04.06.2014
Ngày 23/5/2014 Việt Nam đã tổ chức họp báo có đại diện
của quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy
Ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao, để giải thích về Công hàm (công
thư) Phạm Văn Đồng năm 1958.
Khó khăn của chính quyền Việt Nam hiện nay khi giải thích về Công hàm PVĐ 1958 là làm sao có thể giải thích khác đi được về nội dung công hàm đã viết rành rọt có lợi cho TQ và bất lợi cho VN về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong đó có biển đảo. Giải thích đó là công hàm chỉ là sự ủng hộ “chung chung” cho nước đồng minh là TQ của VNDCCH khi cùng chung chiến hào đánh Mỹ, Ngụy vào thời điểm 1958 dễ làm cho người dân thất vọng. Công hàm ra đời vì lúc đó chờ đợi hai năm chờ tuyển cử nhưng cả hai phía VNCH và VNDCCH đều đổ lỗi cho nhau là lờ đi việc Tổng tuyển cử và chính quyền Miền Bắc do vậy cần viện trợ của Trung Quốc để đổ quân vào miền Nam nhằm thống nhất đất nước Việt Nam bằng vũ lực nên đành phải lấy lòng TQ một cách thiển cận. Công hàm do Thủ tướng Phạm văn Đồng chắc là có sự đồng ý của Bộ Chính trị và ông Hồ Chí Minh vì không thể một mình ông Đồng chịu trách nhiệm do nguyên tắc tập thể lãnh đạo của đảng CSVN lúc bấy giờ. Do vậy về mặt đối nội, giải thích thế nào cũng làm cho đảng CSVN ngày nay mất đi hình ảnh tốt đẹp mà họ đã xây dựng trong hàng chục năm qua. Người dân trong nước thì “ngậm đắng nuốt cay” mà than thở hay lên án là công hàm đã được giới lãnh đạo ở Bắc Việt do “không nhìn xa trông rộng” tưởng rằng Công hàm PVĐ 1958 chỉ ủng hộ chung chung nhưng nào ngờ bị ông bạn vàng TQ diễn dịch công hàm coi như là một sự công nhận cho ông bạn vàng rằng HS, TS đã thuộc về TQ từ khi đó. Cho nên nay không thể nói ngược được vì nguyên tắc Estoppel được dùng trong quốc tế công pháp. Các học giả TQ đã dùng nguyên tắc Estoppel này để lập luận buộc VN không được giải thích khác với những gì mà VN đã xác nhận qua Công hàm PVĐ 1958. Còn về đối ngoại giải thích khác đi đối với cộng đồng người Việt hải ngoại là điều dễ được thông cảm dù rằng họ cũng cay đắng phê phán Công hàm PVĐ 1958 là công hàm “hại cho đất nước”, mà hậu quả là TQ hiện nay đang rêu rao với dư luận quốc tế,diễn dịch sai lạc nội dung và tinh thần của công hàm đó rằng VN đã công nhận chủ quyền TS,HS là của Trung quốc. Còn dư luận quốc tế dù có thiện cảm với VN và biết là TQ đang ngụy biện để cướp đảo của VN nhưng do TQ là nước lớn, quốc gia của họ đang có làm ăn kinh doanh lớn với TQ nên họ cũng chẳng muốn động chạm gì với TQ mà căng mắt chờ cuộc đấu của hai nước cùng ý thức hệ là bạn vàng, đồng minh của nhau trong hàng chục năm qua.
Lập luận nêu trên đã bị học giả nghiên cứu độc lập về biển Đông, ông Trương Nhân Tuấn, đả kích vì như thế VN sẽ “sa lầy “trong việc kiện TQ nếu dùng các” luận cứ của cuộc họp báo 23/5”. Ông tóm tắt và đề xuất trong thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng là hãy nhanh chóng nói ngược lại các luận điểm nguy hiểm của VN đã trình bày trong cuộc họp báo ngày 23/5- nguy hiểm như thế nào thì như đã phân tách trong phần đầu bài viết này. Ông đề xuất rằng chỉ cần tuyên bố “Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị”.
Lập luận của ông Trương Nhân Tuấn là ĐÚNG nhưng không ĐỦ thuyết phục dư luận và nó sẽ vấp phải nguyên tắc Estoppel mà các học giả TQ đang dùng để buộc VN không thể nói ngược được. Do vậy không nên nói rằng Công hàm PVĐ1958 là khúc xương mà VN phải nuốt trọn do “bút sa gà chết”mà phải lý giải thật tỏ tường như sau.
Các việc cần phải làm để vô hiệu hòa công hàm Phạm Văn Ðồng 1958:
1.Về mặt nội dung, một công hàm mà Chính phủ CHXHCNVN phải chuẩn bị cần có nội dung như sau :
Cần xác định rõ ràng là vào thời điểm 1958, sau Hiệp định Geneve thì trong Hiệp định nêu rõ VN là một nước thống nhất nhưng phải chia cắt làm hai và trở thành hai thực thể chính trị nhưng không phải là hai quốc gia theo đúng nghĩa, phải là thành viên được LHQ công nhận – do không quốc gia nào là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền ở Miền Bắc xưng là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn miền Nam cũng có chính quyền là Việt Nam Cộng Hòa. Sau 2 năm chờ thống nhất không được tổ chức nên hai nước tổ chức bộ máy chính quyền như hai đất nước, mỗi bên có những quan hệ với các quốc gia khác và quan hệ đồng minh với Trung Quốc của VNDCCH là điều ai cũng biết. Việc mỗi nước nhận là đại diện cho dân tộc Việt Nam hay Đất nước VN là điều mà mội bên đã làm nhưng riêng đối với vấn đề lãnh thổ thì sự toàn vẹn và thống nhất là vấn đề cốt lõi mà ý chí của một bên đơn phương làm việc gì với một nước thứ ba không thể nào làm tổn hại, ngược lại nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.Do vậy Công hàm PVĐ 1958 công nhận ý đồ của Trung Quốc về lãnh thổ tiếp theo tuyên bố của Thủ tướng Chu ân Lai đã làm phương hại đến lợi ích của nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ của VN” đã được ghi trong Hiệp Định Geneve 1954 mà Trung Quốc là một bên đã ký. Do vậy vấn đề là chính phủ VNCH có biết là Hà nội đã gửi công hàm đó cho Trung cộng hay không? Và nếu biết có phản đối Hà nội hay không? Về điều này thì chính phủ của VNCH vào thời điểm năm 1958 hoàn toàn không được biết nên không thể lên tiếng phủ định Công hàm PVĐ 1958. Nhưng vào năm 1974, khi xảy ra việc dựa vào Công hàm PVĐ 1958, và việc Trung Cộng bắt tay với Hoa Kỳ, nên Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (xin nhấn mạnh là xâm chiếm Hoàng Sa của nước Việt Nam chứ không phải chỉ là của VNCH) thì chính quyền VNCH, qua tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19/01/1974 đã nêu rõ như sau:
”Nghĩa vụ cao cả của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Chính phủ VNCH cương quyết làm tròn nghĩa vụ ấy, bất luận gặp phải những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp sự phản đối không căn cứ dầu xuất phát ở đâu. Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy chính phủ và nhân dân nước VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình. Trong dịp này, chính phủ VNCH cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của VNCH trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bãi biển Trung phần và bãi biển Nam phần Việt Nam từ trước tới nay vẫn được coi là phần lãnh thổ của VNCH căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tế không thể chối cãi được. Trung thành với chính sách hòa bình cố hữu của mình, chính phủ VNCH sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của VNCH trên những phần đất ấy.(tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH đã được báo Thanh Niên đăng trang trọng tại trang nhất ngày 09/01/2014).
Như vậy dù có chậm trễ, đối với vấn đề lãnh thổ biên cương hải đảo của nước VN, Chính quyền nước VNCH đã thể hiện ý chí hoàn toàn khác với Công hàm PVĐ 1958 và điều đó đã mặc nhiên phủ định Công hàm PVĐ 1958 ngay từ thời điểm năm 1974 khi Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do VNCH cai quản.
Chính phủ VN ngày hôm nay có thể lý giải với dư luận rằng: Do chờ đợi sau hai năm không có tổng tuyển cử nên Hà Nội đã có công hàm gửi TQ, lúc đó cũng là đất nước bị chia cắt chưa thống nhất vì lúc đó Trung Hoa Dân Quốc (Đài loan) là đại diện cho nước Trung Quốc, là một trong 5 thành viên trong Hội đồng Bảo an LHQ. Do hoàn cảnh khách quan vào năm 1958, Hoa kỳ và Đài Loan và Trung quốc xung đột ở biển đảo, do Trung quốc và VN là hai nước đồng minh nên việc tuyên bố có lợi cho “nước bạn” về vấn đề hải phận của TQ là điều mà Công hàm PVĐ 1958 đã làm. Nhưng công hàm này không thể có hiệu lực pháp lý vì một phần đất đai và lãnh thổ của một đất nước được giao cho một nước khác không thể thể hiện trong một công hàm được vì căn cứ theo Quốc tế Công pháp nói một cách tổng quát, việc chuyển giao một phần lãnh thổ của một quốc gia cho một quốc gia không thể thể hiện chỉ qua một công hàm ngắn gọn mà phải là là dưới một hình thức hiệp định để có thể chuyển giao một phần đất đai cho nước ngoài được; sau đó hiệp định này còn phải được hai nước phê chuẩn theo đúng Hiến pháp của hai nước. Do vậy giá trị pháp lý của công hàm không phải là hiệp định nên phía TQ không thể tùy tiện giải thích Công hàm PVĐ 1958 giữa hai quốc gia theo cách thô thiển mà họ ong muốn. Hơn nữa CHXHCNVN đã liên tục ra nhiều tuyên bố tuyên cáo với quốc dân đổng bào và cho toàn thế giới biết sau năm 1975 là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là phần đất đai, thuộc nước CHXHCNVN.
2. Về mặt hình thức, do Công hàm PVĐ 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai nên nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần phải gửi cho người đồng cấp là Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc một công hàm để phủ định Công hàm PVĐ 1958 với cách giải thích nêu trên để nói rõ cho Trung Quốc biết họ không thể giải thích công hàm đó một cách tùy tiện và đã gây ra rất nhiều trở ngại trong quan hệ hai nước mà cao điểm là hành vi đặt giàn khoan vừa qua trong lãnh hải của nước Việt Nam ảnh hưởng đến an ninh hàng hải quốc tế tại Biển Đông.
Với việc nêu rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam qua đề xuất nói trên sẽ làm cho lập trường của VN trở nên minh bạch và sáng ngời. Dư luận và người dân trong nước sẽ không còn áy náy và hồ nghi gì về Công hàm PVĐ 1958 do ra đời trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan đặc biệt như đã giải thích. Còn giá trị pháp lý của Công hàm PVĐ 1958 sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn do đã không được phía VNCH biểu thị ý chí vào năm 1958. Ý chí đó đã được thể hiện rất rõ nét trong trận chiến năm 1974 và chính quyền VNCH cũng như nhân dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, phản đối hành động của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc, yêu cầu các quốc gia đồng minh đưa vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc.
Không còn chần chừ gì nữa chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần nhanh chóng thực hiện các việc trên trước khi đưa vấn đề giàn khoan của TQ xâm lấn vào thềm lục địa của nước VN ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Khó khăn của chính quyền Việt Nam hiện nay khi giải thích về Công hàm PVĐ 1958 là làm sao có thể giải thích khác đi được về nội dung công hàm đã viết rành rọt có lợi cho TQ và bất lợi cho VN về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong đó có biển đảo. Giải thích đó là công hàm chỉ là sự ủng hộ “chung chung” cho nước đồng minh là TQ của VNDCCH khi cùng chung chiến hào đánh Mỹ, Ngụy vào thời điểm 1958 dễ làm cho người dân thất vọng. Công hàm ra đời vì lúc đó chờ đợi hai năm chờ tuyển cử nhưng cả hai phía VNCH và VNDCCH đều đổ lỗi cho nhau là lờ đi việc Tổng tuyển cử và chính quyền Miền Bắc do vậy cần viện trợ của Trung Quốc để đổ quân vào miền Nam nhằm thống nhất đất nước Việt Nam bằng vũ lực nên đành phải lấy lòng TQ một cách thiển cận. Công hàm do Thủ tướng Phạm văn Đồng chắc là có sự đồng ý của Bộ Chính trị và ông Hồ Chí Minh vì không thể một mình ông Đồng chịu trách nhiệm do nguyên tắc tập thể lãnh đạo của đảng CSVN lúc bấy giờ. Do vậy về mặt đối nội, giải thích thế nào cũng làm cho đảng CSVN ngày nay mất đi hình ảnh tốt đẹp mà họ đã xây dựng trong hàng chục năm qua. Người dân trong nước thì “ngậm đắng nuốt cay” mà than thở hay lên án là công hàm đã được giới lãnh đạo ở Bắc Việt do “không nhìn xa trông rộng” tưởng rằng Công hàm PVĐ 1958 chỉ ủng hộ chung chung nhưng nào ngờ bị ông bạn vàng TQ diễn dịch công hàm coi như là một sự công nhận cho ông bạn vàng rằng HS, TS đã thuộc về TQ từ khi đó. Cho nên nay không thể nói ngược được vì nguyên tắc Estoppel được dùng trong quốc tế công pháp. Các học giả TQ đã dùng nguyên tắc Estoppel này để lập luận buộc VN không được giải thích khác với những gì mà VN đã xác nhận qua Công hàm PVĐ 1958. Còn về đối ngoại giải thích khác đi đối với cộng đồng người Việt hải ngoại là điều dễ được thông cảm dù rằng họ cũng cay đắng phê phán Công hàm PVĐ 1958 là công hàm “hại cho đất nước”, mà hậu quả là TQ hiện nay đang rêu rao với dư luận quốc tế,diễn dịch sai lạc nội dung và tinh thần của công hàm đó rằng VN đã công nhận chủ quyền TS,HS là của Trung quốc. Còn dư luận quốc tế dù có thiện cảm với VN và biết là TQ đang ngụy biện để cướp đảo của VN nhưng do TQ là nước lớn, quốc gia của họ đang có làm ăn kinh doanh lớn với TQ nên họ cũng chẳng muốn động chạm gì với TQ mà căng mắt chờ cuộc đấu của hai nước cùng ý thức hệ là bạn vàng, đồng minh của nhau trong hàng chục năm qua.
Lập luận nêu trên đã bị học giả nghiên cứu độc lập về biển Đông, ông Trương Nhân Tuấn, đả kích vì như thế VN sẽ “sa lầy “trong việc kiện TQ nếu dùng các” luận cứ của cuộc họp báo 23/5”. Ông tóm tắt và đề xuất trong thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng là hãy nhanh chóng nói ngược lại các luận điểm nguy hiểm của VN đã trình bày trong cuộc họp báo ngày 23/5- nguy hiểm như thế nào thì như đã phân tách trong phần đầu bài viết này. Ông đề xuất rằng chỉ cần tuyên bố “Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị”.
Lập luận của ông Trương Nhân Tuấn là ĐÚNG nhưng không ĐỦ thuyết phục dư luận và nó sẽ vấp phải nguyên tắc Estoppel mà các học giả TQ đang dùng để buộc VN không thể nói ngược được. Do vậy không nên nói rằng Công hàm PVĐ1958 là khúc xương mà VN phải nuốt trọn do “bút sa gà chết”mà phải lý giải thật tỏ tường như sau.
Các việc cần phải làm để vô hiệu hòa công hàm Phạm Văn Ðồng 1958:
1.Về mặt nội dung, một công hàm mà Chính phủ CHXHCNVN phải chuẩn bị cần có nội dung như sau :
Cần xác định rõ ràng là vào thời điểm 1958, sau Hiệp định Geneve thì trong Hiệp định nêu rõ VN là một nước thống nhất nhưng phải chia cắt làm hai và trở thành hai thực thể chính trị nhưng không phải là hai quốc gia theo đúng nghĩa, phải là thành viên được LHQ công nhận – do không quốc gia nào là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền ở Miền Bắc xưng là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn miền Nam cũng có chính quyền là Việt Nam Cộng Hòa. Sau 2 năm chờ thống nhất không được tổ chức nên hai nước tổ chức bộ máy chính quyền như hai đất nước, mỗi bên có những quan hệ với các quốc gia khác và quan hệ đồng minh với Trung Quốc của VNDCCH là điều ai cũng biết. Việc mỗi nước nhận là đại diện cho dân tộc Việt Nam hay Đất nước VN là điều mà mội bên đã làm nhưng riêng đối với vấn đề lãnh thổ thì sự toàn vẹn và thống nhất là vấn đề cốt lõi mà ý chí của một bên đơn phương làm việc gì với một nước thứ ba không thể nào làm tổn hại, ngược lại nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.Do vậy Công hàm PVĐ 1958 công nhận ý đồ của Trung Quốc về lãnh thổ tiếp theo tuyên bố của Thủ tướng Chu ân Lai đã làm phương hại đến lợi ích của nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ của VN” đã được ghi trong Hiệp Định Geneve 1954 mà Trung Quốc là một bên đã ký. Do vậy vấn đề là chính phủ VNCH có biết là Hà nội đã gửi công hàm đó cho Trung cộng hay không? Và nếu biết có phản đối Hà nội hay không? Về điều này thì chính phủ của VNCH vào thời điểm năm 1958 hoàn toàn không được biết nên không thể lên tiếng phủ định Công hàm PVĐ 1958. Nhưng vào năm 1974, khi xảy ra việc dựa vào Công hàm PVĐ 1958, và việc Trung Cộng bắt tay với Hoa Kỳ, nên Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (xin nhấn mạnh là xâm chiếm Hoàng Sa của nước Việt Nam chứ không phải chỉ là của VNCH) thì chính quyền VNCH, qua tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19/01/1974 đã nêu rõ như sau:
”Nghĩa vụ cao cả của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Chính phủ VNCH cương quyết làm tròn nghĩa vụ ấy, bất luận gặp phải những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp sự phản đối không căn cứ dầu xuất phát ở đâu. Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy chính phủ và nhân dân nước VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình. Trong dịp này, chính phủ VNCH cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của VNCH trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bãi biển Trung phần và bãi biển Nam phần Việt Nam từ trước tới nay vẫn được coi là phần lãnh thổ của VNCH căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tế không thể chối cãi được. Trung thành với chính sách hòa bình cố hữu của mình, chính phủ VNCH sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của VNCH trên những phần đất ấy.(tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH đã được báo Thanh Niên đăng trang trọng tại trang nhất ngày 09/01/2014).
Như vậy dù có chậm trễ, đối với vấn đề lãnh thổ biên cương hải đảo của nước VN, Chính quyền nước VNCH đã thể hiện ý chí hoàn toàn khác với Công hàm PVĐ 1958 và điều đó đã mặc nhiên phủ định Công hàm PVĐ 1958 ngay từ thời điểm năm 1974 khi Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do VNCH cai quản.
Chính phủ VN ngày hôm nay có thể lý giải với dư luận rằng: Do chờ đợi sau hai năm không có tổng tuyển cử nên Hà Nội đã có công hàm gửi TQ, lúc đó cũng là đất nước bị chia cắt chưa thống nhất vì lúc đó Trung Hoa Dân Quốc (Đài loan) là đại diện cho nước Trung Quốc, là một trong 5 thành viên trong Hội đồng Bảo an LHQ. Do hoàn cảnh khách quan vào năm 1958, Hoa kỳ và Đài Loan và Trung quốc xung đột ở biển đảo, do Trung quốc và VN là hai nước đồng minh nên việc tuyên bố có lợi cho “nước bạn” về vấn đề hải phận của TQ là điều mà Công hàm PVĐ 1958 đã làm. Nhưng công hàm này không thể có hiệu lực pháp lý vì một phần đất đai và lãnh thổ của một đất nước được giao cho một nước khác không thể thể hiện trong một công hàm được vì căn cứ theo Quốc tế Công pháp nói một cách tổng quát, việc chuyển giao một phần lãnh thổ của một quốc gia cho một quốc gia không thể thể hiện chỉ qua một công hàm ngắn gọn mà phải là là dưới một hình thức hiệp định để có thể chuyển giao một phần đất đai cho nước ngoài được; sau đó hiệp định này còn phải được hai nước phê chuẩn theo đúng Hiến pháp của hai nước. Do vậy giá trị pháp lý của công hàm không phải là hiệp định nên phía TQ không thể tùy tiện giải thích Công hàm PVĐ 1958 giữa hai quốc gia theo cách thô thiển mà họ ong muốn. Hơn nữa CHXHCNVN đã liên tục ra nhiều tuyên bố tuyên cáo với quốc dân đổng bào và cho toàn thế giới biết sau năm 1975 là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là phần đất đai, thuộc nước CHXHCNVN.
2. Về mặt hình thức, do Công hàm PVĐ 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai nên nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần phải gửi cho người đồng cấp là Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc một công hàm để phủ định Công hàm PVĐ 1958 với cách giải thích nêu trên để nói rõ cho Trung Quốc biết họ không thể giải thích công hàm đó một cách tùy tiện và đã gây ra rất nhiều trở ngại trong quan hệ hai nước mà cao điểm là hành vi đặt giàn khoan vừa qua trong lãnh hải của nước Việt Nam ảnh hưởng đến an ninh hàng hải quốc tế tại Biển Đông.
Với việc nêu rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam qua đề xuất nói trên sẽ làm cho lập trường của VN trở nên minh bạch và sáng ngời. Dư luận và người dân trong nước sẽ không còn áy náy và hồ nghi gì về Công hàm PVĐ 1958 do ra đời trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan đặc biệt như đã giải thích. Còn giá trị pháp lý của Công hàm PVĐ 1958 sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn do đã không được phía VNCH biểu thị ý chí vào năm 1958. Ý chí đó đã được thể hiện rất rõ nét trong trận chiến năm 1974 và chính quyền VNCH cũng như nhân dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, phản đối hành động của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc, yêu cầu các quốc gia đồng minh đưa vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc.
Không còn chần chừ gì nữa chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần nhanh chóng thực hiện các việc trên trước khi đưa vấn đề giàn khoan của TQ xâm lấn vào thềm lục địa của nước VN ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment