Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-05
2013-03-05
Hội
đồng Giám Mục Việt Nam, lãnh đạo tinh thần của chừng 6 triệu tín hữu Công giáo
tại Việt Nam, hồi đầu tháng 3 vừa qua gửi đến Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 một thư với những đề nghị của hội đồng này.
Phản
ứng của nguời Công Giáo tại Việt Nam ra sao trước thư góp ý đó? Gia Minh trình
bày với ý kiến của phía thành phần dân Chúa và tu sĩ Công giáo.
Đồng thuận với lãnh
đạo tinh thần
Thư
góp ý sửa đổi hiến pháp năm 1992 do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu ra có ba mục
chính và những đề nghị cụ thể cho những mục đó. Trước hết, các vị chủ chăn của Giáo hội Công giáo Việt Nam đề cập đến
vấn đề quyền con người. Nhận định về quyền con người Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam nêu rõ ‘quyền con người là những
quyền gắn với phẩm giá con nguời, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm
phạm, bất khả nhuợng’. ‘Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm
quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi
quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện’ Hội đồng giám
mục Việt Nam đề nghị ‘Hiến pháp cần phải
xác định rõ mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền’. ‘Mọi nguời
đều có quyền sống. Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác từ khi
thành thai đến khi chết’. Hiến pháp phải nêu rõ quyền tự do ngôn luận và
quyền tự do tôn giáo. ‘Không tôn giáo nào
hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam’
Về vấn đề quyền làm
chủ của nhân dân, các vị lãnh đạo tinh thần giáo hội Công giáo Việt Nam, nhận
định rằng
‘…chủ thể của quyền bính chính trị phải
chính nhân dân xét như một tòan thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành
quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện
cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái
nào’. Theo đó, Hội đồng Giám mục Việt Nam đề nghị ‘để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và
không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị
nào (x. điều 4), vì chủ thể của quyền
bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những
người mà họ tín nhiệm qua việc bầu chọn’.
Điểm thứ ba trong
thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam là việc thi hành quyền bính chính trị. ‘Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho
nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để
những quyền bính này được thi hành một cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc
lập chính đáng của mỗi bên và vì công ích của tòan xã hội’. Hội đồng Giám
mục Việt Nam đề nghị ‘Phải vượt qua sự
bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ
đảng phái nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là ‘cơ quan quyền lực Nhà
Nước cao nhất do dân bầu ra, và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không
phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào’.
Những
nhận định và đề nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam cho việc sửa đổi dự thảo
hiến pháp năm 1992 được những thành phần dân Chúa đồng thuận.
Cụ thể như trình bày
của ông Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân Công giáo tại Hà Nội:
“Theo tôi nhận định thì Bản Nhận định và Góp ý
của Hội Đồng Giám mục Việt Nam lần này đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
là một bản văn đã đúc kết được nguyện vọng của những người giáo dân như chúng
tôi. Và không chỉ của những giáo dân mà còn của các công dân Việt Nam, đã nói
lên được tâm tư, nguyện vọng của họ và nhận định của Hội đồng Giám Mục Việt Nam
hết sức chính xác và súc tích, và có lẽ đây là văn bản mà tôi cho rất có giá
trị và rất đúng trong thời điểm hiện nay.”
Linh Mục Antôn Lê
Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, cũng có ý kiến hoan nghênh những nhận định
và kiến nghị của Hội Đồng Giám mục Việt Nam như sau:
“Những
điểm góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam thay mặt cộng đồng dân Chúa Công giáo
tại Việt Nam là những góp ý rất sắc bén và rất cần thiết. Có thể tóm tắt góp ý
đó bằng 5 điểm. Điểm thứ nhất đề cập đến vấn đề quyền con người và sự sống của
con người là bất khoan nhượng, phải bảo vệ đến cùng, và sự sống con người được
các ngài xác định lại từ khi thụ thai là sự sống con người.
Điểm
thứ hai các ngài nêu ra mà tôi cho là quan trọng và không những được người Công
giáo đồng tình mà cả xã hội đồng tình: đó là vấn đề Nhà Nước nói có tự do ngôn
luận - điều 26 trong dự thảo, có quyền sáng tạo văn học nghệ thuật - điều 43,
và có tự do tín ngưỡng ở điều 25; trong khi đó dự thảo ghi rằng Đảng Cộng sản
lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ thuyết Mác-Lênin và chủ thuyết Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng. Điều đó trở nên phi lý và làm cho ba điều, 26, 25 và 43
không thể thực hiện được, bởi vì chỉ cần một người nào đó phát biểu hoặc sáng
tạo nghệ thuật đi ngược hay đi ra khỏi phạm vi nền tảng tư tưởng Mác- Lênin thì
có thể bị coi là phản động.
Rồi
quan điểm học thuyết Mác-Lênin coi tôn giáo là thuốc phiện, không phải là một
nhu cầu có thực của con người là nhu cầu của giai cấp thống trị, giai cấp lãnh
đạo dùng để khuyến dụ giai cấp công nhân, nông dân mà thôi. Nên với điều 4 như
vậy thì chắc chắn ba điều kia không thể thực hiện được Nhận xét của các ngài,
tuy không nói ra ‘bỏ điều 4’, nhưng điều đó có nghĩa nếu muốn một đất nước duy
trì được quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do sáng tạo nghệ
thuật thì điều 4 phải được xem xét lại một cách nghiêm túc.
Và
điểm mà các ngài đưa ra trong văn bản năm 2008 về ba nhận định của Hội đồng
Giám mục mà các ngài nhắc lại là vấn đề tư hữu đất đai phải được xác định rõ
ràng, và đó là quyền của người dân và nó được diễn tả như cuộc sống vậy. Rồi
điểm được đề nghị là việc bầu cử: các ngài nói rất rõ mỗi người dân có quyền
chính trị của họ và họ có thể trao cho ai mà họ tin tưởng dù người đó thuộc
đảng phái nào hay không thuộc đảng phái nào. Tức một cách gián tiếp các ngài
cũng nói đến một tình trạng phải có đa đảng trong một quốc gia thì mới có thể
phát triển được.
Tôi
nghĩ với tư cách một giáo dân, một công dân và một linh mục, đó là những điểm
có tính định hướng không chỉ như là góp ý cho một bản dự thảo hiến pháp của Nhà
nước đang đề xuất cho nhân dân góp ý mà là định hướng cho giáo dân biết rằng
sống trong một xã hội hiện nay thì phải hướng đến điều đó mới có thể sống được
Phúc Âm.”
Dù
những vị lãnh đạo thuộc Đảng Cộng sản và quốc hội Việt Nam có những đánh giá
khiến nhiều người dân bất bình, ông Nguyễn Hữu Vinh và LM Lê Ngọc Thanh vừa
rồi, hai người này đều cho rằng đợt góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp hiện nay
với những nhận định và đề nghị như của Hội đồng Giám mục Việt Nam, kiến nghị
của 72 nhân sĩ trí thức… là tín hiệu tốt cho tình hình đất nước.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment