26.03.2013
Liên hiệp quốc mới đây đã bổ nhiệm một
vị thẩm phán thứ nhì cho tòa án trọng tài sẽ xét xử đơn kiện của Philippines
chống lại Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông, là vùng biển có những yêu
sách chủ quyền chồng chéo nhau giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài
Loan, Malaysia và Brunei.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm thứ hai nói rằng Chánh án Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Thẩm phán Shunji Yanai, người Nhật, đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak, người Ba Lan, hồi tuần trước.
Ông Pawlak sẽ cùng với Thẩm phán Rudiegr Wolfrum, người Đức, và 3 thẩm phán đang chờ được bổ nhiệm, xét xử đơn kiện mà Philippines đệ nạp hồi đầu năm nay.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, khi một bên trong vụ kiện không chịu tham gia phiên tòa trọng tài, Chánh án Tòa án Trọng tài Luật Biển có quyền bổ nhiệm các thành viên của tòa án.
Trung Quốc đã từ bỏ quyền chỉ định người đại diện cho họ tại tòa này khi Bắc Kinh chính thức bác bỏ vụ kiện.
Hôm 21 tháng 1 chính phủ ở Manila đã khởi động tiến trình trọng tài dựa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển nhằm ngăn không cho Trung Quốc thực thi yêu sách đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, bao gồm hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông.
Bắc Kinh phản đối vụ kiện của Philippines vì nhất mực cho rằng vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương.
Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Malaya Business Insight
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm thứ hai nói rằng Chánh án Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Thẩm phán Shunji Yanai, người Nhật, đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak, người Ba Lan, hồi tuần trước.
Ông Pawlak sẽ cùng với Thẩm phán Rudiegr Wolfrum, người Đức, và 3 thẩm phán đang chờ được bổ nhiệm, xét xử đơn kiện mà Philippines đệ nạp hồi đầu năm nay.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, khi một bên trong vụ kiện không chịu tham gia phiên tòa trọng tài, Chánh án Tòa án Trọng tài Luật Biển có quyền bổ nhiệm các thành viên của tòa án.
Trung Quốc đã từ bỏ quyền chỉ định người đại diện cho họ tại tòa này khi Bắc Kinh chính thức bác bỏ vụ kiện.
Hôm 21 tháng 1 chính phủ ở Manila đã khởi động tiến trình trọng tài dựa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển nhằm ngăn không cho Trung Quốc thực thi yêu sách đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, bao gồm hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông.
Bắc Kinh phản đối vụ kiện của Philippines vì nhất mực cho rằng vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương.
Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Malaya Business Insight
--------------------------------
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-26
2013-03-26
Trung
Quốc bác bỏ vụ kiện
Sau
khi Trung Quốc bác bỏ vụ kiện do Philippines đưa ra trước Tòa Án Trọng Tài của
Liên Hiệp Quốc (UN Arbitral Tribunal) nhằm giải quyết tranh chấp trên biển Tây
Philippines, mà Bắc Kinh khẳng định là biển Nam Trung Hoa, tòa đã chỉ định một
vị thẩm phán người Ba Lan đại diện cho Bắc Kinh để tiến tới thành lập một Hội
Đồng Trọng Tài xét xử gồm gồm năm vị.
Sự
việc mang ý nghĩa gì khi Trung Quốc luôn phủ nhận mọi nỗ lực phân xử theo luật
pháp quốc tế và tiếp tục hành xử theo kiểu nước lớn có toàn quyền tất yếu trên
hầu hết vùng biển tranh chấp?
Hôm
thứ Hai vừa qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Philippines, ông Raul Hernandez,
cho biết vì Trung Quốc bác bỏ vụ kiện mà Philippines đưa ra trước Tòa Án Trọng
Tài của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Giêng năm nay, vì thế vị chánh án Tòa Án Quốc
Tế Về Luật Biển là ông Shunji Yanai đã chỉ định một thẩm phán người Ba Lan, ông
Stanislaw Pawlak, làm đại diện cho phía Trung Quốc.
Thẩm
phán Stanislaw Pawlak là người thứ hai được chỉ định vào Hội Đồng Trọng Tài. Vị
thứ nhất, ông Rudy Wolfrum người Đức, cựu chánh án Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển,
được chọn làm đại diện cho phía Philippines sau khi Manila lập thủ tục kiện
tụng ngày 22 tháng Giêng để chứng minh lập trường “đường lưỡi bò chín khúc” của
Trung Quốc là bất hợp pháp. Bước tới, thêm ba vị sẽ được chánh án Shunji Yanai
chỉ định cho đủ thành phần năm người trong Hội Đồng Trọng Tài để xem xét vụ
kiện.
Theo
phát ngôn nhân Raul Hernadez của Bộ Ngoại Giao Philippines, đưa vụ việc ra cho
Tòa Án Trọng Tài xem xét là một hình thức giải quyết tranh chấp trong đường lối
hòa bình và bền vững theo luật pháp quốc tế.
Tưởng
cần biết Tòa Án Trọng Tài được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS tức Công
Ước Quốc Tế Về Luật Biển. Vai trò và quyền lực của Tòa Án Trọng Tài đối với vấn
đề tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa, tức biển Đông, mà Trung Quốc dành hầu
hết chủ quyền, được thạc sĩ Hoàng Việt
thuộc Đại Học Luật thành phố Hồ Chí Minh giải thích:
“Theo
các qui định của Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển 1982, Phụ Lục VII phần 15 gồm có
hai mục. Mục 1 liệt kê các biện pháp để giải quyết tranh chấp. Nếu những điều
trong mục 1 không giải quyết được thì chuyển sang mục 2, là có thể đưa ra tòa
mà không cần sự đồng ý của bên kia.
Philippines
kiện Trung Quốc ra tòa có được hay không? Câu trả lời là được. Và trong trường
hợp Trung Quốc không đồng ý ra tòa thì Philippines có đưa ra tòa hay không? Câu
trả lời là có.”
Tuy
nhiên ngày 19 tháng 2 Trung Quốc chính thức lên tiếng bác bỏ vụ kiện mà
Philippines đệ nạp lên Tòa Án Trọng Tài, nói rằng một mặt sự biên soạn về tuyên
bố chủ quyền của Philippines là sai lầm và không thực tế, mặt khác Trung Quốc
có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình trên toàn
vùng biển Đông, và do đó Bắc Kinh từ chối việc cử đại diện tới tòa.
Theo giáo sư Vorasak
Mahatanobol thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Quốc tại đại học Chulalongkorn của
Thái Lan,
không chấp nhận giải quyết tranh chấp trên biển trong cấp độ quốc tế là lập
trường bất biến của Trung Quốc bao lâu nay:
“Từ
mươi mười lăm năm qua tính đến lúc này, thông điệp dứt khoát của Trung Quốc vẫn
là giải quyết song phương với từng nước, trong lúc một vài quốc gia liên quan
muốn cùng ngồi lại để thảo luận với Bắc Kinh, nhưng triển vọng một cuộc thương
lượng đa phương với Trung Quốc là điều không thể thực hiện được.
Trung
Quốc từng rút kinh nghiệm trong quá khứ rằng cứ giữ lập trường cứng rắn đó thì
chẳng một thế lực nào có thể động chạm đến họ. Huống hồ ngày nay tự coi mình là
một nước thuộc hàng siêu cường, giáo sư Vorasak Mahatanobol nói tiếp,
Trung Quốc sẽ không bao giờ và sẽ rất khó bày tỏ bất cứ một sự nhân nhượng nào
trong bất cứ nỗ lực giải quyết nào trái với lập trường của họ.”
Thẩm
quyền thuộc Tòa án quốc tế
Trở
lại Tòa Án Trọng Tài của Liên Hiệp Quốc trong vụ phân xử tranh chấp lãnh hải
giữa Philippines với Trung Quốc dựa căn bản trên Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển,
sau khi năm thành viên trong Hội Đồng Trọng Tài được xác định rồi thì các vị
này sẽ lắng nghe lập luận của hai phía hầu tiến tới những quyết định phải lẽ.
Trong
trường hợp Trung Quốc, đã từ chối cử đại diện, và sẽ không chấp thuận phán
quyết của Tòa Án Trọng Tài thì sao. Câu
hỏi được thạc sĩ luật Hoàng Việt giải thích:
“Vì
Trung Quốc đã từ chối không tham gia phiên tòa cho nên bây giờ thuộc thẩm quyền
của chánh án Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển và ông đã chỉ định một đại diện cho
phía Trung Quốc. Cho nên việc Trung Quốc bác bỏ hay không bác bỏ người đại
diện, trong trường hợp này là chánh án Tòa Quốc Tế Về Luật Biển được chỉ định
mà không đợi Trung Quốc đồng ý hay không đồng ý, và như vậy phiên tòa khi Hội
Đồng Trọng Tài được thành lập vẫn diễn ra bình thường, không cần sự đồng ý hay
không đồng ý của Trung Quốc.”
Trong
vòng hai năm trở lại đây, Philippines và Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối
những hành động quá khích của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền của họ
trên biển Đông, được coi là giàu trử lượng dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.
Và
trong khi đợi sự phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc về vụ
Philippines kiện Trung Quốc, một câu hỏi khác là nếu giả như sự phân xử đó gây
bất lợi cho Trung Quốc và họ không tuân thủ? Trích dẫn câu trả lời mới đây của
luật sư Paul Reichler, chuyên gia Công Pháp Quốc Tế về lãnh vực chủ quyền quốc
gia, trưởng nhóm tư vấn pháp lý cho chính phủ Philippines trong vụ kiện Trung
Quốc, thạc sĩ Hoàng Việt phân tích:
“Ông Reichler trả lời trên một số đài báo quốc
tế thì có nhiều học giả cũng đưa ra ý kiến rằng phán quyết này chỉ mang tính
chất một giải pháp về tinh thần. Cá nhân tôi đồng ý khi ông Reichler cho rằng
nó không chỉ đơn giản như vậy. Trước mắt phán quyết của toà như thế nào thì
chưa thể biết được, nhưng trong trường hợp giả định nếu mà phán quyết gây bất
lợi cho Trung Quốc và
Trung Quốc phớt lờ thì sao?
Đương
nhiên điểm yếu của luật quốc tế là không có một cơ chế ràng buộc bắt phải tuân
thủ. Nhưng rõ ràng nhìn ra thì Trung Quốc lúc nào cũng nói chung sống hoà bình,
sử dụng những biện pháp hòa bình. Nhưng một khi ra toà và tòa phán quyết bất
lợi cho Trung Quốc và Trung Quốc không thèm thi hành không thèm để ý thì cộng
đồng quốc tế sẽ hiểu và sẽ có thái độ một cách rõ ràng.
Philippines
đã nghiên cứu kỹ chuyện này cũng như luật sư Reichler đã đánh giá yếu tố này.
Trung Quốc vẫn có thể đe dọa những quốc gia khác bằng sức mạnh của mình nhưng
về lâu về dài cái sức mạnh cái hấp dẫn của luật pháp, đăc biệt đối với các nưóc
phương Tây, luật pháp chính là công lý. Quay mặt với công lý thì đương nhiên sẽ
phải trả cái giá không nhỏ.”
Việt
Nam sẽ rút tỉa được nhiều điều qua việc Philippines đưa Trung Quốc ra Toà Án
Trọng Tài, thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Đương
nhiên giai đoạn này vẫn là giai đoạn nghe ngóng tình hình, nhưng Việt Nam sẽ
học được bài học là luật pháp trong tranh chấp biển Đông cũng còn nhiều hướng
đi khác nhau.
Phải
nói rằng quan điểm chính thức của Việt Nam đã được đưa ra, cái gì liên quan tới
song phương thì giải quyết song phương, đa phương thì giải quyết đa phương. Mà
ngay cả song phương cũng không có nghĩa là chỉ hai bên và không thể đưa ra tòa
được. Ở đây muốn noí trực tiếp tham gia thì sẽ phải trực tiếp giải quyết. Trong
trường hợp này là trực tiếp thương lượng hai bên nhưng cũng có thể thương lượng
bằng cách hai bên cùng nhau ra tòa chứ không chỉ là thương lượng cho hai bên tự
giải quyết.”
Thương
lượng thì Việt Nam có buộc được Trung Quốc vào vòng tuân thủ luật pháp không là
điều thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng khó bởi một nước mạnh như Hoa Kỳ với những
khuyến cáo mạnh mẽ về an ninh và ổn định trên biển Đông mà Trung Quốc vẫn bất
chấp, như vụ bắn tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa mới rồi, thì phương chi Việt Nam có
thể một mình đương đầu nỗi.
Tóm
lại, trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, thạc sĩ Hoàng Việt kết
luận, Việt Nam cần thêm nhiều yếu tố quan trọng như áp lực từ cộng đồng thế
giới, khả năng can thiệp bao nhiêu của Hoa Kỳ vào khu vực hòng buộc Trung Quốc
phải hành xử như một cường quốc có trách nhiệm trong việc tuân thủ luật pháp
quốc tế.
No comments:
Post a Comment