14-6-2014
Sự
kiện giàn khoan HD981 chắc chắn sẽ làm thay đổi tình hình xã hội, chính trị Việt
Nam.
Thứ
nhất, sự lúng túng, bế tắc của chính quyền Việt Nam trước
thái độ cứng rắn, không khoan nhượng, liên tục leo thang của Trung Quốc chứng tỏ
họ hoàn toàn không có sự chuẩn bị và không có một giải pháp nào cho việc bảo vệ
chủ quyền trước nhà cầm quyền Trung Cộng.
Thứ
hai, về phát triển kinh tế xã hội, chính quyền Việt Nam
chẳng còn biết phải làm gì.
Với cuộc CMT8-1945, người CS không chỉ cướp chính
quyền, mà họ còn đưa ra một mô hình nhà nước, một giải pháp kinh tế - xã hội.
Giải pháp đó nhận được sự ủng hộ của quần chúng, giúp người CS giữ quyền lãnh đạo,
thống nhất đất nước và duy trì quyền lực sau này.
Có hai lý do để người dân Việt Nam lại tin tưởng và
đi theo CNCS:
- Một, đó là một giải pháp rõ ràng, cụ thể - phá cái
gì, xây cái gì, cho ai - trong khi trước đó không có một giải pháp nào cả.
- Hai là, nó có một minh chứng thành công - ở Liên
Xô.
Nếu nhu cầu về một giải pháp là điều kiện cần, thì
thành công của nó là điều kiện đủ. Vì thế, khi Liên Xô sụp đổ, chính quyền Việt
Nam phải vội vàng quay sang Trung Quốc. Với chủ trương "mèo trắng, mèo
đen" của mình, sự phát triển của TQ là mô hình, là chỗ dựa, là cơ sở để
reo rắc niềm tin trong nhân dân cho chính quyền Việt Nam. Nay qua việc hạ đặt
giàn khoan HD981, hình ảnh nhà nước TQ trở nên xấu xí, gây bất ổn và tráo trở.
Thật khó để nhà nước Việt Nam, nếu không cam tâm chịu làm nô lệ phụ thuộc, lại
tiếp tục học tập mô hình và theo đuổi chính sách thân TQ. Còn để tự xây dựng một
giải pháp CNCS cho riêng mình thì với năng lực và uy tín hiện nay, đó là điều
không tưởng.
Không một chủ nghĩa nào có thể tồn tại khi vừa không
có giải pháp bảo vệ chủ quyền vừa không có giải pháp phát triển kinh tế. Có thể
nói, với việc hạ đặt giàn khoan HD981, TQ đã đặt dấu chấm hết cho CNCS tại Việt
Nam.
Không có giải pháp thực tế khiến một thứ chủ nghĩa
trở nên viển vông, và lại làm nhiều người lãng mạn. Họ tin vào sự thay đổi, họ
chờ sự thay đổi từ bên trên; một số khác lại tin vào cuộc cách mạng từ phía dưới
qua các cuộc biểu tình, qua một cuộc "cách mạng Nhung" nào đó. Trong
cả hai trường hợp, theo chủ ý người viết, vẫn là một niềm tin viển vông. Viển
vông vì không có giải pháp.
Mọi sự thay đổi, mọi cuộc cách mạng cần số đông ủng
hộ, cần quần chúng. Quần chúng chỉ tham gia khi họ tin là thành công, và thành
công chỉ có khi chúng ta biết phải xây dựng cái gì. Trong bối cảnh Việt Nam hiện
nay, không khó để thấy đó là một giải pháp dân chủ, vì mọi giải pháp cưỡng bức
đều mất lòng dân và tạo nguy cơ xã hội bị cai trị bởi độc tài.
Với những người hi vọng vào một sự thay đổi từ bên
trên, ngồi yên chờ đợi là một sự viển vông không hề nhẹ . Thay đổi đã khó, thay
đổi theo hướng dân chủ còn khó hơn khi sự thay đổi đó không bắt nguồn từ nhận
thức mà từ sự cưỡng bức của hoàn cảnh. Mặt khác, nếu có thay đổi, nhiều khả
năng đó là để phục vụ lợi ích nhóm và tiếp tục duy trì quyền lực chứ không phải
để phục vụ lợi ích của nhân dân.
Ngay kể cả khi có le lói hi vọng dân chủ từ phía
trên, thì quần chúng và những người đấu tranh cho dân chủ từ phía dưới vẫn cần
giải pháp cho riêng mình. Giải pháp để làm đối trọng, để ngăn chặn những thay đổi
phi dân chủ, để chứng minh không chỉ những người đang nắm giữ quyền lực mới xứng
đáng lãnh đạo và có khả năng đưa ra các quyết định cho dân tộc. Quan trọng hơn,
cần một giải pháp để nếu bắt buộc phải có một "cuộc cách mạng", quần
chúng và xã hội có một ngọn đuốc dẫn đường, tránh loạn lạc và đổ máu.
Một giải pháp cho Việt Nam, không những phải dân chủ,
mà còn phải thực tế và được sự đồng thuận cao. Nó cần được khởi xướng, kêu gọi
và phát triển bởi những người có uy tín trong xã hội. Trước đây, trong chế độ bộ
lạc, đó là lời nói của những già làng - hiện nay, cần có lời nói của những trí
thức, vì ngoài kinh nghiệm và trí tuệ, họ còn hội tụ đủ yếu tố đạo đức và uy
tín để làm việc này.
Thật buồn và bất hạnh cho dân tộc Việt, nếu những
trí thức, những cây đa, cây đề của xã hội không cảm thấy trách nhiệm của mình,
hoặc vì sợ hãi, vì đùn đẩy mà khoanh tay ngoảnh mặt.
Giải pháp tệ nhất là không có giải pháp, vì khi đó,
hoặc đất nước đắm chìm vào sự nô lệ phụ thuộc, hoặc bạo động bất ổn như Ai Cập,
Libya. Đa số nhân dân sẽ không muốn điều đó, kể cả phần lớn lãnh đạo hiện nay,
vì không phải ai cũng có thể sống trong sự khinh bỉ do phản bội như Hoàng Văn
Hoan, hoặc chui ống cống rồi chết thảm như Gaddafi. Để xảy ra những trường hợp
này, đối với người trí thức, nhẹ nhất cũng là sự đánh mất đạo đức và uy tín.
Trên đây chỉ là những ý kiến cá nhân, mong được sự
góp ý của mọi người.
No comments:
Post a Comment