10:25:am 05/06/14
Có khoảng một trăm ngàn người Việt sống quần
tụ ở thành phố San Jose, California. Trong số này tôi biết (ít ra)
cũng hơn phân nửa. Giao thiệp rộng (tới) cỡ đó rất tốn thời giờ, và
tốn … bộn tiền. Đám cưới, cũng như đám ma, xẩy ra ngày một.
Bù lại, được cái tiện là mỗi ngày – sau khi
tan sở – lái xe vòng vòng ngang đâu cũng thấy nhà quen, và ghé bất
cứ ai cũng có thể kiếm được một bữa cơm chiều hoàn toàn miễn phí!
Lần rồi tạt qua một bà đồng hương sồn sồn tôi được mời ăn tối, cùng
với một nhân vật (tăm tiếng) mới từ Việt Nam sang: ông Bùi Minh
Quốc.
Thiệt là vinh dự hết biết luôn. Niềm vinh dự
này – tiếc thay – chỉ thoảng qua như gió. Sau độ mươi, mười lăm phút
ngồi cạnh thi nhân là tôi đã bắt đầu cảm thấy … có cái gì không ổn.
Tuyệt nhiên, không nghe nhà thơ bàn chuyện thơ văn gì ráo trọi. Cha nội
chỉ mải miết ăn thôi.
Mà có phải cao lương mỹ vị gì cho cam. Trên
bàn (Giời ạ!) toàn là rau muống:
- Rau muống xào tỏi.
- Rau muống xào mắm ruốc.
- Rau muống xào chao.
- Rau muống xào thịt bò.
- Rau muống chẻ.
- Rau muống làm nộm, trộn với bắp chuối cộng vừng và thịt ba chỉ thái nhỏ như những que diêm.
- Rau muống luộc, cùng với nước chan có dằm cà chua và vắt thêm mấy giọt chanh.
- Hết!
- Rau muống xào mắm ruốc.
- Rau muống xào chao.
- Rau muống xào thịt bò.
- Rau muống chẻ.
- Rau muống làm nộm, trộn với bắp chuối cộng vừng và thịt ba chỉ thái nhỏ như những que diêm.
- Rau muống luộc, cùng với nước chan có dằm cà chua và vắt thêm mấy giọt chanh.
- Hết!
Vào mùa hè, loại rau thổ tả này ở California
rẻ như bèo. “Bà chủ nhà hà tiện dữ,” tôi thầm nghĩ như thế và chợt
thấy ái ngại vô cùng cho ông thi sĩ. Chắc là con mẹ này chả xem thi
phú ra cái đinh gì nên mới đãi đằng (và đãi bôi) như vậy.
- Thế anh sang đây công tác hay tham quan ạ ? Tôi
hỏi cho có hỏi.
- Không, không công tác cũng chả tham quan gì
sất, tôi nghe nói ở California rau muống rẻ và lành nên ghé (ăn) chơi
cho nó đã thôi.
Thấy tôi há hốc miệng, không cách nào ngậm
lại được, và nhà thơ thì mải nhai chả để ý người đối thoại nên chủ
nhà vội vã đỡ lời:
- Chả là anh ấy vốn hảo rau muống nhưng ở Việt Nam loại rau này không ăn được nữa nên mới phải lặn lội “tha phương cầu thực” một phen…
- Chả là anh ấy vốn hảo rau muống nhưng ở Việt Nam loại rau này không ăn được nữa nên mới phải lặn lội “tha phương cầu thực” một phen…
- Nhưng sao lại không ăn được?
- Toàn là rau muống đểu chứ sao, chả hiểu
chúng nó giồng bằng cái thứ hoá chất gì mà hễ cứ ăn vào là bị
mửa. Nhà thơ vừa ực vội bát nước rau, vừa trả lời, suýt sặc.
Tôi chợt nhớ ra một câu thơ hay được truyền
tụng của ông: “Quay mặt vào đâu cũng
phải ghìm cơn mửa.” Té ra ông ấy cứ bị ói mửa đều đều vì ăn
phải rau muống đểu. Thế mà cả nước, nhất là đám công an văn hoá, cứ
ngờ là thi sĩ có ý miệt thị Chính Phủ, Nhà Nước và Đảng (kính
yêu) của toàn dân. Thiệt là một sự hiểu lầm đáng tiếc.
Bùi Minh Quốc còn nhiều câu thơ nổi tiếng nữa
nhưng tiếc là (nay) đã bị thời thế bỏ xa rồi:
Bao nghẹn uất Nguyệt Nga xé trời kêu chẳng thấu
Giữa chợ đời biệt dạng Lục Vân Tiên
Hảo hớn bận giang hồ quán nhậu
Thi nhau bốc phét để quên hèn
Giữa chợ đời biệt dạng Lục Vân Tiên
Hảo hớn bận giang hồ quán nhậu
Thi nhau bốc phét để quên hèn
Giữa chợ đời (vẫn) biệt dạng Lục Vân Tiên
nhưng những nàng Nguyệt Nga, ngày nay, không thèm kêu la cầu cứu đến ai
nữa. Họ đã xăm xăm bước ra khỏi nhà, và giữa đường gặp cảnh bất
bằng chẳng tha – theo tường thuật của blogger Huỳnh Phương Ngọc:
“Đại diện cho Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, tôi cùng chị Nguyễn Ngọc Lụa
đi Tuyên Quang tham gia phiên tòa phúc thẩm 3 người H’Mông là ông Thào Quán
Mua, Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu. Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội, đi xe khách
lên Tuyên Quang từ tối ngày 26 tháng 5 và có mặt ở cổng Trại giam Công an tỉnh
Tuyên Quang sáng ngày 27 tháng 5 năm 2014.
Từ sáng sớm, an ninh, công an sắc phục và thường phục, cảnh sát giao
thông đặt chốt chặn ở mọi ngã đường dẫn đến trại giam Tuyên Quang. Chị em chúng
tôi không được cho vào tham dự phiên tòa nên ngồi đợi ở quán nước bên đường. Đợi
đến 8h40, khi đã bắt đầu phiên xét xử, chị em tôi đi đến cổng trại giam và
trình thẻ chứng minh xin vào xem xét xử. Một lúc sau, tôi bị ba người công an
yêu cầu vào làm việc…
Lúc làm việc họ đã quát tháo, dí máy quay sát vào mặt tôi, chỉ mặt sỉ vả
to tiếng. Lúc ấy tôi rất hoang man vì đây là lần đầu tôi bị công an bắt cóc và
thẩm vấn. Chúng tôi là hai cô gái, không sức lực, không phương tiện liên lạc,
phải ngồi một chỗ cho họ thẩm vấn và xúc phạm. Tuyên Quang là một nơi vô cùng
xa xôi hẻo lánh, tôi bắt đầu lo sợ họ bất chấp luật pháp và hành động sai trái
làm ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi im lặng và không trả lời. Tôi gục đầu mệt mỏi
vì đói lã sau buổi tối bị say xe từ Hà Nội đi Tuyên Quang, sáng đi vào trại
giam sớm, rồi bị bắt qua trưa không ăn uống gì…
Tôi về lại nhà nghỉ. Hai chị em nói chuyện với nhau tôi mới biết họ đã
hành động và cư xử với Lụa không khác gì với tôi. Mỗi người đã làm việc với hơn
30 công an tỉnh Tuyên Quang. Bây giờ đây, mọi chuyện đã qua, chúng tôi được nghỉ
ngơi và tranh thủ thời gian ít ỏi đi thăm bạn bè tại Hà Nội, nhưng vẫn còn rất
mệt mỏi và lo sợ các hành động sách nhiễu khác có thể gặp phải tại nơi này.
Chúng tôi đang xa gia đình và rất lo lắng cho an nguy của mình khi vẫn đang còn
tạm trú tại Hà Nội…”
Những thành viên của Hội PNNQVN từ trái qua: Huỳnh Phương Ngọc, Mai
Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Lụa. Ảnh: vnwhr.net
Nguyệt Nga thời nay cũng làm bộ nói là “lo
sợ các hành động sách nhiễu” và “lo lắng cho an nguy của mình” –
giữa cảnh thân gái dặm trường – cho ra vẻ (yểu điểu thục nữ) chớ
thiệt ra hai em Huỳnh Phương Ngọc và Nguyễn Ngọc Lụa chả có e ngại
cái con bà (hay con tự do) nào cả. Sáng hôm sau, họ lại tiếp tục
hành hiệp giang hồ – vẫn theo như tự thuật của blogger Huỳnh Phương
Ngọc:
“Hôm nay, ngày 29/5/2014 chị em Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam gặp nhau tại
bệnh viện Việt Pháp, nơi chị Nga đang chữa trị vì bị an ninh giả danh côn đồ
đánh gãy chân và nhiều vết thương trên cơ thể.
Vì chuyến đi tham dự phiên tòa phúc thẩm và viếng thăm gia đình các tù
nhân người H’mông ở Tuyên Quang không thực hiện được, chúng tôi đành hẹn thân
nhân của ba tù nhân này (con trai của các ông: Thào Quán Mua, Lý Văn Dinh và
Dương Văn Tu) xuống Hà Nội để gặp mặt.
Mặc dù đang mệt mỏi, chị Thúy Nga vẫn cùng hai chị em Hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN khác là Huỳnh Phương Ngọc và Mai Phương Thảo tổ chức buổi gặp mặt ngay tại Bệnh viện để thăm hỏi, nói chuyện và tặng quà cho đại diện ba gia đình…”
Mặc dù đang mệt mỏi, chị Thúy Nga vẫn cùng hai chị em Hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN khác là Huỳnh Phương Ngọc và Mai Phương Thảo tổ chức buổi gặp mặt ngay tại Bệnh viện để thăm hỏi, nói chuyện và tặng quà cho đại diện ba gia đình…”
Theo tường thuật của phóng viên Huyền Trang
(VRNs) sau khi bị hành hung mang thương tích đến nỗi phải nhập viện bà
Thúy Nga vẫn thản nhiên khẳng định: “Cho
dù ngành công an có dùng tất cả những cái trò bẩn thỉu đê hèn đối với những người
đấu tranh cho Công lý và Sự thật, đặc biệt cho vấn đề biển đảo quê hương đang bị
Trung Cộng xâm lược, thì tôi tin rằng nỗi đau của tôi nó chỉ là một phần nhỏ so
với những anh chị em đấu tranh khác.” Thúy Nga – thành viên Hội Phụ Nữ
Nhân Quyền V.N.
Hành động cũng như khẩu khí của bà Thúy Nga
(nói riêng) và cả hội PNNQVN (nói chung) quả là một tín hiệu đáng
mừng, rất đáng mừng cho giới anh hùng hảo hớn ở xứ sở này. Từ nay,
đám liền ông có thể hoàn toàn yên tâm để tiếp tục mà giang hồ quán
nhậu – trừ ông ông Trương Tấn Sang. Theo Tiền Phong, số ra ngày 17 tháng
5 năm 2014, có trích dẫn lời kêu gọi “thống thiết” của Chủ Tịch Nước
trước “tình huống khó khăn” hiện nay:
“Tôi mong bà con trong những tình huống khó khăn như thế này cần phải hết
sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng,
Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin
mang tính chất chia rẽ nội bộ.”
Nguồn ảnh:vnwh.net
Nhìn hình ảnh các thành viên của HPNNQVN và
những thanh niên H’mông bên cạnh giường bệnh của Thúy Nga khiến tôi tin
rằng “tinh thần đoàn kết cũng như sự bình tĩnh và sáng suốt” của
dân Việt có thừa nhưng chỉ e là họ không chịu “đoàn kết xung quanh Đảng,
Nhà nước, Chính phủ, Quốc Hội – như ông Chủ Tịch Nước mong đợi thôi. Bộ
điên hay sao mà lại đoàn kết quanh một bầy sâu, một đám côn đồ, hay
một lũ bù nhìn – cha nội?
Vậy
chớ họ đoàn kết với ai? Xin thưa: họ đoàn kết với nhau. Và đây mới là điều đáng lo nhất “trước tình huống khó khăn như
thế này,” bác Sang à.
© Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment