Thu,
03/07/2013 - 06:45
Ở Việt Nam hiện nay,
sức mạnh không nằm trong tay chính quyền cai trị mà nằm trong tay dân chúng.
Chính nỗi lo sợ cho an toàn bản thân của đa số dân Việt Nam đã giúp kéo dài
quyền lực của chính quyền CS trong nước. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy là
người dân Việt Nam đang dần bước ra khỏi nỗi sợ hãi, dành lại quyền quyết định
số phận của mình.
Có
một nỗi sợ đang hiện diện trong đời sống chính trị Việt Nam. Nỗi sợ ấy nằm ngay
giữa mối quan hệ chính quyền và dân chúng và đang trở thành một yếu tố mang
tính quyết định cho tương lai của đất nước này. Không cần phải đợi đến khi chủ
tịch nước Trương Tấn Sang nói “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và
đảng viên sợ…”, từ lâu ai cũng biết là những người CS thiết lập cơ chế cai trị
dựa trên nỗi sợ hãi. Không ngừng củng cố sức mạnh và duy trì nỗi sợ đã trở
thành các nguyên tắc cai trị của Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể
nói, cho đến nay, chính quyền CSVN đã khá thành công trong thuật cai trị bằng
gieo rắc nỗi sợ tại Việt Nam.
Tuy
nhiên, dù nghe có vẻ trớ trêu nhưng sự thực là chính quyền đang sợ người dân
hơn vì dân chúng hiện đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn là những gì các nhà lãnh
đạo CS có thể mang lại.
Cuộc
bùng nổ kinh tế trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 ở Việt Nam tuy mang lại
được những thay đổi nhất định về mức sống của ngươi dân nhưng khả năng quản lý
yếu kém của chính phủ lại mở ra những khó khăn nan giải hơn. Hố ngăn cách giàu
nghèo quá lớn, nạn tham nhũng dai dẳng bất trị và đạo đức xã hội suy đồi. Bên
cạnh đó, sức ép của người "anh em CSTQ" về an ninh lãnh thổ và quấy
rối kinh tế ngày càng đặt chính quyền CSVN vào thế khó xử. Tất cả, đang dẫn đến
một nỗi sợ khác và lớn hơn nữa cho nhà cầm quyền: nỗi sợ người dân đang đang
dần mất tin tưởng và muốn dành lại quyền quyết định đất nước về tay mình.
Với
khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi, trưởng thành trong thời gian Viêt Nam bùng nổ
kinh tế. Sự hiện diện của thế hệ này, với mạng internet mở cửa giúp họ ngày
càng nhận thức hơn về thế giới chung quanh, đang khiến các nhà lãnh đạo Đảng
Cộng sản già cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại diện cho một thế hệ lụi tàn.
Như
một quán tính và như một khả năng duy nhất có trong tay, càng sợ hãi, chính
quyền càng đàn áp người dân nhiều hơn. Hậu quả là, càng đàn áp, chính quyền
công an trị càng nén chặt nỗi khao khát thay đổi và biến sức đè nén ấy trở
thành kho thuốc nổ chậm trong công chúng.Và dù chính phủ hoặc người dân có muốn
hay không, kho thuốc nổ ấy chắc chắn phải nổ tung ở một thời điểm nào đó. Nghĩa
là, dù chưa biết nội dung, hình dạng ra sao nhưng thay đổi cũng sẽ phải xảy ra.
Phải
thay đổi
Trong
khi chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trở ngại chính đến các cải cách chính
trị, cản trở niềm khao khát về một đất nước tự do dân chủ hơn lại đến từ bên
trong mỗi người dân: Đó là nỗi hoang mang về sự thay đổi, sự không chắc chắn mà
thay đổi có thể mang lại cùng nỗi lo sợ cho an nguy của bản thân. Nhiều năm
qua, khi mãnh liệt khi bi tráng, từng lớp người thức thời đã khẳng khái đứng
lên thách thức chính quyền, tuy nhiên họ chỉ là một thiểu số nhỏ trong đám đông
quần chúng nhẫn nhục, cam phận. Mặc dù nhiều người có thể thông cảm và chia sẻ
quan điểm của những nhà tranh đấu nhưng không ai muốn bị vào tù hoặc phải đánh
đổi sự an toàn của bản thân và gia đình mình.
Như
đứa đầu gấu bắt nạt trẻ yếu hơn mình trong sân trường. Chúng sẽ không thể trở
thành kẻ bắt nạt nếu không có đứa trẻ nào sợ mình. Hay nói một cách khác, chính
những đứa trẻ khiếp nhược,chịu khuất phục đã tạo nên kẻ bắt nạt. Tương tự như
nỗi sợ của người dân đối với một chính phủ độc tài. Chính sự chịu đựng của
người dân đã cho phép quyền lực lên ngôi. Thẩm quyền của một chính phủ nằm
trong sự tôn trọng của người dân. Chừng nào người dân còn tiếp tục tuân thủ
quyền lực của chính phủ thì sẽ không có thay đổi và chính phủ tiếp tục giữ vị
trí quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu một phần dân số đáng kể nhìn ra sự hèn
kém, bất lực của chính phủ, nhận ra rằng họ không còn có thể mang lại những nhu
cầu tinh thần và vật chất thiết thực cho mình nữa và quyết định phải có sự thay
đổi thì quyền lực của chính phủ lập tức bị suy yếu. Sức mạnh của một quốc gia
nằm trong tập thể người dân. Chính phủ chỉ có thể hành động khi có sự cho phép
của người dân. Một khi đông đảo dân chúng không còn chấp nhận sự sai khiến, áp
đặt thì chính phủ sẽ trở thành một "Nhà vua ở truồng".
Đáng
tiếc thay, những sự thực đơn giản ấy từ lâu đã bị vùi sâu dưới nhiều đáy tầng
của nền văn hóa chính trị một chiều. Nắm giữ truyền thông, thi hành định hướng
giáo dục và thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ thuật tuyên truyền, đảng CSVN đã
thành công trong việc tạo dựng nên những thế hệ nặng tâm thức sợ hãi và khá xa
lạ với các ý niệm dân chủ tự do. Thậm chí, ngay cả khi tiến bộ công nghệ thông
tin mở cửa tâm thức người dân, dù vô vọng, chính quyền vẫn tiếp tục can thiệp,
ngăn chặn...
Sự
cam chịu có lời biện hộ của nó. Đã có những lập luận cho rằng, chính quyền dù
vấp váp quá nhiều sai sót nhưng vẫn mang lại được những nhu cầu căn bản cho
người dân. Chính phủ độc đảng, dù có những giới hạn nhất định để bảo vệ quyền
lực của mình nhưng cũng không đến nỗi đưa đất nước đến tình trạng đói nghèo, bị
cô lập. Thậm chí, có những lập luận khác, cho rằng dân chủ, đa nguyên vốn chẳng
phải là liều thần dược...Và, không có đảm bảo rằng, nếu bị loại bỏ, một chính
phủ khác không chắc gì sẽ tốt đẹp hơn.
Tuy
nhiên, thực tế đã cho thấy buông xuôi, chấp nhận hiện trạng sẵn có chỉ khiến
tình hình trở nên tồi tệ hơn, người dân càng dung thứ chính quyền chừng nào chỉ
càng đưa chính quyền đến chỗ hư hoại mục ruỗng hơn từ bên trong. Không có sửa
chữa gì ngoài những chắp vá quanh quẩn. Đã qua 8 đại hội đảng, 7 đời tổng bí
thư kể từ sau 1975 với nhiều thay đổi lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng nhưng
kết quả là một đất nước đang trên đà sa lầy phá sản về kinh tế, băng hoại trong
đạo đức đời sống và thất bại trong bảo vệ biên cương lãnh thổ.
Khát
vọng thay đổi và Sức mạnh của người dân
Quá
thất vọng với một chính phủ kém cỏi, người dân Việt Nam đang có những tầm nhìn
vượt ra khỏi bóng che của đảng CSVN, tổ chức lãnh đạo chính phủ, chi phối sinh
mệnh đất nước trong hơn 80 năm qua. Bàng hoàng khi chính quyền khép vội cơ hội
lắng nghe ý dân để sửa chữa hiến pháp, và đặc biệt, khi người lãnh đạo dảng
CSVN vừa khẳng định khước từ mong muốn thiết lập dân chủ nhân dân, cải thiện
nhân quyền và đối lập với chủ nghĩa đa nguyên chính trị, nhiều người dân hiện
đang thức tỉnh, gọi nhau cùng bước ra khỏi nỗi sợ hãi thường nhật để dành lại
quyền quyết định số phận của mình.
Người
Việt từng mong muốn nhiều hơn cho dân tộc, nhưng không biết chắc chắn phải làm
thế nào thực hiện ước mơ của mình. Và dù đã có thể nói về việc phải nên loại bỏ
Đảng Cộng sản để đi đến dân chủ, nhưng thực sự là chưa có và chưa ai đồng thuận
với nhau về một lộ trình rõ ràng để đi đến mục tiêu này. Tuy nhiên, vì khát
vọng về lẽ phải, công bằng, người dân Việt Nam đang tích cực chia xẻ với nhau
những thông tin, tri thức về nhân quyền, dân chủ tự do và náo nức một sự thay
đổi.
Nhận
thức được sức mạnh của đám đông, chính quyền tích cực gia tăng khủng bố, quấy
nhiễu và đàn áp những nhà tranh đấu có khả năng bản lĩnh tập hợp được quần
chúng. Hết đợt này đến đợt khác, những người truyền bá tư tưởng dân chủ tự do,
lên tiếng chống lại độc quyền cai trị của ĐCSVN thường bị trừng phạt, bỏ tù vì
tội "tuyên truyền chống nhà nước". Các phong trào dân chủ buộc phải
hoạt động rời rạc, lén lút. Hậu quả để lại là một đám đông bị đàn áp nhưng
thiếu người lãnh đạo tập hợp. Không trở thành một lực lượng đủ quan trọng để
thực hiện những chuyển biến chính trị lớn.
Rõ
ràng là có một đa số im lặng đang chờ đợi người lãnh đạo mình. Tuy nhiên, công
chúng không thể cứ chờ đợi ai đó đứng lên kêu gọi "hãy đi theo tôi".
Người Việt Nam càng không thể thụ động trước những áp bức, bất công ngày càng
tăng do hậu quả từ một chính quyền bất lực và không thực sự phục vụ mình. Thay
vì thế, mọi người không nên chờ đợi nữa mà phải tự mình trở thành người lãnh
đạo giữa những tập hợp nhỏ nhất như gia đình, bạn bè, hàng xóm của mình để cùng
bảo nhau "Quá đủ rồi". Đây không phải là một lời kêu gọi cho bạo lực
nhưng là sự bất tuân dân sự, như phong trào bất hợp tác của Mahatma Gandhi
chống lại chế độ Raj của người Anh.
Tất
nhiên là chính phủ sẽ dễ dàng đàn áp khi chỉ có một hoặc vài người lẻ loi,
nhưng nếu đấy là phong trào trên khắp nước, nếu một phần đáng kể dân số tham
gia vào bất tuân dân sự, thì chính phủ sẽ làm gì được?
Hãy
nhìn nhân khẩu học của Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ một nửa của 60% công dân Việt
Nam dưới 30 tuổi tham gia bất tuân dân sự - đừng quên rằng dân số của Việt Nam
là khoảng 89 triệu - nghĩa là khoảng 26,7 triệu công dân đứng lên chống lại nhà
nước, sẽ không có đủ công an để bắt và không đủ nhà tù để cầm giữ từng ấy
người. Hơn nữa, giới công an có hành động không khi họ phải bắt giữ chính bạn
bè, gia đình và hàng xóm của mình?
Bất
kể là chính phủ hay người dân Việt Nam chọn lựa lộ trình nào, thay đổi chắc
chắn là điều phải đến. Dù là trong năm nay hay mười năm tới, bằng một tiến
trình ôn hòa hay bạo động, tích cực hay tiêu cực, Việt Nam sẽ thay đổi, bởi vì
đất nước này không thể tiếp tục con đường hiện tại được nữa. Những biểu hiện
gần đây cho thấy chính quyền đã đi hết con bài chủ của mình, thậm chí đã trở
nên trở nên ngang ngược lúng túng bị động trong việc đáp ứng các nguyện vọng
chính đáng của người dân. Sức mạnh đang dần chuyển về phía đám đông bị áp bức,
nỗi sợ hãi ở Việt Nam hiện nay không phải là nỗi sợ hãi của công chúng đối với
chính quyền mà ngược lại: Chính quyền đang khiếp sợ sức khát vọng thay đổi từ
người dân.
Hơn
4000 người (và còn nhiều nữa), tự nhận mình là những "công
dân tự do" đang dõng dạc tuyên bố những đòi hỏi chính đáng
của người dân Việt Nam. Hơn 7000 người đang hưởng ứng kiến nghị Sửa đổi Hiến Pháp 1992.
Hãy
thử nghĩ đến 5000, 10000 người đồng lòng như thế.
Và
hãy thử nghĩ đến một ngày, hàng nghìn công dân tự do ấy cùng bước xuống lòng
đường ở mọi ngõ ngách của đời sống.
Đó
là sức mạnh của người dân, sức mạnh của khát vọng thay đổi đang lớn dần.
Ls.Vũ
Đức Khanh & Lê Quốc Tuấn
No comments:
Post a Comment