VIDEO
:
Phạm
Lê Vương Các trước chuyến đi UPR (19/6/2014) - Sleepless for
VietNam
Trịnh
Hữu Long trước chuyến đi UPR (19/6/2014)
Trịnh
Hữu Long & Phạm Lê Vương Các trong chuyến đi tham dự UPR của Việt Nam
(19-20/6/2014) - Sleepless for
VietNam
Geneva, 19/6/2014 – Bốn nhà hoạt động dân sự gồm Nguyễn
Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long đã
tới Geneva (Thụy Sĩ) ngày 19/6, bắt đầu chiến dịch vận động nhân quyền kéo dài
hai tuần tại châu Âu. Một trong những sự kiện quan trọng của chiến dịch lần này
là phiên họp thông qua báo cáo về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam
diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC) vào chiều ngày 20/6, giờ địa
phương.
Phái đoàn lần này đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân
sự trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Đây đều là các tổ chức hoạt động hoàn toàn độc lập với chính quyền và thường
xuyên bị chính quyền sách nhiễu.
Theo lịch làm việc của HRC, phiên họp UPR của Việt
Nam sẽ kéo dài một giờ trong khoảng thời gian từ 15-18:00 giờ, giờ Geneva, tức
là từ 20-23:00 giờ Việt Nam. Đây được cho là sự kiện khép lại một quy trình kiểm
điểm về nhân quyền theo cơ chế UPR của Liên hợp quốc. Quy trình này bắt đầu từ
phiên điều trần về UPR ngày 5/2 khi Việt Nam trình bày trước HRC về việc thực
thi các khuyến nghị UPR chu kỳ 1 (2009-2013), lắng nghe bình luận của các quốc
gia thành viên LHQ và tiếp nhận các khuyến nghị mới cho chu kỳ 2 (2014-2018). Tại
phiên họp ngày 20/6 này, chính phủ Việt Nam sẽ phải trả lời trước HRC về việc họ
đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị của hơn 100 quốc
gia thành viên.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, “ở lần kiểm điểm đầu
tiên tháng vào năm 2009, chính phủ Việt Nam chỉ đồng ý 96 trên tổng số 123 khuyến
nghị của các nước, trong đó hầu hết là các khuyến nghị chung chung, khó đánh
giá. Họ từ chối các khuyến nghị liên quan đến việc trả tự do cho tù nhân chính
trị, tư nhân hóa báo chí và sửa đổi hệ thống pháp luật. Điều đó thể hiện mức độ
cam kết rất là thấp”.
Đặt phiên họp lần này trong bối cảnh mối quan hệ giữa
Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xấu đi, blogger Phạm Lê Vương Các cho rằng,
“phản ứng của Việt Nam tại phiên họp này sẽ cho chúng ta thấy sự uy hiếp từ
Trung Quốc tác động như thế nào đến tiến trình dân chủ hóa và sự tôn trọng nhân
quyền ở Việt Nam. Nói cách khác, chỉ cần theo dõi các khuyến nghị UPR mà Việt Nam
đồng ý hay từ chối, chúng ta có thể đo lường được tác động của cuộc khủng hoảng
trên Biển Đông hiện nay”.
Phái đoàn lần này dự kiến sẽ dừng chân tại bốn nước
châu Âu gồm Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan và Cộng hòa Séc để gặp gỡ với các cơ quan Liên
hợp quốc, các cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cũng như một số quốc
gia và các tổ chức quốc tế. Nguyễn Thị Vy Hạnh, một luật sư nhân quyền người Mỹ
gốc Việt, đánh giá cao tầm quan trọng của các cơ chế nhân quyền quốc tế và cho
rằng “vận động quốc tế là phần việc mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể
làm rất tốt để hỗ trợ các hội nhóm dân sự và người dân trong nước trong công cuộc
đấu tranh vì quyền con người”.
Luật gia Trịnh Hữu Long, người đã tham dự phiên điều
trần UPR của Việt Nam ngày 5/2, cho biết: “Bất chấp mọi phản ứng của chính phủ
Việt Nam tại phiên họp UPR lần này, chúng tôi vẫn tiếp tục thúc giục và kêu gọi
cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt trong và ngoài nước nỗ lực hơn nữa, thực
hiện những công việc cụ thể hơn nữa để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt
Nam. Đó là một quá trình lâu dài, cam kết nhất thời của chính phủ, nếu có, cũng
hoàn toàn không đủ”./.
***
Các
tổ chức tham gia chiến dịch:
Diễn đàn Xã hội Dân sự
Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam
Hội Anh em Dân chủ
Hội Bầu bí tương thân
No-U FC Hà Nội
No-U FC Sài Gòn
Phật giáo Hòa Hảo Miền Tây (Nam Việt Nam)
Phong trào Con đường Việt Nam
VOICE.
Mọi
chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Thị Vy Hạnh
Điện
thoại: (+41) 76 660 8623 hoặc email vietnamupr@gmail.com
.
------------------------------------
No comments:
Post a Comment