Thứ
hai, ngày 04 tháng ba năm 2013
Thật chẳng hiểu thế nào!
Chẳng thể nào hiểu nổi, một tờ báo
lớn như Quân đội nhân dân lại giao cho cặp vô danh tiểu tốt Phương Anh – Ngọc
Vân viết bài về chủ đề Hiến pháp, rất quan trọng và cực kỳ nhạy cảm, như bài Không thể áp đặt.
Về bề dày kinh nghiệm và học thuật
Mác – Lênin trong nghề viết báo, nghề lý luận chính trị, cặp Phương Anh – Ngọc
Vân chưa hề có tên tuổi, chưa từng nổi tiếng. So với những anh cả, anh hai danh
tiếng vang lừng trong lĩnh vực này như Nguyễn Viết Thông, Trần Đăng Thanh,
Nguyễn Thanh Tú… thì Phương Anh – Ngọc Vân còn lâu mới được gọi là học trò, chứ
chưa nói là học trò yêu, học trò quí.
Vậy mà cặp tác giả này vẫn cứ “liều
mình như chẳng có”, múa bút nhơn nhơn. Thật không còn biết mình là ai nữa.
Trước hết nói về tiêu đề bài báo
“Không thể áp đặt”. Chẳng người nào có chút học hành lại dùng từ áp đặt để nói
về việc các thế lực thù địch “áp đặt” cho chính quyền, cho Nhà nước ta phải làm
điều này điều nọ. Áp đặt là một sức ép từ trên xuống, từ nơi có quyền lực xuống
kẻ yếu hèn. Khi không có đủ lý lẽ, không còn tình cảm thì kẻ bề trên thường áp
đặt cho người bên dưới, buộc phải làm điều hắn ta muốn. Bao giờ cũng vậy, đã
gọi là áp đặt thì không thể có tính thuyết phục. Người bị áp đặt vốn ở thế yếu,
buộc phải làm điều họ không muốn, mà chẳng hề tâm phục khẩu phục cái kẻ bề trên
kia. Theo cái lẽ ở đời, chỉ có chính quyền mới có được cái quyền lực để áp đặt
cho nhân dân, chứ làm gì có chuyện ngược lại.
Ấy thế mà cặp tác giả “non trẻ”
Phương Anh – Ngọc Vân cứ khơi khơi giật tít “Không thể áp đặt” một cách ngon
lành, trong khi chỉ muốn nói một điều mà các phương tiện truyền thông của trong
bộ máy tuyên truyển khổng lồ của ta ngày nào cũng nói, đó là không thể loại bỏ
điều 4 ra khỏi hiến pháp, không thể chuyển nhà nước ta từ độc đảng thành đa
đảng.
Phần nội dung của bài thì nhạt hơn
nước ốc. vu vơ vút vít, lặp đi lặp lại những điều không thể sáo mòn hơn của bao
tờ báo khác. Cứ tuyên truyền theo cách này là hỏng, cực kỳ phản tác dụng. Người
dân mong đợi những gì mới mẻ, có lý, có tình. Cái kiểu lý luận cù cưa như
Phương Anh – Ngọc Vân thì thật phí công in báo. Đã thế, cặp tác giả này còn rất
ẩu tả, phang bừa những câu hồ đồ về chính trị, sai trái về ý nghĩa. Có thể dẫn
ra vài ví dụ:
- Chế độ đa đảng chỉ
là sự phản ánh tương quan lực lượng chính trị, chứ không phải là “sự lựa
chọn không ngoan của lực lượng chính trị chiến thắng” như họ từng rêu rao.
- Điều 4, chỉ là
sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
trên một nửa thế kỷ qua. Điều 4 trước hết là trọng trách của Đảng trong việc
bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; là tiền đề, điều kiện để Đảng làm
tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mấy cái "chỉ là" nêu trên
cho thấy cặp tác giả này đang thiếu i-ốt một cách trầm trong. Hơn nữa , một
điều vô cùng sơ đẳng, đó là Hiến pháp luôn luôn là bản khế ước của xã hội, là
văn bản pháp luật cao nhất. Cho nên nói rằng “chỉ là sự phản ánh thực tiễn lãnh
đạo…”, “là trọng trách…”, “là tiền đề, là điều kiện…” tức là đã bóp méo ý nghĩa
của Hiến pháp. Lập luận như thế thật hồ đồ ấu trĩ, thậm chí là phản động. Hèn
gì các thế lực thù địch rất coi thường khinh rẻ trình độ lý luận của các nhà ný
nuận của ta.
Nhưng luận điệu xằng bậy nhất, hàm hồ
nhất và cũng phản động nhất mà cặp tác giả đã tung ra trong bài là: “Đảng
Cộng sản Việt Nam không đưa ra các quyết định buộc Quốc hội và Chính phủ phải
thực hiện”.
Phải chăng tác giả muốn xóa bỏ vai
trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng? Đảng không lãnh đạo Quốc hội và
Chính phủ của VN thì chẳng lẽ lại đi lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ nước khác?
Quốc hội và Chính phủ VN đã thực hiện bao nhiêu đường lối, chủ trương, quyết
sách lớn, nếu không phải là của Đảng thì còn của ai? Cặp tác giả này bàn về
Đảng cầm quyền mà lại ẩu tả, không có lập trường, không có tính đảng, tính giai
cấp đến mức này a? Phản động đến thế thì hết thuốc chữa. Đã phản động lại còn
tỏ ra nguy hiểm.
Với niềm bức xúc vô hạn của một dư
luận viên, đề nghị báo QĐND kiểm điểm nghiêm túc về mặt lập trường tư tưởng đối
với cặp tác giả Phương Anh – Ngọc Vân, không cho viết báo 1 năm. Trong một năm
đó hãy thuyên chuyển Phương Anh – Ngọc Vân sang công tác bỏ mối báo Quân đội
nhân dân đến các sạp báo trên toàn quốc để thử thách nhận thức chính trị và
chứng tỏ năng lực. Cũng đồng thời để bản báo quan tâm theo dõi số liệu, qua đó
thấy được sức hút của báo Quân đội nhân dân đối với nhân dân như thế nào.
Nếu chẳng may kết quả là nhân dân
không mặn mà với bản báo thì tốt nhất nên đổi tên báo Quân đội nhân dân thành
báo Quân đội cho nó nhanh, đỡ lằng nhằng ! Nhân dân cũng không còn thắc mắc vì
bị cưỡng chiếm thương hiệu !
Dư luận viên VO VĂN VE
No comments:
Post a Comment