4-3-2013
Phóng viên Quốc Phương (BBC) có bài “Góp ý hiến pháp: hơn một sự
ngộ nhận”, đó là bài phỏng vấn Bác sỹ Phạm Hồng Sơn (một
nhân vật bất đồng chính kiến đã từng bị chính quyền cộng sản VN tuyên án 5 năm
tù vào năm 2003) đã khiến mình không thể đồng tình.
Điều rõ ràng là, Phạm Hồng Sơn đã lấy tinh
thần “thượng tôn pháp luật” (rule of law) làm căn cứ giải thích các lập
luận khác của ông. Tuy nhiên, Phạm Hồng Sơn đã có sự nhầm lẫn rất tai hại về ý
nghĩa của “thượng tôn pháp luật”, đồng thời ông lại dùng sự nhầm lẫn đó
để phủ nhận nỗ lực đóng góp ý kiến sửa Hiến pháp 1992 do nhóm 72 nhân sĩ trí
thức khởi xướng.
Như đã biết, ý nghĩa của “thượng tôn
pháp luật” được cả thế giới xem như một nguyên tắc khái quát để quản trị xã
hội, xem nó như mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, chứ tuyệt đối không
phải là “phương tiện” để tạo ra xã hội dân chủ, như cách hiểu của Phạm Hồng
Sơn.
Trước hết, “thượng tôn pháp luật” là
một nguyên tắc cho quản lý xã hội, nguyên tắc ấy nhấn mạnh vào việc đề ra các
điều luật để điều chỉnh hành vi con người trong xã hội, thay vì thực hiện các
phán xét bằng mệnh lệnh của các cá nhân có quyền. Nhờ đó, một người có trí tuệ
trung bình cũng dễ dàng hành xử theo pháp luật, và những câu chuyện kiểu như “gà
nhà tôi đẻ trứng sang vườn nhà hàng xóm” thì không nhất thiết phải nhờ
quan mới phân xử được.
Đồng thời, “thượng tôn pháp luật”
cũng là định hướng – mục tiêu để xây dựng một xã hội công bằng, nhưng bản thân
nó không phải là “phương tiện”. Nên nhớ rằng, hiến pháp và các chế tài pháp
luật chỉ là “phương tiện” để đảm bảo cho cái nguyên tắc – định hướng – mục tiêu
“thượng tôn pháp luật” trở thành hiện thực mà thôi.
Nếu chúng ta coi “thượng tôn pháp luật”
là “phương tiện” thì đó là sự nhầm lẫn rất lớn giữa nguyên tắc – định hướng –
mục tiêu (thượng tôn pháp luật) với phương tiện để đạt được mục tiêu đó (tức là
hệ thống các quy định pháp luật). Sự nhầm lẫn này đã khiến cho toàn bộ bài trả
lời của Phạm Hồng Sơn rất lủng củng và tự tạo ra mâu thuẫn.
Ví dụ: Thực tế xảy ra rất nhiều hành vi của
các cơ quan công quyền là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều
hành vi của cả dân chúng và các cơ quan công quyền làm theo quy định pháp luật,
đó cũng là một thực tế, mà nhờ nó xã hội ổn định hơn. Vì vậy, nếu chỉ vì thực
tế tồn tại nhiều hành vi coi thường pháp luật mà chúng ta “không thèm” nỗ lực
xây dựng nó (góp ý sửa hiến pháp chẳng hạn), thì đó là thái độ cực đoan, thiếu
xây dựng. Thái độ cực đoan đó, chẳng phải đã mâu thuẫn với mong muốn “thượng
tôn pháp luật” sao? Và, nếu không có hệ thống pháp luật thì “thượng tôn pháp
luật” là thượng tôn ai, thượng tôn cái gì?…
Có điều khá đặc biệt là, sau một thời gian
dài chẳng thấy lên tiếng, đột nhiên vào ngày 02/3/2013 lại thấy Bác sỹ Phạm
Hồng Sơn lên tiếng về việc các nhân sỹ trí thức góp ý sửa đổi hiến pháp 1992.
Tuy nhiên, ý kiến của Phạm Hồng Sơn lại không mang bất kỳ giá trị lý thuyết và
thực tế nào, thậm chí nhằm phủ nhận mọi nỗ lực của các nhân sỹ trí thức, muốn
gieo rắc một đám mây u ám lên đầu những người chung tay góp tiếng nói đòi hỏi
một Hiến pháp dân chủ.
Ông nói “Theo tôi, một cách thẳng
thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền
Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng“
Tuy nhiên, liệu có ai phủ nhận một thực tế
của gần 10 ngàn chữ ký công khai phản đối một số
điều, công khai yêu cầu sửa đổi một số điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992? Những yêu cầu mà trước đây, chính quyền đã từng bắt giam những cá nhân
nào công khai nói như vậy. Điều đó chẳng phải là đã có “tiến bộ”, chẳng phải là
việc nên làm sao?
Cần nhấn mạnh lần nữa, nếu một xã hội thiếu
vắng các quy định pháp luật thì “thượng tôn pháp luật” không thể biết
thượng tôn ai, thượng tôn cái gì.
Một người có khả năng trả lời câu hỏi ấy,
họ nhất định không phủ nhận những nỗ lực góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Đó là
hành động thiết thực nhất để tạo ra cái để chúng ta “thượng tôn” nó. Kết quả
tối thiểu nhất cũng làm rõ bộ mặt phản dân chủ của Đảng cộng sản VN.
Thật vậy, do nhận thức sai ý nghĩa của tinh
thần “thượng tôn pháp luật”, và coi tinh thần ấy là “phương tiện” để xây
dựng xã hội dân chủ, thay vì – đáng ra phải coi nó là nguyên tắc – định hướng –
mục tiêu để xây dựng một xã hội dân chủ. Bác sỹ Phạm Hồng Sơn đã phạm phải
những sai sót rất nghiêm trọng, cực đoan và tự mâu thuẫn với cái gọi là “thượng
tôn pháp luật” mà bản thân ông ‘mong muốn’? do chính ông sử dụng để lý
giải những lập luận của mình.
Sự “đột ngột” đưa ra ý kiến vào thời điểm
có hàng ngàn người đang mong muốn bày tỏ yêu cầu cải thiện dân chủ (việc này ít
nhất cũng làm rõ bộ mặt phản dân chủ của chính quyền) đã khiến người viết này
nghi ngờ về “động cơ đích thực” khiến Phạm Hồng Sơn phát biếu như thế:
- Có phải Phạm Hồng Sơn đã chót dại “ăn
kẹo” của Ban tuyên giáo TW?
- Có phải những phong trào dân chủ đang
diễn ra “chẳng thèm đếm xia, ghi nhận” những nỗ lực trong quá khứ của ông, và
khiến ông bị ra rìa?
- Có phải ông muốn mình “nổi tiếng”?
- …
Nếu có câu trả lời cho tất cả những câu hỏi
vừa nêu, thì, chắc chắn nó không thể là mong muốn thực chất-chính đáng-mang
tình yêu con người … để xây dựng xã hội dân chủ đích thực./.
04/3/2013
ncphuong sưu tầm và trích lược theo BBC.
ncphuong sưu tầm và trích lược theo BBC.
Trung Kiên says:
Trích bài chủ:…”Ông nói “Theo tôi, một
cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với
chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết
sức ảo tưởng“.
Thiển nghĩ, với lời nói trên đây của BS
Phạm Hồng Sơn, không phải ông coi thường hay phủ nhận nỗ lực của những người
đang đấu tranh và vận động sửa đổi một số điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992, nhất là bỏ điều 4 Hiến Pháp…
…mà vì ông (PHS) không còn chút tin tưởng
nào vào thiện chí của nhà cầm quyền csvn là những người “không bao giờ thượng
tôn pháp luật”.
Một khi nhà cầm quyền đã không có thiện chí
và không tôn trọng luật pháp, thì cho dù nhân dân có góp ý với họ cũng chỉ bằng
thừa, là vô ích!
Theo tôi hiểu, bác sĩ PHS đã nhấn mạnh
nhiều lần câu “thượng tôn Pháp luật” là để nhắm vào nhà cầm quyền csvn, chớ
không phải với những người đang đấu tranh cho dân chủ!
Blog NC Phương viết;
“- Có phải Phạm Hồng Sơn đã chót dại “ăn
kẹo” của Ban tuyên giáo TW?
- Có phải những phong trào dân chủ đang diễn ra “chẳng thèm đếm xia, ghi nhận” những nỗ lực trong quá khứ của ông, và khiến ông bị ra rìa?
- Có phải ông muốn mình “nổi tiếng”?
- Có phải những phong trào dân chủ đang diễn ra “chẳng thèm đếm xia, ghi nhận” những nỗ lực trong quá khứ của ông, và khiến ông bị ra rìa?
- Có phải ông muốn mình “nổi tiếng”?
Ngoại trừ trường hợp “Blog NC Phương” đã có
bằng chứng khi viết những điều trên đây đối với BS Phạm Hồng Sơn…(?)
Nếu không, thì những câu hỏi trên đây đầy
tính mỉa mai, xiên xỏ và đả kích BS Phạm Hồng Sơn một cách nặng nề, rõ ràng
không có lợi ích gì, và cũng chẳng mang tính xây xựng trong thời điểm hiện
nay!!!
Mong rằng lời thật không mất lòng…
ncphuong: Thưa bạn Trung Kiên,
Chính tôi đã từng viết “người viết này sẵn sàng giết chết hơn 3 triệu Đảng viên mà không hề run tay”. Đó là cảm tính, là tình cảm thật.
Nhưng nghĩ lại thì chưa làm được, chắc chắn không làm được và cũng không nên làm như thế, vì rất thiếu trí tuệ và không thực tế. Vậy, chúng ta (bạn và tôi) phải làm gì?
Chính tôi đã từng viết “người viết này sẵn sàng giết chết hơn 3 triệu Đảng viên mà không hề run tay”. Đó là cảm tính, là tình cảm thật.
Nhưng nghĩ lại thì chưa làm được, chắc chắn không làm được và cũng không nên làm như thế, vì rất thiếu trí tuệ và không thực tế. Vậy, chúng ta (bạn và tôi) phải làm gì?
Thưa bạn,
Chúng ta phải xây dựng lực lượng để tạo ra sự thay đổi. Để xây dựng lực lượng, chúng ta phải giác ngộ hiểu biết. Để giác ngộ hiểu biết thì việc tạo ra các phong trào là biện pháp hữu hiệu.
Bạn và cả Phạm Hồng Sơn nữa đã không biết rằng, chúng ta cần coi việc góp ý sửa hiến pháp là một “cơ hội” để toàn dân bày tỏ ý kiến, chứ không hẳn chỉ để tạo ra một hiến pháp dân chủ.
Chúng ta phải xây dựng lực lượng để tạo ra sự thay đổi. Để xây dựng lực lượng, chúng ta phải giác ngộ hiểu biết. Để giác ngộ hiểu biết thì việc tạo ra các phong trào là biện pháp hữu hiệu.
Bạn và cả Phạm Hồng Sơn nữa đã không biết rằng, chúng ta cần coi việc góp ý sửa hiến pháp là một “cơ hội” để toàn dân bày tỏ ý kiến, chứ không hẳn chỉ để tạo ra một hiến pháp dân chủ.
Tôi rất trách Phạm Hồng Sơn, vì khi Đảng CS
đang cuống cuồng lên vì có quá nhiều người cùng bày tỏ ý kiến: Bỏ Điều 4, Đa sở
hữu đất đai; Phi chính trị quân đội; Bỏ lý thuyết Marxist; Thực hiện đa nguyên
chính trị… thì Sơn lại phang một bài đánh đồng việc bày tỏ ý kiến, việc góp ý
sửa hiến pháp là vô nghĩa. Trong khi lại không đưa ra được kế hoạch gì có
nghĩa.
Tôi phê phán kịch liệt Sơn vì anh ta từng
là người bất đồng chính kiến. Vì vậy, anh ta sẽ khiến nhiều người không muốn
tham gia các phong trào sửa hiến pháp (thực chất là bày tỏ ý kiến đòi hỏi dân
chủ), chứ bản thân Sơn hay nhà văn Phạm Thị Hoài mà là người Nhà nước thì đáng
gì đâu mà phê phán họ.
Những câu hỏi phần cuối bài viết của tớ có
chủ ý “đuổi cổ” Phạm Hồng Sơn về phe “lề phải”. Điều đó khiến những phát biểu
“phá đám” của Sơn sẽ ít tác động xấu tới phong trào. Còn xét về phương diện cá
nhân thì tớ không biết Sơn là ai, và đáng gì đâu để chửi, để chê, để phê phán…
Bản hiểu không?
Nói rất dài, vì vậy bạn gắng “trầm tư” thêm
chút nữa thì bạn sẽ hiểu tôi hơn. Tôi viết mấy lời dành cho Kiên nhưng cũng cho
mọi người. Cảm ơn ý kiến của bạn!
montaukmosquito says:
“thượng tôn pháp luật” nhưng không đặt ra
“pháp luật” nào là cách suy nghĩ của dư lợn viên . Pháp luật của Đức đưa người
Do Thái vào lò thiêu có nên “thượng tôn” không ? Pháp luật của Cách mạng Nga
đem treo cổ giới chủ đất có cần “thượng tôn” không ?
Một thứ pháp luật sai trái thì phải đấu
tranh phế bỏ nó, một chính quyền sai trái thì công dân có quyền phế truất nó,
chứ không phải đội nó lên đầu rồi bảo làm như vậy thì xã hội mới ổn định . Kiểu
mong mỏi như vậy chỉ có độc tài là vui mừng, và chỉ có thể coi đó là tiến bộ
nếu bản thân là một dư lợn viên . Chỉ hy vọng số tiền được trả đáng giá, nếu
làm không công thì hết nói .
Trên thế giới này vẫn còn những kẻ bào chữa
cho tội ác của phát xít, tác giả của bài này không nên làm cho chúng ta ngạc
nhiên . Chỉ ngạc nhiên về mức độ ngu xuẩn .
Dung says:
Em thấy bác Phạm Hồng Sơn nói có vẻ lý thuyết, chứ không
thực tế.
Nếu một xã hội có tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà không có luật thì làm sao mọi người hành xử giống nhau được (chỉ đơn cử như đi xe trên đường thôi).
Nếu một xã hội mà đã có đầy đủ “luật, là” rồi mà từ người dân đến chính quyền đều coi thường nó thì “luật, lá” cũng vô ích.
Vì vậy, theo em là ở chỗ độc tài ấy. Vì độc tài nên người ta không dám dùng luật để xử chính họ (như vụ đồng chí Ếch), không dám dùng luật để xử những người am hiểu luật (như vụ dùng 2 bao cao su đã qua sử dụng để bắt TS. CHH Vũ, vụ blogger Điếu Cày,…)
Nếu một xã hội có tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà không có luật thì làm sao mọi người hành xử giống nhau được (chỉ đơn cử như đi xe trên đường thôi).
Nếu một xã hội mà đã có đầy đủ “luật, là” rồi mà từ người dân đến chính quyền đều coi thường nó thì “luật, lá” cũng vô ích.
Vì vậy, theo em là ở chỗ độc tài ấy. Vì độc tài nên người ta không dám dùng luật để xử chính họ (như vụ đồng chí Ếch), không dám dùng luật để xử những người am hiểu luật (như vụ dùng 2 bao cao su đã qua sử dụng để bắt TS. CHH Vũ, vụ blogger Điếu Cày,…)
Trung Kiên says:
Chào bạn Dung
Thiển nghĩ, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đang nói
lên một thực tế!
Đó là Việt Nam có rất nhiều luật, một rừng
luật cơ đấy, nhưng nhà nước csvn “không thượng tôn pháp luật” mà chỉ thích xài
luật rừng!
Và cũng chính vì “luật rừng” của csvn nên
rất nhiều người bị oan trái như bạn viết:..”vụ dùng 2 bao cao su đã qua sử
dụng để bắt TS. CHH Vũ, vụ blogger Điếu Cày“…mà còn những dân oan như Bùi
Minh Hằng, Lê Anh Hùng,14 thanh niên công giáo yêu nước, và 21 người trong vụ
án Bia Sơn, và rất nhiều người khác nữa…
Tất cả cũng chỉ vì…nhà nước csvn “không
thượng tôn pháp luật”, mà chỉ xài luật rừng như những kẻ “rừng rú” của thời đồ
đểu…!
Vì vậy, lời nói của bác sĩ PHS đối với nhà
cầm quyền csvn rằng “Hãy thượng tôn Pháp luật” là điều rất cần thiết!
No comments:
Post a Comment