dân Shia (đa số) và Kurd (17%) lại bị thiểu số Sunni thống trị thời Saddam Hussein và chỉ quật khởi sau khi chế độ Saddam bị Hoa Kỳ tiêu diệt năm 2003. Là thiểu số trong thế giới Hồi Giáo so với hệ phái Sunni, dân Shia tại Iraq lại đông nhất và thiên về dân Hồi Giáo Shia tại Iran dù rằng đa số dân Iran là thuộc sắc tộc Ba Tư. Nhưng nội bộ Shia cũng phân hóa với nhiều lực lượng chính trị có vũ trang. Còn người Kurd tập trung tại miền Bắc thì mơ ngày thống nhất với đồng bào và đồng đạo tại Turkey thành xứ Kurdistan.
Cho nên chúng ta có xứ Iraq với ba hệ phái hay sắc tộc chính (ngoài các thị tộc và tôn giáo khác) và năm xứ láng giềng cùng theo Hồi Giáo mà không cùng chung một hướng!
Nhìn từ bên ngoài thì dân Mỹ có thể biết mà chẳng hiểu gì về những chuyện sâu xa phức tạp như vậy. Nhất là nếu chỉ nghe các bình luận gia đốp chát trên truyền hình qua vài phút, giữa hai mục quảng cáo!
Là lực lượng vũ trang xuất phát từ al-Qaeda tại Iraq vào năm 2004, nhóm “phiến quân” ISIL còn hiếu sát hơn al-Qaeda (thành tích lớn!) Không chỉ áp dụng phương pháp khủng bố để giết người cho sướng tay, họ ôm tham vọng, dễ hiểu trong thế giới Sunni, là tiến tới vương quốc Hồi Giáo được cai trị bằng giáo luật cực đoan, tương tự như giấc mơ của al-Qaeda và Osama bin Laden.
Dù có bị các lãnh tụ còn lại của al-Qaeda chối bỏ, phiến quân ISIL vẫn gặt hái thành tích từ năm 2011 tại Iraq và Syria khi 1) Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi Iraq và 2) Mùa Xuân Ả Rập dẫn tới nội chiến kéo dài tại Syria mà Obama không muốn can thiệp.
Ngoài Tổng Thống Obama, người góp phần đáng kể cho trào lưu đó lại là Thủ Tướng al-Maliki. Ỷ vào thế lực Iran, al-Maliki tập tành độc tài, khống chế dân Kurd và người Sunni và gây hiềm khích với nhiều lãnh tụ Shia khác. Khi hữu sự, quân đội Iraq của ông hết được Hoa Kỳ yểm trợ nên bị tràn ngập trước đà tấn công của lực lượng ISIL và phải được vệ binh cách mạng của Iran bảo vệ. Ngày nay, hàng không mẫu hạm George H.Bush được đưa vào vùng Vịnh, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ vào Baghdad bảo vệ kiều dân đang di tản và Hoa Kỳ gia tăng tiếp vận võ khí cho al-Maliki mở cuộc không tập chống quân phiến loạn.
Cứ tưởng là nuốt trọn Iraq nhờ tay chân Shia, và duy trì được chế độ al-Assad tại Syria nhờ lực lượng Hezbollah, các Giáo chủ Iran bỗng dưng phải trải mỏng phương tiện ở cả Syria lẫn Iraq . Họ đang nói chuyện hợp tác với Mỹ để chặn đà bành trướng của lực lượng ISIL.
Dân Mỹ vừa phát giác điều lạ là thiên hạ cần Mỹ. Nếu không, Trung Ðông có loạn! Nếu không Ðông hải nổi sóng! Nếu không, Ðông Âu có biến. Nếu không, Hoa Kỳ cũng chẳng yên thân....
***
Nhìn từ bên ngoài trong viễn cảnh dài, Tổng Thống
Obama có lý hôm Thứ Sáu 13 khi nói Iraq là một xứ “có chủ quyền”- nên phải tự
lo lấy thân. Chẳng khác gì Việt Nam! Phó Tổng Thống Joe Biden cũng đầy nét tiên
tri khi đề nghị từ năm năm trước là... xé Iraq làm ba mảnh.Nixon cũng rất sáng
khi giải vây Trung Cộng cho Liên Xô đi vào tan rã. Tổng Thống Bill Clinton cũng
có lý khi đẩy lá chắn NATO và gieo mầm dân chủ tới sát biên giới Liên Bang Nga.
Tổng Thống George W.Bush cũng có lý khi đánh phủ đầu chế độ Saddam hung bạo có
võ khí tàn sát, để xây dựng một xứ Hồi Giáo dân chủ làm gương. Chẳng vậy mà đa
số Quốc Hội, kể cả đảng Dân Chủ, ủng hộ quyết định này. Bush còn có lý khi đi
ngược quan điểm trong nội các mà dồn quân đánh tới tại Iraq để hợp tác với các
lãnh tụ Sunni chống Mỹ - và tìm đường cho Obama tháo chạy.
Kết luận? Khá lật lọng, Hoa Kỳ có thể đánh trống về nền hòa bình sẽ có trong tầm tay, rồi lãnh đạo lần lượt bỏ dùi vì bị cử tri gọi giật ở nhà. Cho đến một cuộc đảo điên khác, khiến nước Mỹ lại phải ra tay!
Kết luận? Khá lật lọng, Hoa Kỳ có thể đánh trống về nền hòa bình sẽ có trong tầm tay, rồi lãnh đạo lần lượt bỏ dùi vì bị cử tri gọi giật ở nhà. Cho đến một cuộc đảo điên khác, khiến nước Mỹ lại phải ra tay!
No comments:
Post a Comment