Wednesday,
March 20, 2013
Sau
38 năm nắm quyền cai trị cả đất nước, tất cả những luận điệu tuyên truyền lường
láo và bịp bợm của đảng cộng sản về chủ nghĩa cộng sản, về thiên đường XHCN đều
đã được phơi bày ra ánh sáng. Cả dân tộc Việt Nam từ các học giả, trí thức, sinh
viên học sinh cho đến giới thợ thuyền, nông dân và cả những người lao động tự
do, đều hiểu rõ bản chất của chế độ cộng sản, nhất là sau hàng loạt những chứng
cứ về con người thật của Hồ Chí Minh và những tội ác của đảng CSVN đối với đồng
bào Việt Nam được bạch hóa trên các phương tiện truyền thông, cũng như sau hàng
loạt các biểu hiện suy thoái đạo đức nghiêm trọng của các lãnh đạo đảng và nhà
nước cộng sản Việt Nam trong thời gian qua càng khiến cho người dân Việt Nam
cùng đi đến một quyết tâm phải giải thể chế độ cộng sản, để xây dựng một nhà
nước dân chủ pháp quyền, đa nguyên chính trị mới có thể khả dĩ chấn hưng được
giống nòi, quang phục được quê hương và tránh cho dân tộc được nỗi nhục vong
quốc, bởi những gì đã và đang diễn ra trên quê hương trong mối bang giao của
đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam với Trung cộng, cho thấy rằng Việt Nam đang
đứng thật gần trước một đại họa mất nước.
Để xoa dịu làn sóng phản kháng của dân chúng đối với nhà nước,
với chế độ, vào đầu tháng 01 vừa qua, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phát động
toàn dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của cái gọi là nhà nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam, với những hứa hẹn rằng “Để phát huy tinh thần dân chủ trong dân
thì Nhà nước kêu gọi theo khả năng và nhận thức của mình mà góp ý hiến pháp để
các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Không có vấn đề gì là cấm kỵ nhằm để cho dân
thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình. Đây là một điều mới và đáng phấn khởi.
Tôi thấy cử tri cũng rất phấn khởi và đồng tình.” Và
“Theo quan điểm của tôi thì
không quan ngại cái này vì tình hình Việt Nam bây giờ cũng rất khác với trước
đây. Bây giờ người ta muốn hòa hợp, đoàn kết dân tộc. Người dân được thể hiện
quan điểm chính kiến của mình để Đảng và Nhà nước biết được mà có những quyết
sách để phục vụ nhân dân tốt hơn chứ không có những phân biệt đối xử với những
ý kiến bất đồng hay nhạy cảm. Muốn như thế thì phải lắng nghe ý kiến của cử
tri, nhân dân. Ngay cả người dân đóng góp về điều 4 HP thì cũng rất tốt chứ
cũng không có cấm kỵ về điều đó”. (Sic) Nhưng thực tế đã
hoàn toàn không như những gì những quan chức của cộng sản đã nói, đã hứa hẹn
với dân chúng: Khi 72 nhân sỹ trí thức đệ trình bản góp ý đến Ủy Ban Sửa Đổi
Hiến Pháp 1992 của Quốc hội, người đứng đầu đảng CSVN là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú
Trọng đã cáo buộc những nhân sỹ, trí thức có tâm huyết với vận mệnh của đất
nước, của dân tộc, mà tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992, là thành
phần phản động, và đòi phải xử lý họ bằng những ngôn từ hết sức trịch thượng và
vô giáo dục rằng: “Vừa
rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Xem ai
có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính
trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương
tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu
kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý
những điều đó”. Rồi đến hôm 27 tháng 02 vừa qua, chủ tịch Quốc Hội, trưởng
ban chỉ đạo sửa đổi Hiến Pháp 1992, Nguyễn Sinh Hùng cũng lên tiếng cảnh cáo “không được chống phá Đảng, Nhà nước trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp”. Có
thể những người tham gia ký tên góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp với tiếng
nói khác tiếng nói của đảng, rồi sẽ bị trả thù bằng hình thức này hay hình thức
khác, và ít nhất hiện đã có một nhà báo bị buộc phải thôi việc tại một òa báo,
sau khi dám viết bài chỉ trích những phát ngôn quá bừa bãi của Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng.
Rồi gần đây nhất, ông Hoàng Chí Bảo, Giáo sư Tiến Sỹ Triết Học
Mác-Lê Nin, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cũng nặng lời mạt sát giới nhân
sỹ trí thức rằng: “… Quan
trọng là xuất phát từ động cơ chính trị, động cơ đạo đức gì, vì xây dựng, kiến
tạo hay phá hoại. Có hai nguyên nhân, một là do không hiểu biết, chưa đủ thông
tin hoặc do nhận thức chưa đầy đủ nên đưa ra những kiến nghị không chính xác.
Nhưng cũng không loại trừ sự phủ nhận một cách có ý thức.
Tuy
nhiên, Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận
vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện
vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc. Phương hại đến
quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ
Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định nó. Không những thế, Đảng còn có đầy đủ
phẩm chất đạo đức xứng đáng cho lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân
dân và lịch sử. Sự tồn tại của Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp”
(Sic)
Thực tế dưới chế độ cộng sản, tất cả những gì diễn ra trong đời
sống xã hội dân sự và chính trị của người dân Việt Nam là hoàn toàn trái ngược
với những phát ngôn của các lãnh tụ cộng sản, cũng như của ông Hoàng Chí Bảo,
bởi ý chí và nguyện vọng của nhân dân là được sống trong một xã hội thực sự tự
do, dân chủ, được thực hành trọn vẹn các quyền làm người, như các dân tộc ở các
nước tự do trên thế giới. Trong khi đó chính sách của đảng cộng sản là hạn chế
đến mức thấp nhất những quyền tự do, dân chủ của người dân, để đảng dễ dàng cai
trị. Mà không riêng ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia theo chế độ cộng sản,
mọi người dân đều tìm mọi cách để vượt tuyến, vượt biên đi tìm tự do, thì đừng
bao giờ mở mồm mở miệng để rêu rao rằng “Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ
nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí,
nguyện vọng của nhân dân”. Ý chí và nguyện vọng của nhân dân là
được sống trong một thể chế chính trị tự do, đa nguyên, đa đảng và phi cộng
sản. Ý chí và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp, giải thể chế
độ cộng sản và xóa bỏ mọi vai trò chính trị của đảng cộng sản trong xã hội Việt
Nam thì cớ gì những người cộng sản lại mạnh mồm tuyên bố rằng: “Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến
định nó. Không những thế, Đảng còn có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng cho
lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân dân và lịch sử. Sự tồn tại của
Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp” (Sic). Xin được thưa với
những người cộng sản rằng từ cải cách ruộng đất 1949-1956 đến Nhân Văn Giai
Phẩm 1956-1957, đến Mậu Thân 1969, đến quốc nhục 30 tháng 4 năm 1975, đến tù
cải tạo những sỹ quan hạ sỹ quan cùng thân hào nhân sỹ của Việt Nam Cộng Hòa
cho đến cải tạo công thương nghiệp ở Miền Nam đã khiến cho hơn 10.000.000 người
Việt Nam đã phải chết vì sự cai trị bạo tàn và trừng phạt của đảng cộng sản thì
sao lại dám nói rằng “Đảng
với nhân dân là thống nhất”?
Còn về cái gọi là Hiến Pháp Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam, cũng cần phải minh định lại: Bởi theo định nghĩa của Tự Điển Bách
Khoa Toàn Thư thì: “HIẾN
PHÁP là đạo luật CƠ BẢN nhất của một NHÀ NƯỚC, nó thể hiện ý chí và NGUYỆN VỌNG
của tuyệt đại đa số dân chúng tồn tại ở trong hoặc ngoài NHÀ NƯỚC ĐÓ, nhưng vẫn
là DÂN THUỘC NHÀ NƯỚC ĐÓ”.
Ấy thế mà trong tất cả các giai đoạn lịch sử của dân tộc dưới sự
cai trị của đảng và nhà nước cộng sản, tất cả đường lối chính sách của đảng và
nhà nước đều đi ngược lại với ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Cái gọi là
Hiến Pháp Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thực chất chỉ là những
quy định của đảng cầm quyền, thể hiện nguyện vọng và ý chí của giai cấp thống
trị, như là một công cụ để cai trị người dân, chứ chưa bao giờ thể hiện ý chí và NGUYỆN VỌNG của tuyệt
đại đa số dân chúng tồn tại ở trong hoặc ngoài NHÀ NƯỚC ĐÓ, nhưng vẫn là DÂN
THUỘC NHÀ NƯỚC ĐÓ thì không thể nào xem đó là Hiến Pháp được. Từ đó, có thể nhận
định rằng từ khi cướp chính quyền từ chính phủ Quốc Gia vào tháng 8 năm 1945
cho đến nay cộng sản Việt Nam chưa hề bao giờ có Hiến Pháp, mà chỉ có một cái
gì đó thôi và rằng nếu chế độ cộng sản vẫn còn tiếp tục tồn tại thì Việt Nam sẽ
không bao giờ có Hiến Pháp, bởi tất cả những đường lối và chính sách cai trị
của chế độ cộng sản không những không bao giờ thể hiện được ý chí và nguyện
vọng của đại đa số người dân, mà còn đi ngược lại với ý chí và nguyện vọng của
tuyệt đại đa số người dân nữa.
Rõ ràng khi người dân Việt Nam, khi các nhân sỹ trí thức hăng
hái tham gia góp ý dự thảo Hiến Pháp là họ đã thể hiện khát vọng của họ, ý chí
của họ nguyện vọng của họ về một bản Hiến Pháp hoàn chỉnh cho đất nước, để thay
thế cho “cái gì đó” mà từ trước đến nay đảng và nhà nước Việt Nam áp đặt cho đó
là Hiến Pháp. Mà một bản Hiến Pháp chỉ thực sự ra đời khi đất nước và con người
không còn đặt dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, khi đảng cộng sản không còn
vai trò cai trị đất nước, hoặc thậm chí là khi đảng cộng sản, chế độ cộng sản
bị giải thể hoàn toàn bởi đó chính là ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Nguyễn Thu Trâm, 8406
No comments:
Post a Comment