Thursday, 14 March 2013

NHỮNG THÁCH THỨC & HY VỌNG VỚI TÂN GIÁO HOÀNG FRANCIS I (RFI)




Lê Phước  -  RFI
Thứ năm 14 Tháng Ba 2013

Mật nghị hồng y tại Vatican đã có kết quả với việc bầu một hồng y người Achentina làm người kế nhiệm đức giáo hoàng Benedicto XVI. Báo chí Pháp ngày 14/03/2013 dành ưu tiên đặc biệt cho sự kiện này với nhận định chung : Đức Giáo hoàng mới là niềm kỳ vọng cải cách Giáo Hội cùng với những nhiều hồ sơ hóc búa mà những người tiền nhiệm chưa xử lý xong.

Nhật báo Công Giáo La Croix đăng một bức ảnh lớn của đức giáo hoàng vừa được bầu - giáo hoàng Phanxicô - với dòng tựa « Đức Giáo hoàng đến từ phía nam ». Nhật báo cánh tả Pháp Libération cũng dành trang nhất đăng ảnh vị tân Giáo hoàng cùng với các hồng y tham gia mật nghị đứng trên ban công đại thánh đường Thánh Phêrô để chào các giáo dân. Nhật báo cánh hữu Pháp Le Figaro cũng dành trang nhất đăng ảnh người vừa đắc cử Giáo hoàng với hàng tít lớn : «Phanxicô, đức giáo hoàng của tình bác ái ».

Cả ba tờ báo đều ghi nhận rằng giáo hội Công Giáo La Mã vừa trải qua hai sự kiện đặc biệt : Đức Giáo hoàng Benedicto XVI từ nhiệm là một sự kiện đặc biệt xưa nay hiếm, và giờ đây các hồng y tham gia mật nghị đã bầu một người thuộc dòng Tên đầu tiên và là người Mỹ Latinh đầu tiên vào vị trí Giáo hoàng.

Cả ba tờ báo đều ghi nhận về xuất thân bình dân của đức giáo hoàng Phanxicô. Qua đó, các tờ báo lược lại cuộc sống giản dị và gần gụi tầng lớp bình dân của tân Giáo hoàng. Từ đó, các tờ báo nhận định, Giáo hoàng Phanxicô là « Đức Giáo hoàng của người nghèo », luôn biết lắng nghe tiếng nói của những người bất hạnh nhất trong xã hội.
Le Figaro bày tỏ lạc quan khi đăng bài xã luận trên trang nhất với dòng tựa : «Gương mặt của niềm hy vọng », Libération cũng có bài xã luận mang tên « Quyền lực », và La Croix thì đăng bài xã luận : « Bắt đầu một chặng đường ». Cả ba bài xã luận đều cho rằng Giáo hoàng Phanxicô là một nhân vật mang tính « chuyển tiếp », là nhân vật có thể đứng giữa hai cánh bảo thủ và canh tân trong Giáo hội Công Giáo.

Nhiều thách thức đang chờ đón Giáo hoàng Phanxicô
Chính vì ông là niềm kỳ vọng, nên trên vai ông sẽ là một gánh nặng của những yêu cầu cải tổ. Về chủ đề này, La Croix đăng bài : «10 hồ sơ nóng của vị tân giáo hoàng », Libération thì có bài : « 5 việc chờ đón Giáo hoàng Phanxicô ». Cả hai tờ báo đều tập trung vào một số hồ sơ được cho là những thách thức lớn nhất của Tân Giáo hoàng Phanxicô.

Thứ nhất là hồ sơ cải cách Giáo Hội Công giáo. Hai tờ báo nêu rõ, trải qua nhiều vụ tai tiếng thời gian qua, uy tín và hình ảnh của Giáo hội Công giáo đã bị tổn hại. Nào là những xì căn đan lạm dụng tình dục, nào là sự thiếu minh bạch tài chính, nào là bị chỉ trích không theo kịp thời đại… Đó là những hồ sơ hóc búa cần phải xử lý của người kế nhiệm đức Giáo hoàng Benedicto XVI.

Thứ hai đó là hiện tượng suy yếu của Công giáo tại Châu Âu. Một trong những minh chứng được đưa ra, đó là chỉ trong vòng 10 năm, số trẻ em con nhà Công giáo được rửa tội tại Pháp đã giảm đến 100.000 lượt. Các tờ báo nhận định, xì căn đan các tu sĩ lạm dụng tình dục trẻ em rùm beng ở Đức, Ai-Len, hay ở Bỉ, đã góp phần vào việc mất uy tín của Công giáo tại Châu Âu.

Thứ ba đó là vấn đề quan hệ với Hồi giáo. Vấn đề này nổi lên trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa thế giới phương Tây và thế giới Hồi giáo. Vatican tỏ ra lo lắng cho số phận của những người Công giáo chiếm thiểu số trong các xã hội có đa số là người Hồi giáo.

Kế đến đó là những vấn đề liên quan đến xã hội hiện đại, như phá thai hay hôn nhân đồng tính. Những vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc tín đồ Công giáo.

Đặc biệt đáng chú ý là Libération nêu ra hồ sơ Công giáo tại Trung Quốc và cho rằng đó cũng là một trong những thử thách đang chờ Đức Giáo hoàng Phanxicô. Tờ báo nhắc lại, từ nhiều năm nay, tại Trung Quốc đã tồn tại hai Giáo hội Công giáo, một hoạt động chính thức do nhà nước Trung Quốc điều khiển, một hoạt động ngầm hướng về Vatican. Vấn đề là làm sao biết được bên nào trong hai giáo hội nêu trên có ảnh hưởng nhiều hơn đến tín đồ Công giáo tại Trung Quốc, làm sao định lượng được mức độ tự do của các tín đồ Công giáo ở đất nước này.

Tóm lại, hàng loạt khó khăn đang chờ tân Giáo hoàng Phanxicô. Và cũng như tờ báo Công Giáo La Croix đặt tựa cho bài xã luận của mình : « Điểm khởi đầu của một chặng đường ». Hay như nhận định trong bài xã luận của nhật báo Libération là liệu vị tân Giáo hoàng « sẽ dẫn dắt Giáo hội và tín đồ về một hướng cởi mở hơn đối với các vấn đề liên quan đến phụ nữ, đến giới tính ; hay là ông ta cũng sẽ cứng nhắc như những người tiền nhiệm ».

Thế nhưng, dù sao thì sự bầu chọn Giáo hoàng Phanxicô, một người dòng Tên đầu tiên và là người Mỹ Latinh đầu tiên, cũng cho thấy một tín hiệu cởi mở trong Giáo hội Công giáo, cũng cho thấy một tương lai có nhiều hy vọng như tựa đề của bài xã luận của tờ Le Figaro : «Gương mặt của niềm hy vọng ».



Thanh Phương  -  RFI
Thứ năm 14 Tháng Ba 2013

Phát biểu trước đám đông hân hoan đón chào Ngài trên quảng trường Thánh Phêrô tối hôm qua, tân Giáo hoàng Phanxicô đã nói đùa : « Các hồng y đã đi đến nơi gần như tận cùng thế giới để đưa tôi về làm giám mục Roma » ( Giáo hoàng cũng là giám mục Giáo phận Roma ).

Giáo hoàng Phanxicô xuất hiện trước công chúng sau khi được bầu. Ảnh tối 13/03/2013 .  REUTERS/Dylan Martinez

Khi chọn tước hiệu Phanxicô, tân Giáo hoàng muốn noi gương Thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh của những kẻ nghèo hèn, mà tổng giám mục Bergolio vẫn rất ngưỡng mộ. Trong cuộc sống của Ngài cho tới nay, Giáo hoàng Phanxicô, xuất thân từ một gia đình nghèo, vẫn tỏ ra rất khiêm nhường và giản dị. Ngài thích đi métro, thích du hành với những người khác, ít khi sử dụng xe có tài xế riêng và đã không ở trong dinh thự nguy nga dành cho các tổng giám mục Buenos Aires.

Vốn nổi tiếng cứng rắn, bảo thủ trong các vấn đề đạo lý, đặc biệt là kịch liệt chống hôn nhân đồng tính ở Achentina, tân Giáo hoàng vẫn xem chống nghèo đói là ưu tiên hàng đầu trong sứ vụ mục tử của Ngài, cho nên theo các nhà quan sát, có thể tân lãnh đạo Giáo hội Công giáo sẽ cởi mở hơn về mặt xã hội.

Phanxicô là Giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ. Khác với châu Âu già cỗi, mà hiện đang bị xu hướng thế tục hóa lấn át, Giáo hội Công giáo ở châu Mỹ Latinh được xem là vẫn còn giữ được tính chất năng động và sức sống dồi dào, cho nên vị tân Giáo hoàng gốc Achentina có thể mang lại một luồng gió mới cho Giáo hội. Đây là châu lục có nhiều tín đồ Công giáo nhất thế giới ( 44% ), đông nhất là Brazil với 123 triệu giáo dân, tiếp đến là Mêhicô, 93 triệu.

Tuy nhiên, theo giáo sư Jeffrey Klaiber, nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo tại Đại học Công giáo Lima, Peru, trên thực tế đại đa số giáo dân châu Mỹ Latinh không phải là tín đồ thuần thành, hàng triệu người không bao giờ đi nhà thờ. Mặt khác, giáo sư Kleiber cho biết, môi trường tâm linh của Giáo hội nói chung không đủ sức hấp đẫn đối với lớp trẻ, vốn khao khát công lý và hòa bình, nhưng lại không tìm thấy nơi Giáo hội những lời giải đáp cho những bức xúc của họ. Ngoài ra, trong những thập niên qua, các hội thánh Tin Lành đã phát triển rất mạnh ở châu Mỹ Latinh, ngày càng lấn át Giáo hội Công giáo ở châu lục này.

Chỉ có một yếu tố thuận lợi đó là con số các tín đồ Công giáo đã tăng nhanh chóng ở nhiều nước phía Nam. Ở những quốc gia đó, Giáo hội vẫn luôn có mặt hàng đầu trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, y tế, chống nghèo đói ), đề ra nhiều sáng kiến mới, khởi xướng nhiều phong trào mới.

Nhưng nhiều thách đố to lớn đang chờ đón tân Giáo hoàng, vì Giáo hội vẫn đang bị rúng động bởi các vụ tai tiếng tham nhũng và lạm dụng tình dục trẻ em, bởi các vụ đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Tòa Thánh, bởi cung cách điều hành còn kém cỏi, trong khi quan hệ với các tôn giáo khác, đặc biệt là với Hồi giáo, thì vẫn chưa suôn sẻ.

Châu Mỹ vốn được, được mệnh danh là « châu lục của hy vọng », người ta đang chờ xem vị tân Giáo hoàng sẽ đi theo con đường truyền thống của người tiền nhiệm Benedicto 16 hay sẽ canh tân Giáo hội để thích ứng với những đòi hỏi của thế giới ngày nay.


Thanh Phương  -  RFI
Thứ năm 14 Tháng Ba 2013

Hôm qua, 13/03/2013, mt làn khói trng đã bc lên t nóc nhà nguyn Sixtine trong Tòa thánh Vatican, báo hiu là 115 v hng y đã bu được mt tân Giáo hoàng. Hng y người Achentina Jorge Mario Bergoglio, 76 tui, tng giám mc Buenos Aires, đã được chn là người kế nhim Giáo hoàng Benedicto 16, vi tước hiu Phanxicô. Đây là ln đu tiên trong lch s Giáo hi Công giáo, mt người gc châu M lên làm Giáo hoàng và cũng là người xut thân t Dòng Tên lên lãnh đo Giáo hi hoàn vũ.

Tân Giáo Hoàng Phanxicô. Ảnh ngày 14/03/2013.   REUTERS/Alessandro Bianchi

Khi tên ca v Giáo hoàng th 266 được hng y người Pháp Jean-Louis Tauran xướng lên sau công thc truyn thng « Habemus papam » ( Chúng ta đã có Giáo hoàng ), Giáo hoàng Phanxicô đã xut hin ban công đ ban phép lành urbi et orbi ( Cho dân thành Roma và toàn thế gii ) đu tiên.

Trước đó, khi làn khói trng bc lên t nóc nhà nguyn Sixtine, đám đông đang đng ch ti qung trường Thánh Phêrô Roma đã reo hò vui sướng, trong khi tiếng chuông ca Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vang vng khp nơi.

Sau khi Giáo hoàng Benedicto chính thc thoái v ngày 28/02, các hng y đã hp khoáng đi trong 1 tun l, đưa lên bàn ngh s mi vn đ ca Giáo hi đ tho lun mt cách thng thn. Sau đó, 115 v hng y đ tiêu chun b phiếu đã lui vào nhà nguyn Sixtine t th ba va qua đ bu chn tân Giáo hoàng. Vic h chn mt Giáo hoàng người Achentina là mt bt ng ln, vì hng y Bergoglio trước đó không được xem là mt trong nhng ng viên có trin vng đc c nht.

Vic bu Giáo hoàng mi như vy đã chm dt giai đon 4 tun l vi nhiu din tiến chưa tng có trong lch s Giáo hi, k t khi Đc Giáo hoàng Benedicto 16 bt ng tuyên b thoái v, ln đu tiên t by thế k qua. Vào lúc đang chun b Mt ngh hng y, đã có nhiu tiết l mi v v đ l thông tin mt ca Vatican « Vatileaks » và nhng tin đn v mt nhóm vn đng hu trường gm các hng y đng tính. Chưa k v t chc ca hng y người Scotland Keith OBrien vì b t cáo đã có nhng c ch « không đng đn » vi người cùng gii tính.

Ngày ch nht ti, Giáo hoàng Phanxicô s c hành thánh l đu tiên vi tư cách lãnh đo Giáo hi Công giáo và s chính thc đăng quang trong mt thánh l ti Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ngày 19/03.

Toàn thế gii chúc mng tân Giáo hoàng Phanxicô
Toàn thế gii, đc bit là nhng nước đang phát trin, đã nhit lit chúc mng « giáo hoàng châu M đu tiên », hng y Jorge Bergoglio, k t nay là Giáo hoàng Phanxicô.

Tng thng M Barack Obama hôm qua đã gi « nhng li chúc nng nhit » đến tân Giáo hoàng gc Achentina, cho rng, s kin này th hin sc mnh và sc sng ca mt vùng có nh hưởng ngày càng ln trên thế gii.
V phn n tng thng Achentina Cristina Kirchner thì chúc Giáo hoàng Phanxicô đt thành công vi trng trách tìm kiếm công lý, công bng, hu ngh và hoà bình cho nhân loi.

Tng thư ký Liên hip quc Ban Ki-moon thì bày t mong mun là tân Giáo hoàng s tiếp tc thúc đy đi thoi gia các tôn giáo, ging như v tin nhim Benedicto 16. Trong khi đó, Liên hip châu Âu chúc Giáo hoàng Phaxicô ti v tht lâu đ Ngài có th thúc đy hòa bình, tình liên đi và nhân phm. Riêng tng thng François Hollande thì tuyên b là « nước Pháp, trung thành vi lch s ca mình và vi nhng nguyên tc t do, bình đng, bác ái, s tiếp tc cuc đi thoi trong tin cy vi Tòa Thánh. »

Ngay c Trung Quc, dù không có quan h ngoi giao vi Vatican, hôm nay cũng đã chúc mng Giáo hoàng Phanxicô và t ý hy vng là Tòa Thánh s có mt « thái đ mm do và thc dng » đ ci thin quan h vi Bc Kinh. Nhưng phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc nhc li hai yêu sách c hu ca Bc Kinh là Vatican phi ct đt quan h vi Đài Loan và không được « can thip vào công vic ni b ca Trung Quc, k c vi lý do tôn giáo ».

V phía Giáo hi các nước, theo nhn đnh ca các giám mc Nam Phi, tân Giáo hoàng, do xut thân t mt gia đình nghèo, nên Ngài hiu rt rõ nhng vn đ và nhng thách đ đi vi các nước đang phát trin. Còn các giám mc Brazil thì nhn mnh là Giáo hoàng Phanxicô sinh ra trên mt « châu lc ca hy vng » và vic bu Ngài làm Giáo hoàng s thi mt lung sinh khí mi cho Giáo hi Công giáo.

Trong khi đó, hip hi các nn nhân linh mc lm dng tình dc tr em M, thì yêu cu quyết đnh đu tiên ca tân Giáo hoàng phi là tuyên b hoàn toàn không dung th hành đng lm dng tình dc tr em trong gii linh mc.







No comments:

Post a Comment

View My Stats