Graeme
Dobell
DCVOnline
lược dịch
Posted on June 19, 2014 by editor
— 0 Comments
Một trong những phản ứng trước những hành động của Trung Quốc đã giúp
tăng cường quan hệ liên minh giữa Mỹ và Philippines.
*
Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Benigno S. Aquino III, duyệt đoàn
quân danh dự trong một buổi lễ tại Điện Malacañang tại Manila, Philippines, 28
tháng 4 năm 2014.
Một câu hỏi đơn giản là tại sao chuyện Trung Quốc lấn
ép các nước láng giềng lại tái diễn: Như thế là động thái khôn ngoan hay
sao?
Câu hỏi nêu trên đã được đặt ra trong hàng chục cuộc
hội thoại tại cuộc đối thoại Shangri-La tại Singapore và hội nghị bàn tròn Châu
Á-Thái Bình Dương tại Kuala Lumpur. Điều khó hiểu về hành động của Trung Quốc
đã định hướng cho bài viết mới đây về bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo
Abe ‘chúng tôi quan tâm về an ninh ở châu Á’, các học thuyết an ninh
khác nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, quan ngại của Bộ trưởng Quốc phòng Úc về
tình hình thảm họa tiềm ẩn ở châu Á, sự mất niềm tin trong khu vực, và tác động
của tất cả những điều này trên hệ thống an ninh châu Á mới ra đời đã làm lợi
cho Trung Quốc.
Hãy
xét các phản ứng Trung Quốc đã giúp thành hình hoặc xác định
1. Nhật Bản khẳng định quyền giữ một vai trò an ninh lớn hơn ở châu Á một
cách chưa từng nghe thấy trong 70 năm qua và điều này đang được Úc và Đông Nam
Á hoan nghênh nồng nhiệt. Trong một vài tuần nữa, Shinzo Abe sẽ đến diễn thuyết
tại Quốc hội Úc như Tổng thống Obama đã làm hồi tháng 11 năm 2011. Đó là bài
phát biểu của Obama về chính sách “xoay trục”, với tư cách của tổng thống ông
‘đã có quyết định chiến lược và chủ ý, như một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ
sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài trong việc định hình khu vực này và
tương lai của nó, bằng cách duy trì những nguyên tắc cốt lõi và hợp tác chặt chẽ
với các nước đồng minh’. Abe sẽ sử dụng cùng một diễn đàn, Hạ nghi viện Úc, để
trình bày chính sách về quyết định chiến lược đó.
2. Tổng thống Mỹ đến Nhật Bản hồi tháng Tư và tuyên bố rằng quần đảo Senkaku
được bảo vệ bằng hiệp ước an ninh giữa Mỹ với Nhật Bản. Trung Quốc đã gây khó
khăn trên một số hòn đảo cằn cỗi chỉ có dê hoang sinh sống khiến Tổng thống
Obama đã có lời hứa cụ thể rằng Mỹ sẵn sàng đi đến chiến tranh với Trung Quốc để
đảm bảo rằng những con dê đó sẽ là dê Nhật Bản.
3. Những quốc gia có truyền thống tựa hàng rào như Malaysia và Việt Nam đang
đúng theo những gì lý thuyết nói rằng họ phải làm: cân bằng lực lượng với Trung
Quốc bằng cách đến gần hơn với Hoa Kỳ. Nay Mỹ bây đã tuyên bố có “quan hệ đối
tác toàn diện” với Hà Nội và Kuala Lumpur. Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam
hoan hỉ nhai lại việc Hải quân Mỹ quay trở lại sử dụng Vịnh Cam Ranh.
4. Liên minh rỉ sét giữa Mỹ với Philippines vừa có một lớp sơn mới và Manila
ao ước có thêm sức mạnh để tái cân bằng lực lượng.
5. Đối với châu Á, chính sách tái cân bằng của Mỹ là điểm trung tâm và rất
quan trọng. Không cần có lời giải thích cho lý do tại sao nó quan trọng và tại
sao nó phải được thực hiện để thành công. Câu hỏi duy nhất là về mức độ cam kết
của Mỹ. An ủi chua cay rút ra từ thực tế là tất cả các kế hoạch quân sự của Mỹ
đều đặt trên giả định coi TQ là kẻ thù mặc định. Châu Á đang hối hả trong tình
yêu mới với hệ thống liên minh trục-và-căm của Mỹ, cùng có thêm một số quan hệ
đối tác hỗ trợ khác.
Những gì Trung Quốc đã làm để đưa dến những kết quả
nêu trên là ứng xử khôn ngoan hay sao?
Theo quan sát của một chiến lược gia của Canada đã
quan sát châu Á trong nhiều chục năm nhận định:
“Kiến trúc sư chính của sự thành công của chính sách tái cân bằng của
Mỹ chính là Bắc Kinh.”
Khi người ta nói chuyện với giới chức Trung Quốc,
cán bộ hay chiến lược gia, luận điệu chính của họ luôn cho rằng Trung Quốc là nạn
nhân. Trung Quốc không phải là diễn viên, TQ ở vào thế bị động. Trung Quốc chỉ
phản ứng vì sự khiêu khích của các nước khác. Trung Quốc đã bị đẩy vào góc tường
nên mới phải đẩy trở lại. Đó là một hình ảnh ky quặc của quốc gia có nền kinh tế
lớn thứ nhì trên thế giới và sức mạnh ưu việt tại châu Á. Trung Quốc muốn giành
đặc quyền của họ như một cường quốc tuyệt vời và châm mồi dấy lên ngọn lửa chủ
nghĩa dân tộc (Đại Hán) cùng lúc ra vẻ ngây thơ, vô tội như một thiếu niên bị bắt
nạt.
Một trong các mô tả hay nhất tương quan này là của
Rodolfo Severino, cựu nhân viên ngoại giao Philippines và Tổng thư ký ASEAN, hiện
nay đang đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của
Singapore; Severino nói với tôi rằng:
Mặc dù Mỹ được chào đón ở đây một cách thầm kín, và công khai thì người
ta không thể nói như thế vì làm như vậy là không hợp thời. Đây là điểm mà tôi
cho rằng Trung Quốc đã tính sai. Họ nghĩ rằng Philippines và Việt Nam nằm dưới
bàn tay của người Mỹ nhưng thực tế không phải như vậy. Những gì TQ đang làm
không khác gì đưa thêm lý do cho Mỹ khẳng định thêm nhu cầu họ phải có mặt ở
châu Á. Vì thế, tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm, nhưng người ta không thể giả định
rằng Trung Quốc có những tài năng ưu tú nhất. Dù họ rất thông minh nhưng đôi
khi họ không suy nghĩ xuyên suốt.
Graeme Dobell là nhà báo
hàng đầu của Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australia Strategic Policy
Institute). Nguồn hình: Tòa Bạch Ốc.
© 2014 DCVOnline
Nguồn:
What is China’s strategy? By Graeme Dobell, The
Stategist, 16 June, 2014.
No comments:
Post a Comment