20.03.2013
“Tôi kết tội!” là
đầu đề nổi bật của một bài viết trên nhật báo Pháp L’Aurore (Bình Minh), ra
sáng ngày 13 tháng 1 năm 1898 ở Paris, của nhà văn kiêm nhà báo Emile Zola. Bài
báo dài 4.500 chữ, chiếm hoàn toàn trang nhất và phần lớn trang 2 của số báo
này.
Đã hơn một thế kỷ qua, bài báo này vẫn được truyền tụng như một dẫn chứng về sức mạnh xã hôị của một bài báo bênh vực hữu hiệu cho những kẻ bị đối xử oan ức, bất công, có thể đảo ngược một vụ án phi lý, giải oan cho một sỹ quan lương thiện bị kết tội tù chung thân, sau khi nhà báo Emile Zola bỏ công điều tra tỷ mỷ vụ việc và trình bày mạnh mẽ chính kiến ngay thật của mình trên mặt báo, buộc nhà nước phải xem xét nghiêm minh lại vụ án lớn này.
Tất cả các giáo trình đào tạo các nhà báo trẻ ở phương Tây đều lấy bài báo này làm một tài liệu học phụ sinh động về hiệu quả xã hội của nền báo chí dân chủ, đấu tranh cho công bằng xã hội, chống độc đoán và bất công, từ dó khẳng định sức mạnh của thông tin báo chí là quyền lực thứ tư của quốc gia.
Tóm tắt câu chuyện như sau: Vào năm 1894, viên sỹ quan pháo binh Pháp gốc Do Thái Alfred Dreyfus làm việc taị Bộ Tham mưu bị tố cáo phản bội tổ quốc, cung cấp bí mật quốc gia cho một tùy viên quân sự trong đại sứ quán Đức ở Paris. Alfred Dreyfus bị tòa án quân sự kết tội phản quốc, tuyên án tù chung thân, và đày đi L’Ile du Diable (Đảo Quỷ) tại Guyane thuộc Pháp.
Một bằng chứng để tòa kết tội là thẩm định chữ viết của anh ngoài bì thư gửi cho tòa đại sứ Đức. Trước tòa, anh một mực kêu oan. Em trai anh là Mathieu Dreyfus và vợ anh Lucie cũng một lòng kêu oan cho anh.
Trước khi bị đi đày, tại sân Trường Quân sự anh buộc phải chịu lễ tước quân hàm và tước vũ khí , thanh kiếm của anh bị bẻ gãy, tiêu biểu cho sự ô nhục của kẻ phản bội.
Hơn hai năm sau, năm 1887, Trung tá Georges Piquart, trưởng ban điều tra, nắm được chứng cứ xác minh kẻ phạm tội chính là Đại úy Walsin Esterhazy chứ không phải là Alfred Dreyfus. Nhưng vì sợ trách nhiệm, cả Bộ Quốc phòng, Bộ Tham mưu và toà án quân sự không muốn thay đổi kết luận vụ án, buông thả theo xu hướng chống Do Thái còn khá mạnh hồi ấy. Trung tá Georges Piquart bị điều sang Phi Châu xa xôi để giữ kín chuyện mới phát hiện. Các vị chức sắc còn dựng lên một phiên tòa quân sự chớp nhoáng để xét xử qua loa kẻ tội phạm thật sự là Đại úy Walsin Esterhazy và tuyên bố trắng án, tha bổng cho viên sỹ quan này vào ngày 11/1/1898.
Đã hơn một thế kỷ qua, bài báo này vẫn được truyền tụng như một dẫn chứng về sức mạnh xã hôị của một bài báo bênh vực hữu hiệu cho những kẻ bị đối xử oan ức, bất công, có thể đảo ngược một vụ án phi lý, giải oan cho một sỹ quan lương thiện bị kết tội tù chung thân, sau khi nhà báo Emile Zola bỏ công điều tra tỷ mỷ vụ việc và trình bày mạnh mẽ chính kiến ngay thật của mình trên mặt báo, buộc nhà nước phải xem xét nghiêm minh lại vụ án lớn này.
Tất cả các giáo trình đào tạo các nhà báo trẻ ở phương Tây đều lấy bài báo này làm một tài liệu học phụ sinh động về hiệu quả xã hội của nền báo chí dân chủ, đấu tranh cho công bằng xã hội, chống độc đoán và bất công, từ dó khẳng định sức mạnh của thông tin báo chí là quyền lực thứ tư của quốc gia.
Tóm tắt câu chuyện như sau: Vào năm 1894, viên sỹ quan pháo binh Pháp gốc Do Thái Alfred Dreyfus làm việc taị Bộ Tham mưu bị tố cáo phản bội tổ quốc, cung cấp bí mật quốc gia cho một tùy viên quân sự trong đại sứ quán Đức ở Paris. Alfred Dreyfus bị tòa án quân sự kết tội phản quốc, tuyên án tù chung thân, và đày đi L’Ile du Diable (Đảo Quỷ) tại Guyane thuộc Pháp.
Một bằng chứng để tòa kết tội là thẩm định chữ viết của anh ngoài bì thư gửi cho tòa đại sứ Đức. Trước tòa, anh một mực kêu oan. Em trai anh là Mathieu Dreyfus và vợ anh Lucie cũng một lòng kêu oan cho anh.
Trước khi bị đi đày, tại sân Trường Quân sự anh buộc phải chịu lễ tước quân hàm và tước vũ khí , thanh kiếm của anh bị bẻ gãy, tiêu biểu cho sự ô nhục của kẻ phản bội.
Hơn hai năm sau, năm 1887, Trung tá Georges Piquart, trưởng ban điều tra, nắm được chứng cứ xác minh kẻ phạm tội chính là Đại úy Walsin Esterhazy chứ không phải là Alfred Dreyfus. Nhưng vì sợ trách nhiệm, cả Bộ Quốc phòng, Bộ Tham mưu và toà án quân sự không muốn thay đổi kết luận vụ án, buông thả theo xu hướng chống Do Thái còn khá mạnh hồi ấy. Trung tá Georges Piquart bị điều sang Phi Châu xa xôi để giữ kín chuyện mới phát hiện. Các vị chức sắc còn dựng lên một phiên tòa quân sự chớp nhoáng để xét xử qua loa kẻ tội phạm thật sự là Đại úy Walsin Esterhazy và tuyên bố trắng án, tha bổng cho viên sỹ quan này vào ngày 11/1/1898.
Thư ngỏ 'Tôi kết tội' của nhà báo
Emile Zola gửi Tổng thống Félix Faure
Hai ngày sau, bài báo của Emile Zola xuất hiện, bán vèo 200 ngàn số một buổi sáng, một kỷ lục chưa từng có . Tít chỉ có 3 chữ, “Tôi kết tội!” - Thư ngỏ gửi Tổng thống Félix Faure -
gây ấn tượng mạnh. Nhưng không phải có kết quả ngay.
Thế lực quân đội còn mạnh. Họ phản kích, lu loa là bị vu cáo vô căn cứ, có lúc Emile Zola phải lánh sang London, Anh Quốc. Tháng 2/1898, họ mở tòa án xử nhà báo Emile Zola về tội vu khống, nhưng ngay sau đó, trưóc sự phẫn nộ của công luận, chính quyền đành phải lùi bước, đưa ra xét lại toàn vụ án bởi một tòa án dân sự tối cao vào tháng 6/1899, theo đúng yêu cầu của nhà báo.
Công bằng đựơc thực hiện, pháp luật được tôn trọng, người oan được phục hồi danh dự, tội phạm bị trừng phạt, sau 5 năm diễn biến phức tạp, do sự can thiệp của một nhà báo, công dân Emile Zola.
Sỹ quan công dân Alfred Dreyfus được tự do, được cứu khỏi chết thảm trong tù, được phục hồi danh dự khi vừa tròn 40 tuổi, đoàn tụ với cô vợ Lucie từng vận động hết mình cho ngày trở về của chồng.
Emile Zola viết bài báo này trong 2 ngày, khi ông 59 tuổi, điểm lại một cách trung thực toàn bộ diễn biến của vụ án, với lương tâm nghề nghiệp trong sáng, trên tinh thần công dân có trách nhiệm.
Ông viện dẫn bộ Luật về tự do báo chí 29/7/1881 để xác định nghĩa vụ và quyền hạn của người làm báo và viết báo. Ông truy cứu tỷ mỷ thận trọng bộ Luật hình sự để nhận định mỗi nhân vật liên quan đến vụ án và đến việc xử án, cuối cùng ông lên tiếng đanh thép kết tội 10 người có trách nhiệm trong việc xử án không công minh, từ Tướng Mercier, Tướng Boisdeffre và Tướng Gonse thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tham mưu, đến Tướng de Pellieux, Tư lệnh Rewary và Trung tá Paty de Clam khi tham gia xét xử, cho đến 3 chuyên viên Belhomme, Varinard và Couard khi giám định chữ viết của tội phạm.
Ông cũng kết tội 2 báo L’Éclair (Ánh chớp) và L’Echo de Paris (Tiếng vang Paris), đã cố tình thông tin sai lạc về vụ án. Cuối cùng ông kết tội gắt gao Hội dồng xử án của giới quân sự đã không ngang tầm trách nhiệm và yêu cầu vụ án phải được xét xử lại từ đầu bởi một tòa án dân sự có trách nhiệm và có trình độ cao.
Trong bài viết, Emile Zola đã chỉ rõ nền tư pháp độc lập xét xử công bằng mọi công dân chỉ chiếu theo luật, không theo chỉ thị của một cá nhân nào, là kết quả xương máu của biết bao chiến sỹ hy sinh cho nền cộng hòa, không cho phép ai tước đoạt. Để tạo thêm sức mạnh cho bài báo, bạn bè đồng nghiệp đã thu được 1.482 chữ ký dưới bài báo của ông để công bố và gửi cho Tổng thống Félix Faure. Việc này đã thúc đẩy công lý.
Mong rằng gần 20 ngàn đồng nghiệp trong làng báo Việt Nam có dịp đọc bài báo này để hiểu rõ thêm trách nhiệm công dân của người làm báo, trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của bạn đồng nghiệp Nguyễn Đắc Kiên vừa bị đuổi việc vì có ý kiến khác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Không ai có thể ngồi yên trước những chuyện phi lý, người vô tội bị bịt miệng, giam cầm, kẻ phạm tội chồng chất vẫn ung dung tung hoành trong tự do.
Thế lực quân đội còn mạnh. Họ phản kích, lu loa là bị vu cáo vô căn cứ, có lúc Emile Zola phải lánh sang London, Anh Quốc. Tháng 2/1898, họ mở tòa án xử nhà báo Emile Zola về tội vu khống, nhưng ngay sau đó, trưóc sự phẫn nộ của công luận, chính quyền đành phải lùi bước, đưa ra xét lại toàn vụ án bởi một tòa án dân sự tối cao vào tháng 6/1899, theo đúng yêu cầu của nhà báo.
Công bằng đựơc thực hiện, pháp luật được tôn trọng, người oan được phục hồi danh dự, tội phạm bị trừng phạt, sau 5 năm diễn biến phức tạp, do sự can thiệp của một nhà báo, công dân Emile Zola.
Sỹ quan công dân Alfred Dreyfus được tự do, được cứu khỏi chết thảm trong tù, được phục hồi danh dự khi vừa tròn 40 tuổi, đoàn tụ với cô vợ Lucie từng vận động hết mình cho ngày trở về của chồng.
Emile Zola viết bài báo này trong 2 ngày, khi ông 59 tuổi, điểm lại một cách trung thực toàn bộ diễn biến của vụ án, với lương tâm nghề nghiệp trong sáng, trên tinh thần công dân có trách nhiệm.
Ông viện dẫn bộ Luật về tự do báo chí 29/7/1881 để xác định nghĩa vụ và quyền hạn của người làm báo và viết báo. Ông truy cứu tỷ mỷ thận trọng bộ Luật hình sự để nhận định mỗi nhân vật liên quan đến vụ án và đến việc xử án, cuối cùng ông lên tiếng đanh thép kết tội 10 người có trách nhiệm trong việc xử án không công minh, từ Tướng Mercier, Tướng Boisdeffre và Tướng Gonse thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tham mưu, đến Tướng de Pellieux, Tư lệnh Rewary và Trung tá Paty de Clam khi tham gia xét xử, cho đến 3 chuyên viên Belhomme, Varinard và Couard khi giám định chữ viết của tội phạm.
Ông cũng kết tội 2 báo L’Éclair (Ánh chớp) và L’Echo de Paris (Tiếng vang Paris), đã cố tình thông tin sai lạc về vụ án. Cuối cùng ông kết tội gắt gao Hội dồng xử án của giới quân sự đã không ngang tầm trách nhiệm và yêu cầu vụ án phải được xét xử lại từ đầu bởi một tòa án dân sự có trách nhiệm và có trình độ cao.
Trong bài viết, Emile Zola đã chỉ rõ nền tư pháp độc lập xét xử công bằng mọi công dân chỉ chiếu theo luật, không theo chỉ thị của một cá nhân nào, là kết quả xương máu của biết bao chiến sỹ hy sinh cho nền cộng hòa, không cho phép ai tước đoạt. Để tạo thêm sức mạnh cho bài báo, bạn bè đồng nghiệp đã thu được 1.482 chữ ký dưới bài báo của ông để công bố và gửi cho Tổng thống Félix Faure. Việc này đã thúc đẩy công lý.
Mong rằng gần 20 ngàn đồng nghiệp trong làng báo Việt Nam có dịp đọc bài báo này để hiểu rõ thêm trách nhiệm công dân của người làm báo, trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của bạn đồng nghiệp Nguyễn Đắc Kiên vừa bị đuổi việc vì có ý kiến khác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Không ai có thể ngồi yên trước những chuyện phi lý, người vô tội bị bịt miệng, giam cầm, kẻ phạm tội chồng chất vẫn ung dung tung hoành trong tự do.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá
nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng
không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment