Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-10
2013-03-10
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bienhoa-so-army-cemtry-visit-by-us-consul-03102013143421.html
Hôm
7 tây vừa qua, tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, ông Lê Thanh Ân, đã cùng VAF
Vietnamese American Foundation đến viếng nghĩa trang quân đội Biên Hòa vốn đã
hoang phế lâu nay và luôn có sự lo ngại bị giải tỏa.
Trước
đó, ngày 1 tháng Ba, thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, chủ nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về
Người Việt Nước Ngoài, cũng đã đi với VEF đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên
Hòa.
Tái thiết Nghĩa Trang Biên Hòa
Vừa từ Việt Nam trở
lại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đạc Thành, người khởi xướng Sáng Hội Việt Mỹ VAF trình
bày với Thanh Trúc hai sự kiện ông cho là rất có ý nghĩa này.
Ô. Nguyễn Đạc Thành: Mặc dù đây không
phải là chính sách rõ ràng của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng chính phủ và Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ ủng hộ việc làm nhân đạo của Vietnamese
American Foundation và sự hiện diện của ông Tổng Lãnh Sự đã nói lên điều
đó. Với tính cách cá nhân thì ông Tổng Lãnh Sự đã giúp chúng tôi rất nhiều
trong vấn đề trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa.
Thứ
hai, ông Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân
đến để quan sát, đồng thời giúp chúng tôi làm thế nào làm việc với chính quyền
địa phương cũng như chính phủ trung ương, để chúng tôi hoàn tất được công việc
tu bổ nghĩa trang Biên Hòa. Sự có mặt của ông Lê Thành Ân là chất xúc tác, làm
cho chúng tôi thành công từ năm 2010 tới bây giờ. Có những việc chúng tôi nêu
lên mà chưa thực hiện được thì ông Lê Thành Ân cũng đã liên lạc được với chính
quyền Việt Nam ở Bình Dương và chính quyền trung ương, giúp chúng tôi đẩy mạnh
đẩy nhanh công việc tu bổ nghĩa trang Biên Hòa.
Trước
đó là ông Nguyễn Thanh Sơn cùng với
tôi đã đi thăm Nghĩa Trang Biên Hòa và cũng đã quan sát giống như ông Lê Thành
Ân. Lẽ ra chúng tôi đi chung một phái đoàn, tuy nhiên ông Lê Thành Ân không kịp
đi ngày đó thì ngày hôm sau ông đi với tôi. Cả hai chuyến đi của hai người là
để quan sát tại chỗ, nghe đề nghị của VEF làm tiếp tục thêm những gì nữa, để
linh hồn mười sáu ngàn chiến sĩ miền Nam Việt Nam có nơi an ổn để yên giấc
nghìn thu.
Đây
là một chương trình và việc làm hoàn toàn nhân đạo, không ngoài mục đích tái thiết Nghĩa Trang Biên Hòa.
Riêng về anh em chúng tôi, mục đích là
làm sao Nghĩa Trang Biên Hòa, biểu tượng của Nam Việt Nam, được bảo tồn, được
tu bổ xứng đáng giống như những nghĩa trang khác.
Thứ trưởng Nguyễn
Thanh Sơn và ông Nguyễn Đạc Thành, người khởi xướng Sáng Hội Việt Mỹ VAF đã
viếng thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà vào ngày 1 tháng 3 năm 2013. Photo courtesy of hoilatraloi.blogspot
Thanh Trúc: Thưa ông, khi thứ
trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Nghĩa Trang Biên Hòa thì ông có đưa ra một nhận
định hay một lời hứa nào không?
Ô. Nguyễn Đạc Thành: Ông Nguyễn Thanh
Sơn có nói với tôi nguyên văn "Bác Thành cứ nói với anh em yên tâm tu
bổ nghĩa trang, đừng làm lập dập mà mang tai tiếng". Đó là nguyên văn
ông nói với tôi, đồng thời ông nói rằng "Thủ tướng chính phủ đã chỉ thị
và chấp thuận cho tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa, vậy thì bác thấy hổm nay Bình
Dương người ta đã tu bổ, bây giờ bác Thành cần những gì xin nói rõ ràng để có
sự chấp thuận cho bác Thành tiếp tục".
Chúng
tôi đưa ra một danh sách những điểm, những nơi cần phải tu bổ, ông thứ trưởng
Nguyễn Thanh Sơn day qua nói với các cán bộ của Bình Dương rằng đây là những
mục tiêu bên bác Thành muốn tiếp tục thì nên cố gắng có giấy tờ cho bác Thành
tiếp tục.
Thanh Trúc: Có lúc nào ông
đặt câu hỏi với thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn là liệu chính phủ có ý định giải
tỏa Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hay không?
Ô. Nguyễn Đạc Thành: Câu hỏi này đã được
Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Mỹ, năm 2007, ông Trung Nguyễn tham tán chính trị của Tòa
Đại Sứ Việt Nam nói rằng Nghĩa Trang Biên Hòa không bị phá hủy như tin đồn mà
sẽ được cho thăm viếng, cho chăm sóc kỹ lưỡng. Đó là năm 2007.
Năm
2013, sự có mặt của ông Nguyễn Thanh Sơn nơi Nghĩa Trang Biên Hòa, ông Nguyễn
Thanh Sơn nói với tôi là cố gắng tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa đẹp như những nghĩa
trang khác, đừng có làm lập dập mà mang tiếng mình làm không đến nơi đến chốn.
Đó là nguyên văn ông nói với tôi.
Sáng Hội Việt Mỹ VAF
Chiều ngày 7 tháng 3
năm 2013, một phái đòan thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn do ông TLS Lê
Thành Ân dẫn đầu đã đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Photo courtesy of
blog hientinhvn.
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn
Đạc Thành, Sáng hội Việt Mỹ VAF đã về Việt Nam và làm việc năm năm qua với sự
cho phép của chính phủ Việt Nam, đặc biệt bên Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Xin ông
nhắc lại quá trình làm việc và những thành quả đạt được?
Ô. Nguyễn Đạc Thành: Trong năm năm qua
anh em chúng tôi làm việc toàn là thiện nguyện, chúng tôi chưa bao giờ nhận một
đồng fund nào của chính phủ, cũng chưa bao giờ lấy đồng bạc nào của gia đình tử
sĩ.
Mục tiêu của chúng tôi khi thành lập Tổng Hội H.O. và đổi tên là Vietnamese American Foundation là đem lại bình an, danh dự và công bằng cho những người đã chết và cho chúng tôi.
Mục tiêu của chúng tôi khi thành lập Tổng Hội H.O. và đổi tên là Vietnamese American Foundation là đem lại bình an, danh dự và công bằng cho những người đã chết và cho chúng tôi.
Trong
năm năm qua chúng tôi đã tìm được trên năm trăm mộ của anh em tù cải tạo. Hiện thời ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
đã cho phép chúng tôi di dời hai trăm hài cốt của anh em tử sĩ đã phòng thủ Sài
Gòn chôn trong ngôi mộ tập thể mà chúng tôi đang chuẩn bị thông báo cho đồng
bào.
Năm
năm qua chúng tôi âm thầm giúp 252 gia đình, trực tiếp hoặc gián tiếp, đem hài
cốt của thân nhân về với gia đình. Mà những thân nhân này không tìm thấy hài
cốt nếu không có sự giúp đỡ của chúng tôi.
Song song với công
việc đó, chúng tôi đẩy mạnh làm sao nhờ phía Bộ Ngoại Giao Mỹ và nhờ nhiều
người trong nước để tái tạo lại Nghĩa Trang Biên Hòa. Cuộc chiến đã qua
37, 38 năm, tất cả những bên tham chiến đã đưa hài cốt lính của họ về với gia
đình và những nghĩa trang rất là khang trang. Nhưng mà người lính của Nam Việt
Nam thì đến bao giờ? Nghĩa Trang Biên Hòa nhiều người kêu, nhiều người nói,
nhưng chỉ nói thôi chứ không đi vào thực tế. Chúng tôi đã đi vào thực tế.
Không phải tôi làm
mà những người khác làm giúp cho. Có những người trong nước, có những người
ngoài nước, có những người trong chính phủ Hoa Kỳ, những anh em bên Úc, bên
Đức, bên Hoa Kỳ, đóng góp một cách âm thầm. Những người Việt quốc tịch Mỹ làm
trong chánh phủ Mỹ như đại tá Tôn Thất Tuấn, như ông Lê Thành Ân chẳng hạn, và
một số người trên Washington DC mà tôi không đưa ra hết. Những người Mỹ chẳng
hạn như thượng nghị sĩ Jim Web, chẳng hạn như ông Brian Eggerler tham tán chính
trị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Tất cả những nỗ lực đó đưa tới kết quả ngày
hôm nay.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông
Nguyễn Đạc Thành.
No comments:
Post a Comment