Điểm Sách Và Bình Luận:
Phạm Văn
Quảng (cựu học sinh
Chu Văn An)
March
17, 2013 9:20 AM
Tác phẩm “Việt Nam: Văn Hóa Và Môi Trường” do Gs. Lê Hữu Mục và Gs. Thái Công Tụng chủ biên, Viện Việt Học xuất
bản, California, Hoa Kỳ 2012, in tại nhà in Number One Graphic & Printing,
Garden Grove, California, ra mắt sách ngày 16 tháng 12 tại Viện Việt Học Quận
Cam, California.
Các tác giả
Sách được trình bày rât công phu, trang nhã, gồm 466 trang có cả tiểu sử của các vị trong ban biên tập gồm: Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Đại Bằng, Phạm Đán Bình, Lê Ngọc Chân, Đào Quang Chính, Đào Đức Chương, Đặng Quốc Cơ, Trần Văn Đạt, Trần Văn Đoàn, Louis-Jacques Dorais, Trần Quang Hải, Hoàng Xuân Hào, Nguyễn Đức Hiền, Ngô Văn Hoa, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Đăng Hồng, Nguyễn Khắc Kham, Lê Thành Khôi, Thái Văn Kiểm, Annabel Laity, Thanh Lãng, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Hữu Mục, Trần Nghiã, Lê Mộng Nguyên, Phạm Thị Nhung, Philippe Papin, Cung Đình Thanh, Phạm Kim Thư, Lâm Lễ Trinh, Tôn Thất Trình, Hà Ngọc Tuấn, Thái Công Tụng, Van Demeersh Léon (tr.462-466).
Nội dung tác phẩm
Sách này gồm cả Bảng dẫn (Index) để
tìm ngay từng đề tài, địạ danh, danh nhân v.v..xếp theo ABC (tr. 460-461); có
những bài bằng cả ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp và được giới thiệu bằng cả ba
thứ tiếng Việt, Anh, Pháp ở bià sau.
Đoạn giới thiệu tiếng Việt ghi như sau:
“Sách này tập hợp những bài nghiên cứu chuyên môn của các học giả Việt Nam học và có thể dùng làm tác phẩm tham khảo căn bản cho những ai quan tâm đến văn hóa Việt Nam, lịch sử, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ngữ học, văn học hiện đại, văn chương truyền khẩu, âm nhạc truyền thống, tôn giáo Việt Nam, mọi khiá cạnh đều được bao gồm ở đây. Tác phẩm đem kiến giải hữu ích đến cho độc giả ham học cũng như sinh viên, hoặc nhà nghiên cứu chuyên về Việt Nam”.
“Sách này tập hợp những bài nghiên cứu chuyên môn của các học giả Việt Nam học và có thể dùng làm tác phẩm tham khảo căn bản cho những ai quan tâm đến văn hóa Việt Nam, lịch sử, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ngữ học, văn học hiện đại, văn chương truyền khẩu, âm nhạc truyền thống, tôn giáo Việt Nam, mọi khiá cạnh đều được bao gồm ở đây. Tác phẩm đem kiến giải hữu ích đến cho độc giả ham học cũng như sinh viên, hoặc nhà nghiên cứu chuyên về Việt Nam”.
Mục lục các đề tài gồm: “Préface (Léon Van Dermeersh), Avant-propos (Đặng Quốc
Cơ), Introduction à la connnaissance du Vietnam (Nguyễn Thế Anh)”
Dẫn nhập: 1. Vấn đề định nghĩa văn hóa (Lâm Lễ Trinh), 2. Những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam (Thái Văn Kiểm), 3. La dynamique socio-culturelle du Viet Nam (Đặng Quốc Cơ & Hà Ngọc Tuấn), 4. Văn hóa nước (Lê Hữu Mục).
Phần 1- Môi trường tự nhiên: 1. Le pays et les hommes: Việt et minorités (Lê Thành Khôi), 2. Natural resources and land use in Viet Nam (Thái Công Tụng), 3. Present situation of the flora and fauna of Viet Nam (Trần Đăng Hồng)
Phần 2- Môi trường nhân văn và xã hội: 1. Văn hóa Đồng Nai Cửu Long (Nguyễn Thanh Liêm), 2. Tableau chronologique de l’ histoire du Viet Nam (Đặng Quốc Cơ & Nguyễn Đại Bằng), 3. The Vietnamese home and the American home (Nguyễn Đức Hiền), 4. Les Moeurs et Coutumes du Viet Nam (Nguyễn Thị Hoàng), 5. La démocracie communale au Viet Nam (Ngô Văn Hoa), 6. Les droits de la personne dans le code Hồng Đức (Hoàng Xuân Hào), 7. Le village et l’ Etat et l’Etat dans le village (Philippe Papin), 8. Aspects du constitutionalisme vietnamien (Lê Mộng Nguyên)
Phần 3 – Môi trường kinh tế: 1. Môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam, 2. Rice and civilization in Vietnam (Trần Văn Đạt), 3.La riziculture au Viet Nam (Tôn Thất Trình), 4. Toàn cầu hóa và Việt Nam (Thái Công Tụng)
Phần 4 – Môi trường tâm linh: 1. Cốt lõi tư tưởng Việt Nam và vấn đề tam giáo Phật-Nho-Lão (Cung Đình Thanh), 2. Ý nghĩa những ngày Tết vá nghi thức tờ cúng tổ tiên (Phạm Kim Thư), 3. Buddhism in Viet Nam (Annabel Laity), 4. Catholisme et Tam giáo (Louis-Jacque Dorais), 5. Viet catholic living and their cultural evangelization (Đào Quang Chính)
Phần 5 – Môi trường văn chương: 1. Tổng quan về triết học và Việt triết (Trần Văn Đoàn), 2. Lược sử chế độ khoa cử Việt Nam thờI Hán học (Đào Đức Chương), 3. Quan niệm về quốc học tương lai (Nguyễn Khắc Hoạch), 4. Lược sử công trình biên soạn Tự Điển Việt Ngữ từ thế kỷ thứ XVII (Nguyễn Khắc Kham), 5. An introduction to Vietnamese literature (Nguyễn Đình Hòa), 6. Le patrimoine Hán Nôm au Viet Nam (Trần Nghĩa), 7. Dẫn vào thế giới ca dao (Phạm Thị Nhung), 8. Văn học Kitô giáo (Thanh Lãng), 9. Écrivains vietnamiens de la langue francaise (Phạm Đán Bình)
Phần 6 – Môi trường nghệ thuật: 1. Vietnamese music from a cultural perspective (Trần Quang Hải), 2. Quan họ singing in Ritual-festivals in Bắc Ninh region (Lê Ngọc Chân), 3. Sơ lược về hát cải lương (Đào Đức Chương)
Dẫn nhập: 1. Vấn đề định nghĩa văn hóa (Lâm Lễ Trinh), 2. Những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam (Thái Văn Kiểm), 3. La dynamique socio-culturelle du Viet Nam (Đặng Quốc Cơ & Hà Ngọc Tuấn), 4. Văn hóa nước (Lê Hữu Mục).
Phần 1- Môi trường tự nhiên: 1. Le pays et les hommes: Việt et minorités (Lê Thành Khôi), 2. Natural resources and land use in Viet Nam (Thái Công Tụng), 3. Present situation of the flora and fauna of Viet Nam (Trần Đăng Hồng)
Phần 2- Môi trường nhân văn và xã hội: 1. Văn hóa Đồng Nai Cửu Long (Nguyễn Thanh Liêm), 2. Tableau chronologique de l’ histoire du Viet Nam (Đặng Quốc Cơ & Nguyễn Đại Bằng), 3. The Vietnamese home and the American home (Nguyễn Đức Hiền), 4. Les Moeurs et Coutumes du Viet Nam (Nguyễn Thị Hoàng), 5. La démocracie communale au Viet Nam (Ngô Văn Hoa), 6. Les droits de la personne dans le code Hồng Đức (Hoàng Xuân Hào), 7. Le village et l’ Etat et l’Etat dans le village (Philippe Papin), 8. Aspects du constitutionalisme vietnamien (Lê Mộng Nguyên)
Phần 3 – Môi trường kinh tế: 1. Môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam, 2. Rice and civilization in Vietnam (Trần Văn Đạt), 3.La riziculture au Viet Nam (Tôn Thất Trình), 4. Toàn cầu hóa và Việt Nam (Thái Công Tụng)
Phần 4 – Môi trường tâm linh: 1. Cốt lõi tư tưởng Việt Nam và vấn đề tam giáo Phật-Nho-Lão (Cung Đình Thanh), 2. Ý nghĩa những ngày Tết vá nghi thức tờ cúng tổ tiên (Phạm Kim Thư), 3. Buddhism in Viet Nam (Annabel Laity), 4. Catholisme et Tam giáo (Louis-Jacque Dorais), 5. Viet catholic living and their cultural evangelization (Đào Quang Chính)
Phần 5 – Môi trường văn chương: 1. Tổng quan về triết học và Việt triết (Trần Văn Đoàn), 2. Lược sử chế độ khoa cử Việt Nam thờI Hán học (Đào Đức Chương), 3. Quan niệm về quốc học tương lai (Nguyễn Khắc Hoạch), 4. Lược sử công trình biên soạn Tự Điển Việt Ngữ từ thế kỷ thứ XVII (Nguyễn Khắc Kham), 5. An introduction to Vietnamese literature (Nguyễn Đình Hòa), 6. Le patrimoine Hán Nôm au Viet Nam (Trần Nghĩa), 7. Dẫn vào thế giới ca dao (Phạm Thị Nhung), 8. Văn học Kitô giáo (Thanh Lãng), 9. Écrivains vietnamiens de la langue francaise (Phạm Đán Bình)
Phần 6 – Môi trường nghệ thuật: 1. Vietnamese music from a cultural perspective (Trần Quang Hải), 2. Quan họ singing in Ritual-festivals in Bắc Ninh region (Lê Ngọc Chân), 3. Sơ lược về hát cải lương (Đào Đức Chương)
Phụ Lục: Bảng dẫn, Tiểu sử các tác giả”.(tr. 462-466).
Cảm nghĩ về tác phẩm
Buổi ra mắt sách có sự hiện diện của
Gs.Phùng Trung Ngân (vẫn tới dù đã phải ngồi xe lăn), Gs. Đoàn Khách, Gs. Lê
Xuân Khoa và Gs. Tôn Thất Trình; các vị này là bạn cũ của Gs. Thái Công Tụng và
một số khách tham dự. Kỹ sư Phạm Phan Long giới thiệu diễn giả. Sau đó Gs. Thái
Công Tụng thuyết trình về đề tài ”Biến đổi khí hậu và vấn nạn lương thực toàn
cầu”.
Vì đã được đọc trước sách này, khi được nói lên vài cảm tưởng về tác phẩm này trong ngày ra mắt sách, đầu tiên tôi phải nói ngay lời cảm tạ và lòng cảm phục hai vị chủ biên và các học giả có bài trong tác phẩm này.[Xin ghi thêm là Gs. Lê Hữu Mục là chuyên viên về Hán Nôm, giáo sư tại nhiều đại học, và đã dịch nhiều tác phẩm chữ Hán sang quốc ngữ như Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh tập, Khóa Hư Lục và phiên âm nhiều bản truyện Nôm khác. Ông cũng đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không phải là người viết Ngục Trung Thư. Gs. Thái Công Tụng là Tiến sĩ Thổ Nhưỡng học, giáo sư tại nhiều đại học, tác giả sách Thổ Nhưỡng học (1972), và sách Việt Nam: Môi Trường và Con Người (2005); trước 1975 là Giám Đốc Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp, Bộ Canh Nông; sau 1975 là chuyên viên các tổ chức quốc tế tại nhiều xứ miền Caraibes, Phi Châu và Nam Á. Các vị có bài trong tuyển tập này đều là những học giả nổi tiếng]. Những bài trong tác phẩm này như đã cho tôi theo học vài khóa học về văn hóa và môi trường thiên nhiên của Việt Nam. Tôi ước mong các sinh viên Việt theo học các đại học Mỹ ngày nay sẽ tìm hiểu và có được nhiều tài liệu tham khảo trong tác phẩm này để viết luận văn Cao học (master’s thesis) của họ về văn hóa và môi trường Việt Nam và chắc chắn các giáo sư đại học của họ sẽ khuyến khích họ tiếp tục nghiên cứu để viết luận án Tiến sĩ (doctoral dissertation) về một khía cạnh nào đó của văn hóa và môi trường Việt Nam, nhất là nếu họ có dịp làm việc hay cộng tác trực tiếp hay gián tiếp với những cơ quan hay Liên Hiệp Quốc đang giúp Việt Nam bảo tồn văn hóa và môi trường ở Việt Nam ngày nay.
Gs. Thái Công Tụng đã nói rằng ông coi tác phẩm này như đứa con cầu tự của ông, vì ông và Gs. Lê Hữu Mục (cả hai vị đều ở Canada) đã có dịp đi họp ở Pháp, gặp nhiều vị học giả và đã xin bài của họ để hoàn thành tác phẩm này; sau nhiều năm, nay mới được Viện Việt Học ở quận Cam xuất bản năm 2012. Tôi nói đây đúng là một kho tàng vì biểu trưng khá đầy đủ về kho tàng văn hoá và môi trường Việt Nam, và đáp ứng được điều mong ước của nhiều người và riêng tôi muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. [Gs Vũ Ngọc Mai và tôi đã dịch sang tiếng Việt cuốn Introduction to Vietnamese Culture của Gs Hùynh Đình Tế, Ph.D. viết bằng tiếng Anh, Viện Việt Học xuất bản, 2009, gồm cả phần tiếng Anh và tiềng Việt, nhưng mới chỉ là Dẫn nhập vào văn hóa Việt Nam]. Nhân dịp tôi cũng giới thiệu thêm tuyển tập Ước Vọng Duy Tân (A Dream For Vietnam) của Gs. Trần Ngọc Ninh về văn hóa, huyền thoại và văn học sử Việt Nam, Trần Uyên Thi chủ biên, Viện Việt Học xuất bản, 2012. Tôi cũng giới thiệu tập truyện Quê Hương Vụn Vỡ của Gs. Nguyễn Văn Sâm, Viện Việt Học xuất bản, 2012, nói lên những biểu hiện văn hóa tệ lậu ở Việt Nam ngày nay.
Vì chỉ được phát biểu ý kiến trong 7 tới 10 phút tôi chỉ đủ thời giờ vắn tắt nêu lên là văn hóa vô cùng quan trọng, văn hóa phải có tự do, người cộng sản phá hoại văn hóa và môi trường nhiều hơn là bảo tồn văn hóa và môi trường, và e rằng những biểu hiện văn hóa (cultural manifestations) xấu ở Viêt Nam ngày nay lâu dần trở thành nếp sống văn hóa và gia tài văn hóa (cultural heritage) thì thật là đáng buồn cho đất nước mình. Tôi kết luận là tác phẩm Việt Nam: Văn Hóa và Môi Trường còn rất quí giá vì: 1) có thể coi như chuẩn mực để so sánh, đối chiếu với những thay đổi theo thời gian về văn hóa và môi trường ở Việt Nam hiện nay và sau này; 2) có thể cảnh tỉnh người cộng sản trong nước để đừng hay bớt làm suy đồi văn hóa và phá hoại môi trường; 3) có thể coi như chuẩn mực về văn hóa để nếu Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm và đô hộ lần nữa thì tác phẩm này sẽ được dùng để phục hưng văn hoá Việt Nam sau này.
Trong phần thảo luận tôi có đề nghị Gs. Thái Công Tụng sẽ cho xuất bản thêm một tác phẩm nữa của ông về vấn đề môi trường ở Việt Nam và đăng thêm những bài nghiên cứu của Gs. Phạm Hoàng Hộ là chuyên viên về thực vật ở Việt Nam. Sau 1975 Gs. Phạm Hoàng Hộ còn ở lại Việt Nam. Ông đã phản đối và can ngăn người cộng sản đừng phá hoại rừng. Một thí dụ là họ đã cho đốt vài trăm cây số rừng tre ở bắc Nam Phần tiếp giáp Trung Phần để trồng khoai lang. Ông nói số tre nếu không bị đốt đi sẽ dùng để bán cho Nhật làm đũa cũng có lợi hơn nhiều. Gs.Thái Công Tụng trả lời là mắt đã kém và ngồi computer nhiều rất mệt. Thật rất tiếc không biết bao giờ tôi sẽ lại được theo học một khóa học về rừng cây Việt Nam; rừng Việt Nam và thiên nhiên sẽ có được bảo tồn không vì hiện nay người cộng sản đang mặc sức tùy tiện phá rừng.
Mời xem: Viện Việt Học ra mắt sách “VIỆT NAM: VĂN HÓA VÀ
MÔI TRƯỜNG”
Bấm : http://www.youtube.com/watch?v=Iy4V3groVhg&feature=player_embedded
Bấm : http://www.youtube.com/watch?v=Iy4V3groVhg&feature=player_embedded
Bình luận
Việt Nam: Văn Hóa và Môi Trường
Cố văn sĩ và đồng thời là nhà giáo Nguyễn Mộng Giác có lần gặp bạn bè ở Phúc Lộc Thọ Quận Cam đã than phiền là chẳng có mấy người cho ý kiến về những tác phẩm của ông – sự thờ ơ của độc giả – và chỉ rất thích thú khi được đọc lại vài hàng chữ viết phê bình trong vài cuốn sách của ông để ở thư viện. Sau buổi ra mắt tác phẩm Việt Nam: Văn Hóa và Môi Trường ngày 16 tháng 12, 2012, tôi theo dõi trên các tờ báo chính ở Quận Cam cả hơn một tuần lễ xem có ai giới thiệu sách này hay viết tường trình về buổi ra mắt sách này, nhưng rất tiếc chưa thấy. Chỉ có Anh Bùi Bỉnh Bân (cựu học sinh Chu Văn An) dùng cam corder lớn quay buổi ra mắt sách này cho đài TV cuả anh. Cho nên tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm này tới các cựu học sinh Chu Văn An, các độc giả và khai triển thêm và chứng minh những cảm nghĩ của tôi nêu trên không phải là chủ quan.
Vấn đề văn hóa rất quan trọng
Người Mỹ rất chú trọng tìm hiểu về văn hóa Việt. Trong những năm 1999 và về sau, anh Phạm Gia Đại (cựu học sinh Chu Văn An, hiện nay 2013 là tổng thư ký hội Bưởi Chu Văn An) tác giả cuốn Người Tù Cuối Cùng (2011) được Tiến sĩ Lesley Clear đang giảng dạy khóa học Culture & Cultural Diversity (Văn hóa và những khác biệt về văn hóa) tại Social Ecology Building II, đại học UCI, mời tới thuyết trình về văn hóa Việt Nam. Lớp này đã phát cho các sinh viên các tài liệu về hiểu biết về những khác biệt về văn hóa giữa người Mỹ và người Việt, và dùng nhiều phần trong cuốn Introduction to Vietnamese Culture của Gs. Huỳnh Đình Tế nhất là phần truyền thông không lời (non-verbal communications) để tránh hiểu lầm và xúc phạm người Việt. Anh Phạm Gia Đại kéo theo các anh Phan Tấn Ngưu, Thiếu tá cảnh sát, Nguyễn Hải, Trung tá cảnh sát, Lê H. Minh, Thiếu tá lực lượng đặc biệt, và tôi (Quảng) đến đại học UCI để thuyết trình về Việt Nam và văn hóa Việt Nam cho lớp của Tiến sĩ Lesley Clear (Người Tù Cuối Cùng, tr.492). Tôi nhớ khi nói về những khác biệt giữa người Việt và người Mỹ trong việc sử dụng bàn tay và ngón tay trong ký hiệu ngôn ngữ, các sinh viên Mỹ và ngoại quốc theo học tại lớp này đã phải bật cười lớn khi tôi nói lên sự khác biệt giữa người Mỹ và người Việt trong việc sử dụng ngón tay giữa, và ngón giữa ngón trỏ bắt chéo nhau. Tôi có nói rất e ngại khi sinh viên ngoại quốc đọc những tài liệu tiếng Anh từ trong nước viết sau 1975, một sinh viên Nam Hàn đã trả lời ”Don’t worry, … propaganda… baloney!” (đừng lo… đó chỉ là tuyên truyền… tầm bậy).
Tuy rằng Gs. Thái Công Tụng không muốn nêu lên vấn đề giá trị văn hóa, người Mỹ vẫn rất thực tế khi đặt nặng vấn đế giá trị của văn hóa khi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Nathan Caplan, John K. Whitmore, Marcella H. Choy trong cuốn The Boat People and Achievement in America, A Study of Family Life, Hard Work and Cultural Values. The University of Michigan Press, Ann Arbor, 1989; reprinted 1990, 1991, 1992, đã đúc kết giá trị văn hóa Việt Nam là:
‘Những giá trị thuộc phương tiện (Instrumental values) gồm: 1) Luân lý đạo đức (Morality and ethics), 2) Bảo tồn giòng họ (Perpetuate ancestral lineage), 3) Gia đình cộng tác và hòa hợp (cooperative and harmonious family), 4) Hy sinh hiện tại cho tương lai (Sacrifice present for future), 5) Sự tôn trọng của cộng đồng đối với gia đình (community respect for family), 6) Tìm kiếm kinh nghiệm mới (Seek new experiences), 7) Xấu hổ vì phải nhận
welfare (Ashamed to be on welfare),
Quá khứ cũng quan trọng như tương lai (Past is as important as the present).
Hai giá trị thuộc phương tiện có ảnh hưởng tiêu cực: 1) Sỡ hữu tài sản (material possession), 2) thú vui và sự phấn khích (fun and excitement); con cái không học được, mắc tệ nạn khi phụ huynh bận kiếm tiền, bỏ bê gia đình hay ham vui thú không hy sinh cho con cái.
Hai giá trị thuộc phương tiện có ảnh hưởng tiêu cực: 1) Sỡ hữu tài sản (material possession), 2) thú vui và sự phấn khích (fun and excitement); con cái không học được, mắc tệ nạn khi phụ huynh bận kiếm tiền, bỏ bê gia đình hay ham vui thú không hy sinh cho con cái.
Những giá trị nội dung (values in context): 1) Nền tảng văn hóa (cultural foundation), 2) thành quả nhờ gia đình (Family-based achievement), 3) Sự tự tin và niềm hãnh diện của gia đình (confidence and family pride), 4) Đương đầu với hoàn cảnh và hòa nhập (coping and integration). Những giá trị này phù hợp với những giá trị của giai cấp trung lưu Mỹ (These values are consonant with American middle class values). Rất có thể vì hiểu rõ giá trị của văn hóa Việt Nam nên người Mỹ đã không sợ người Việt tỵ nạn lập thành những ghetto ăn bám xã hội, đã để cho những cộng đồng Việt phát triển nương tựa lẫn nhau lúc đầu, và đón nhận nhiều đợt di dân tỵ nạn từ Việt Nam, Quận Cam là một thí dụ điển hình về sự phát triển ‘khu kinh tế mới’ ở California. [Tôi phải ghi thêm tiếng Anh từ trong cuốn sách này để những con em quí vị cựu học sinh Chu Văn An và con em những độc giả dễ hiểu. Còn rất nhiều những công trỉnh khác giúp người Mỹ hiểu về văn hóa Việt Nam chưa thể trích dẫn ở bài này].
Xin nêu một vài nhận xét khác về sự quan trọng của văn hóa. Ngô Nhân Dụng viết trong bài ”Văn hóa đi trước kinh tế”: ”Tại các nước có phép lạ kinh tế, có thêm một yếu tố khác thúc đẩy. Vì trong thời gian này tại các nước này văn hóa cũng hồi sinh. Những phong trào phục hưng văn hóa bắt đầu khi người dân một nước phát khởi niềm tự hào vào quá khứ, một niềm tin tưởng vào tương lai, tạo nên một khí thế tinh thần mạnh mẽ. Phát triển không phải chỉ là một hiện tượng kinh tế. Cần nâng cao dân trí, phấn chấn dân trí… Các nước nghèo thất bại trên đường phát triển vì thiếu những nền tảng văn hóa. Hậu qủa của tình trạng trống rỗng văn hóa này là óc duy lợi, duy vật, vị kỷ và các thủ đoạn gian trá được thả lỏng sinh sôi nẩy nở” (báo Người Việt, ngày 14 tháng 12, 2012). Tiến sĩ Nguyễn Minh Nguyên viết trong lời giới thiệu cuốn sách Thời Đại Mê Sảng, Bước Đường Suy Vong và Sụp Đổ của Đế Quốc Liên Xô, tr. xiv, bản dịch của Nguyễn Ngọc Huy Foundation từ nguyên bản cuốn sách Age of Delirium The Decline and Fall of the Soviet Union của David Satter (Yale University Press,/New Haven & London, 1996; paper back 2001): ”Cũng như một cá nhân hay một tổ chức, sự thịnh vượng lâu dài của một dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng của luân lý, tôn trọng con người, lẽ phải và sự thật. Gạt bỏ những yếu tố này, chủ nghĩa cộng sản đã hại cả một dân tộc Nga… Bà Margaret Thatcher cựu Thủ tướng Anh cũng nêu lên là sự thịnh vượng của một quốc gia không phải vì có đất rộng, dân đông, tài nguyên phong phú. Sự thịnh vượng nằm trong yếu tố con người. Mỗi người dân trong một quốc gia đều có trình độ, có năng lực sản xuất thì quốc gia đó thịnh vượng. Năng lực đó chỉ có khi nào lãnh vực tư được phát triển, chính quyền ít can thiệp vào đời sống của dân chúng, dân chúng có tự do để chọn lựa và theo đuổi những mơ ước của đời mình”. (Thời Đại Mê Sảng, tr. xiii). Sự thịnh vượng vì yếu tố con người có thể thấy rõ theo thí dụ của nước Anh, Nhật và Singapore… Xin nói thêm những yếu tố này thuộc về văn hóa.
Văn hoá phải có tự do
Gs. Nguyễn Thanh Liêm cũng viết trong bài ”Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long”: ”Phải có đủ tự do để học hỏi và thực hiện điều gì mới lạ trong cuộc sống thì sự biến đổi về văn hoá mới diễn tiến được” (Việt Nam: Văn Hoá và Môi Trường, tr. 111). Gs, Ali A. Mazrui (học giả ngườI gốc Kenya) trong cuốn Cultural Forces in World Politics (sức mạnh văn hóa trong chính trường thế giới), London, 1994, viết: ”Văn hóa không thể tách rờI khỏi tự do. Văn hóa thiếu tự do không phải là văn hóa. Văn hóa cần tự do để tồn tại và phát triển’.(Lâm Lễ Trinh. ”Vấn đề định nnghĩa văn hoá”, Việt Nam: Văn Hóa và Môi Trường, tr.23) ”Văn hóa là quyến thuộc, là làng mạc, là huyền thoại, là dã sử, là cổ tích ca dao, là quần áo, là món ăn, là nhân sinh quan, vũ trụ quan của cả một dân tộc. Văn hóa thoát ra từ cách ăn, cách mặc, cách làm, cách nghĩ, cách sống của người Việt Nam. Tất cả được tiếp nhận biến cải những mối liên hệ và tuơng quan cần thiết để thành một khối thuần nhất, Để thành văn hóa không thể có được sự ép buộc, mà phải do tự nguyện, tự do chung”. (Trần Ngọc Ninh. Tuyết Xưa, tr.185). Trong nhiều buổi thuyết trình, Gs. Trần Ngọc Ninh, Gs. Nguyễn Thanh Liêm, Gs. Nguyễn Ngọc Bích, Luật sư Trần Thanh Hiệp cũng đã nhiều lần nói lên là văn hóa phải có tự do. Cũng xin ghi thêm Tổng thống Franklin D.Roosevelt đã cho bài thuyết trình nổi tiếng ngày 6 tháng 1, 1941 về ”bốn thứ tự do”: 1) tự do ngôn luận, 2) tự do tôn giáo, 3) tự do không bị thiếu thốn, và 4) tự do không bị sợ hãi. Eric H. Greenberg đã viết ”Bốn thứ tự do đó vẫn còn vô cùng quan trọng. Nhưng căn cứ trên sự tiến bộ của xã hội và kỹ thuật, chúng ta cần thêm 4 quyền căn bản: 1) quyền có được sức khoẻ tốt – trong môi trường không bị hư hoại, dinh dưỡng tốt, và y tế vừa túi tiền trả được, 2) quyền có được giáo dục tốt, 3) quyền có được nguyên liệu sạch và giá phải chăng, và 4) quyền có được thông tin, bao gồm khả năng dùng computer và internet không bị ngăn chặn”. (Generation We [những người sinh ra từ 1978-2000], 2008, tr. 8). Ở Việt Nam bao giờ dân chúng mới có được bốn thứ tự do và bốn quyền căn bản này?! Gs. Trần Ngọc Ninh cũng viết: ”Sự giao tiếp, tiếp xúc và trao đổi giữa các nước và các văn hóa là một thúc đẩy lớn cho tiến bộ. Nhưng không được có sự tiêu diệt hay áp lực’. (Ước Vọng Duy Tân, A Dream for Vietnam, tr. 46).
Chế độ cộng sản làm suy đồi văn hóa
Trong xã hội cộng sản, xã hội xã hội chũ nghĩa ở Việt Nam ngày nay người dân không có tự do, bị áp lực theo một chủ nghĩa không tưởng đã lỗi thời, cho nên không thể bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam; trái lại làm nẩy sinh rất nhiều mặt tiêu cực suy đồi về văn hoá. Báo chí và các blog trong nước và ở hải ngoại nói rất nhiều đến văn hóa tham nhũng, văn hóa nghi kỵ, văn hoá bóc lột… chưa thể có văn hóa xếp hàng, chưa có văn hóa biết xấu hổ, chưa có văn hóa từ chức… lại phát triển những loại văn hóa tiêu cực như văn hóa chửi tục, văn hóa dối trá lừa bịp, văn hóa đàn áp (kiêu binh công an), văn hóa ứng xử côn đồ, thiếu lịch sự, văn hóa chụp giựt v.v… và nhiều biểu hiện văn hóa tệ lậu khác. ”Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”, ”Tiên học lễ, hậu học văn” chỉ là khẩu hiệu. Tại Việt Nam hiện nay tuy người cộng sản có phục hồi một số di tích lịch sử như cung điện ở Huế, Văn Miếu ở Hà Nội… cùng với các thắng cảnh, nhưng mục đích là để phục vụ du lịch và tuyên truyền, hơn là phát huy văn hoá.
Bà Đặng thị Hoàng Yến, cựu đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam trả lời đài BBC ngày 4 tháng 10, 2012: ”Xem ra đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành chánh bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị chi phối và bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật chất và tinh thần.” (Một định nghĩa về văn hóa là đời sống hay nếp sống cả về vật chất và tinh thần). Bài ”Người Hà Nội bây giờ 1001 thứ xấu” ghi: ”Bà Lê Thị Bích Hồng, phó vụ trưởng vụ Văn hóa, Văn nghệ, Ban Tuyên Giáo Trung Ương của đảng cộng sản Việt Nam kêu than về thực trạng văn hóa ứng xử của người Hà Nội hiện nay ‘Lối ứng xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói lệch chuẩn, nhất là ở giới trẻ ‘. (báo Nguời Việt ngày 10 tháng 12, 2012).
Trong bài ”Văn hoá nghị kỵ” Nguyễn Hưng Quốc viết: ”Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc cũng đang diễn ra ở Việt Nam. Văn hóa truyền thống Việt Nam dựa trên sự tin cậy và và tình nghĩa đã bị phá vỡ, trong khi một thứ hiện đại đúng nghĩa lại chưa được xây dựng. Thứ văn hoá phổ biến làm nền tảng cho sinh hoạt xã hội Việt Nam hiện nay là văn hoá chụp giựt. Ai cũng cố chụp giựt để thỏa mãn những lợi ích riêng tư và tức thời của mình. Trong một hoàn cảnh như thế rất khó giữ được sự tin cậy. Không thể xây dựng bất cứ môt giá trị bền vững nào cho xã hội và đất nước trên nền tảng của sự thiếu tin cậy như vậy… Trở ngại căn bản trên con đuờng hiện đại hoá đất nước như vậy nằm ngay ở văn hoá. Đó là văn hoá nghi kỵ”. (báo Người Việt ngày 9, tháng 12, 2012). Về vấn đề văn hóa và tham nhũng Nguyễn Hưng Quốc viết: ‘Một quốc gia càng dân chủ, càng minh bạch và càng tự do, đặc biệt tự do ngôn luận, nham nhũng càng ít… Nguyên nhân chính của sự dễ dãi đối với tham nhũng nằm ở sự tin cậy… Trong phạm vi cơ chế, tham nhũng chỉ xảy ra khi người ta không có sự tin cậy… Một số giáo sư ngành Á Châu học nhấn mạnh: văn hoá tặng quà là một nét trong văn hoá Á Châu… nhưng dù là văn hoá cũng không được quyền biến thành sự đổi chác”. (báo Người Việt ngày 7, tháng 10, 2012). Nguyễn Hưng Quốc cũng ghi tài liệu tham khảo ”Corruption, Culture and Communism” của Wayne Sandholt & Rein Taagepera trên International Review of Sociology số 15, tháng 3, 2005, tr. 112). Như vậy biến tặng quà thành tham nhũng cũng là lệch chuẩn.
Văn hóa lệch chuẩn ở Việt Nam hiện
nay
Trong một xã hội có kỷ cương, người dân thường theo đúng những tiêu chuẩn, những chuẩn mực về luân lý đạo đức, luật pháp và hành vi. Trong khoa học tự nhiên, những tiêu chuẩn (standard) được đặt ra rất rõ ràng: độ sôi, độ đông lạnh của nước, vận tốc xe hơi, thân nhiệt, huyết áp, độ cao của mỡ trong máu, nhiều thứ khác… nếu không chính xác hay ngoài tầm (out of range) là có vấn đề. Trong khoa học nhân văn hay khoa học xã hội, cũng có những chuẩn mực (criteria, standard, norm). Lệch chuẩn là có vấn đề: phạm luật, say rượu lái xe, vi phạm thuần phong mỹ tục, lừa bịp, dối trá, độc ác v.v… cũng bị xã hội chế tài hay dư luận chê bai đàm tiếu. Luật pháp, luân lý đạo đức, trách nhiệm, phong tục, tục lệ, những quy tắc ứng xử, dư luận và lương tâm… (một số yếu tố của văn hóa) khiến con người sống trong xã hội được hòa đồng thăng tiến và không đụng chạm vào quyền lợi của nhau.
Trong một xã hội lành mạnh, một số những chuẩn mực trong văn hóa thường được nêu lên là chân, thiện, mỹ; nhân nghĩa lễ trí tín; nhân bản, dân tộc, khai phóng; tự do, nhân phẩm, nhân quyền, dân quyền, dân trí, và dân khí. Ở Mỹ, học đường có những tiêu chuẩn căn bản chung (common core standards) là suy nghĩ có phán đoán (think critically), sáng tạo (creativity), giải quyết vấn đề (problem solving). Nhà trường đều dạy cách viết bài tường trình (report, term paper) theo đúng quy cách. Các lớp cao ở đại học đều có những khóa học bắt buộc về kiểm điểm và đo lường, thống kê (evaluation and measurements, statistics). Sinh viên cao học phải học cách viết luận văn cao học (master’s thesis) hay luận án tiến sĩ (doctoral dissertation) đúng tiêu chuẩn và hình thức (thesis writing). Tại nơi làm việc đều phải có kiểm phẩm (quality control), tiêu chuẩn (standard), luân lý chức nghiệp (code of ethics), phép lịch sự (etiquette), quy tắc ứng xử (code of conduct). Trong mọi lãnh vực để tiến bộ, cần có chuyển đổi cách nhìn (paradigm shift), hướng thiện (proactive), và cộng tác (cooperation, team work). Viết văn cũng có tiêu chuẩn là tính xác thực (authenticity), tính khả tín hay đáng tin cậy (credibility), không thừa thãi vô ích (no clutter), phân biệt sự kiện hay huyền hoặc (fact or myth). Thơ cũng có tiêu chuẩn tối thiểu là công dụng của tu từ pháp hay mỹ từ pháp (figures of speech). Ở Việt Nam hiện nay dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền và người dân có tôn trọng những tiêu chuẩn và những chuẩn mực nêu trên không? Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người cộng sản ”trọng hồng hơn chuyên”, thường bị vấn đề lệch chuẩn văn hóa, cho nên văn hóa và xã hội suy đồi, không bảo tồn được văn hóa và môi trường thiên nhiên.
Tố Hữu làm thơ khóc Lênin: ”Thương cha thương mẹ thương chồng; thương mình thương một thương ông thương mười”, đã dùng thể so sánh, tỷ giảo (simile) và ngoa dụ (hyperbole). Nhưng ngoa dụ dùng để nói ý hài hước hay châm biếm; so sánh trong trường hợp này cũng không đủ tính đáng tin cậy (credibility). Dân gian nói ”nhất vợ nhì trời” là so sánh và ngoa dụ, ý khôi hài, thì hay. Câu thơ của Tố Hữu thì trở nên nịnh bợ lố bịch, phản tác dụng, đã bị phê phán nặng nề, Tôi có người bạn đi Việt Nam về kể lại là dân Sàigòn cười không hiểu tại sao ở hải ngoại hay hát bài ”Quê hương là chùm khế ngọt” của Đỗ Trung Quân mà không biết rằng bài hát này ”phản cảm” và ”phản tác dụng”. ”Quê hương là chùm khế ngọt” là ẩn dụ (metaphor), tạm được (đối với các trẻ em), tuy rằng khế ngọt không có nhiều công dụng bằng khế chua. Nhưng ”cho con trèo hái mỗi ngày” thì hỏng vì mang tính ngỗ nghịch, phá hoại, có một chùm khế ngọt mà ngày nào cũng trèo hái thì còn gì, chắc chỉ được vài ngày. Phá quá! Cái gì cũng chỉ đủ phá trong vài ngày thì còn gì là quê hương! Hay là để dụ Việt kiều ở hải ngoại về cùng phá? Hơn nưã chắc chú nhỏ không được dạy câu ”hóc xương gà, sa cành khế” và câu truyện ”ăn một quả trả cục vàng”! Còn nhạc sĩ Đỗ Trung Quân trong một lần phỏng vấn của một đài phát thanh ở hải ngoại là câu ”quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người” có vẻ mỉa mai ”đụng chạm” người Việt ở hải ngoại, thì ông trả lời là ông không viết câu đó, người ta thêm vào. Đây cũng là hai trường hợp văn hóa lệch chuẩn.
Gs. Nguyễn Thanh Liêm viết: ”Mấy năm sau kỷ niệm 300 năm thành lập thành phố Sàigòn, bộ sách 4 quyển Điạ Chí Văn Hoá Thành Phố Hồ Chí Minh, 2000 trang giấy khổ lớn ra đời. Nhiều tài liệu, dữ kiện về khảo cổ, và lịch sử văn hoá xã hội có giá trị khoa học về vùng Đồng Nai Cửu Long có thể tìm thấy trong đó. Tuy nhiên vì chủ trương của chính quyền là đặt nặng vấn đề tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội nên có có một số những bài viết trong đó phải lấy chủ nghĩa xã hội làm triết lý căn bản, và phải hướng vào mụch đích xây dựng chủ nghĩa xã hội hơn là nhằm vào mục đích khoa học nên phần giải thích các sự kiện cũng như phần kết luận các bài viết này thường thiếu vô tư và lúc nào cũng có những từ ngữ ‘xã hội chủ nghiã’, ‘Đảng’ và ‘nhà nước’ chen vào” (Việt Nam: Văn Hoá và Môi Trường, tr. 97-98). Cho nên độc giả e ngại những sách xuất bản ở Việt Nam, kể cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, thường thiếu tính đáng tin cậy (credibility). Nói dối và tuyên truyền có phản ứng và tác dụng ngược, làm hại cả những gì có tính xác thực và khoa học. Tại sao người cộng sản không thể trung thực khi họ đã nắm vững quyền lực trong tay? Tiến sĩ Lê Ngọc Chân khi về lại Việt Nam nghiên cứu về Hát Quan Họ ở Bắc Ninh viết trong bài ”Quan họ singing in Ritual-festivals in Bắc Ninh region” là đã được vài nghệ nhân Quan Họ cao tuổi cho biết họ bất bình là có nhiều lần các nhân viên chính quyền đã làm giám khảo thi hát Quan Họ! (Việt Nam: Văn Hoá và Môi Trường, tr, 440). Vậy cũng là một trường hợp lệch chuẩn văn hoá. Ở Quận Cam chắc ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố Westminster năm 2013, và ông nghị viên Andy Quách chắc không bao giờ dám nhận làm giám khảo cuộc thi hát dân ca.
Sau 1975, một nhóm chúng tôi là cựu sinh viên văn khoa đến thăm thầy Nguyễn Đăng Thục đã giảng dạy môn Triết Đông ở đại học Văn Khoa trước 1975 (nhà Thầy gần đường Trương Tấn Bửu). Thầy Thục tâm sự là người cộng sản nhờ Thầy viết một cuốn sách so sánh Phật giáo và chủ nghĩa cộng sản. Thầy phải từ chối vì chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa cộng sản, Phật giáo là Phật giáo, Thầy không làm được việc đó. Cũng vậy Khổng giáo là Khổng giáo và chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội chũ nghĩa; không thể gán ghép cho nhau. Không thể viết về Cao Bá Quát để ca tụng Hồ Chí Minh! Người cộng sản cho là đạo đức cách mạng của họ cao hơn đạo đức chung cho mọi người (universal morality). Sau 1975, họ bảo là hãy đọc Mười Ngày Rung Chuyển Thế Giới (Ten Days That Shook The World) viết về Cách Mạng Nga 1917 của John Reed và Thép Đã Tôi Thế Đấy (How the Steel Was Tempered) thì rõ. John Reed là một phóng viên người Mỹ sang Moscow viết về Cách Mạng Nga và theo Hồng Quân đi ”diệt phỉ” và ca tụng cộng sản. Anh chết xác chôn ở tường thành điện Kremlin. Một đạo diễn Mỹ làm cuốn phim ”Red” nói về John Reed, được chiếu ở Sàigòn sau 1975. Ở đoạn cuối phim John Reed bệnh nặng, nằm trong bệnh xá bẩn thỉu với chiếc chậu thau ở gầm giường. Anh nhìn cô y tá và than: ”Đồng chí !!! Ước gì ta được ở quê nhà!” Phim chiếu chỉ một ngày rồi bị cấm.
”Đạo đức cách mạng” (nhấn mạnh sự trung thành với Đảng và sự hy sinh chiến đấu) đã lệch chuẩn đối với nhân dân; chắc đã mất dần sức thuyết phục trong thời bình cần xây dựng, nên cả Trung Quốc và cộng sản Việt Nam phục hồi Khổng Tử. Trong bài ”Bắc Kinh Hà Nội và Khổng Tử” có ghi: ”Nữ giáo sư Ann Cheng tức Trình Ngải Lan, giáo sư tại Collège de France danh tiếng hàng đầu của Pháp quốc và tây Âu (www.collegedefrance/fr/site/anncheng), tác giả nhiều bộ sách giá trị tầm vóc quốc tế về Trung Hoa và Khổng học, đã lên tiếng trong một bài tham luận nhan đề ‘Khổng Tử, công cụ của quyền lực mềm’ (Confucius ou l’éternel retour) trên báo Le Monde Diplomatique Paris ngày 30-9-2012. Giáo sư Cheng cho thế giới nhìn rõ về một thực trạng nhà cầm quyền cộng sản Tàu làm sống lại Khổng Tử như ý thức hệ mới của cộng sản Tàu mà kỳ thực là cộng sản hoá Khổng Tử, biến đức Khổng Tử thành công cụ của đảng cộng sản Trung quốc để độc tôn cai trị. Đảng cộng sản Việt Nam rập khuôn theo đường hướng Trung quốc trong nhiều năm qua, dấn xuống hố sâu tội ác giáo dục, tiêu diệt hồn Việt”. (tuần báo Saigon Canada ngày 18-10-2012).
Sau 1975, người cộng sản tịch thu những sản phẩm văn hoá của miền Nam, đốt sách báo cũ, thỉnh thoảng lại vây khu bán sách cũ ở Sàigòn, tịch thu đem về Bắc, cấm những tài liệu từ nước ngoài. Nhưng họ không thể làm như vậy ở hải ngoại, không thể cố tiêu diệt văn hoá như Mã Viện và Tần Thủy Hoàng đã làm; nhất là ở thời đại computer, Internet và Email ngày nay, như Gs. Châu Trần giảng viên lớp computer do Hội Bưởi Chu Văn An tổ chức đã nói ”có thể gửi lên trời để khi cần thì lại lấy xuống sử dụng”.
Chế độ cộng sản phá hoại môi trường thiên nhiên
Gs. Nguyễn Ngọc Bích tường trình trong Hội Nghị Quốc Tế Nhân Quyền tại Krakow, Ba Lan ngày 10 tháng 12, 2012: ”Vào năm 1975, 75% lãnh thổ Việt Nam còn là rừng, nay đã bị phá tới mức chỉ còn khoảng 35% còn là rừng.” (báo Người Việt ngày 11 tháng 12, 2012).
Rất có thể rằng vì đô thị hoá và kỹ nghệ hoá, vì môi trường Việt Nam không có kiểm soát (control) đủ, Việt Nam hiện nay đã có đủ ”những vấn nạn của môi trường” như Gs. Thái Công Tụng đã cảnh báo. Đó là 5 loại ô nhiễm : 1) ô nhiễm đất, 2) ô nhiễm không khí, 3) ô nhiễm nước, 4) ô nhiễm hoá học, 5) ô nhiễm sinh học… và 6 loại O (over): 1) overpopulation (quá đông dân), 2) overcutting (phá rừng), 3) overgrazing (đồng cỏ quá sức tải), 4) overfishing (đánh cá quá mức), 5) overhunting (săn bắn quá mức), và 6) overpumping (bơm nước quá mức). (Việt Nam: Văn Hoá và Môi Trường, tr.180-182).
Việt Nam bắt chước mô hình phát triển của Trung Quốc; trong khi đó tại Bắc Kinh và nhiều tỉnh ở Trung Quốc, ô nhiễm không khí đến độ nguy hiểm, rất nhiều trẻ em đã bị bệnh nặng về đường hô hấp. (Tin trên nhiều đài truyền hình, và báo Viễn Đông ngày 15 tháng 1, 2013).
Ở Việt Nam, cán bộ và dân chúng phá rừng lấy gỗ bừa bãi, đục núi lấy đá, săn thú hoang để nhậu và buôn lậu thịt thú rừng sang Trung Quốc. Tê giác, cọp, voi, hầu như đã tuyệt chủng, nhiều loài thú rừng đã mất dần trên các địa bàn cao nguyên, các loài chim, cá biển hay cá sông hồ lớn nhỏ, kể cả các loại côn trùng… bị đánh bắt gần cạn kiệt (Trung Quốc đã từng tận diệt chim sẻ). Nhiều cơ quan quốc tế đã viện trợ, trợ giúp bảo tồn thiên nhiên, nhưng hầu như không mấy kết quả; phần vì sinh kế của người dân, phần vì luật pháp không nghiêm minh, tham những, bao che nhau phá hoại. Ngày xưa dưới thời đô hộ Tàu, người dân phải ”xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn bắt lấy ngà voi sừng tê để triều cống người Tầu”, sử sách còn ghi. Ngày nay dường như lịch sử bị lập lại, người cộng sản cho người sang cả Phi Châu săn bắn và buôn lậu ngà voi sừng tê giác, bị bắt nhiều lần. Ở Quận Cam có cửa hàng thuốc bắc buôn lậu sừng tê giác đã bị bắt. Thuơng lái Trung Quốc còn tìm sang Việt Nam mua móng trâu bò, mua mèo, mua các loại côn trùng, cây lá. Thỉnh thoảng độc giả lại thấy báo đăng những bài về môi trường bị phá hoại ở Việt Nam.
Bài ”Đốt lá điều khô?”có ghi: ”Trên điạ bàn Bình Phước, thương lái Trung Quốc thu mua lá điều khô để phá hoại các vườn điều đang ra hoa của Việt Nam, sẽ ảnh hưởng đến năng suất sản lượng điều… khi cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu tình hình thì nhóm người trên đốt bỏ số lượng lá điều khô mua được và rời khỏi điạ phương… Mới 2 tháng trước ở Quảng Ninh thương lái Trung Quốc mua lá chu ka khô. Người dân chặt hạ hàng loạt cây chu ka để tuốt lá đem đi bán… hồi tháng 9, 2012 thương lái Trung Quốc tìm mua rễ sim, nghĩa là thứ gì làm rụi được Việt Nam là thu mua vơ vét. Do ham lợi, hàng nghìn người dân đã ồ ạt đi đào bới tận thu từng đoạn rễ sim bán cho thương lái Trung Quốc… nguy cơ khôn lường đối với môi trường sinh thái… Than ôi! Bí ẩn là thế. Dân mình thứ gì nhúc nhích là ăn, thứ gì thương lái tìm mua là cũng chặt ráo để bán. Thế thì rừng và vườn sẽ còn gì?.” (báo Việt Báo, ngày 9 tháng 1, 2013).
Gs. Trần Đăng Hồng Ph.D., giảng viên đại học Reading Anh Quốc, đã viết về hệ thực vật tại Việt Nam trong bài ”Present situation of the flora and fauna in Vietnam”: ”Mặc dầu Việt Nam có nhiều luật liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học (biodiversity), rừng và đa dạng sinh học luôn bị phá hoại. Nguyên nhân chính là không ai theo đúng luật. Vào ngày 20 tháng 8, 1993, khi đến thăm cảng Qui Nhơn, trung tâm kỹ nghệ đồ gỗ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh rằng đốn gỗ để xuất cảng phải ngưng ngay và hủy bỏ những hợp đồng đã có. Nhưng chỉ vài tháng sau 50,710 thước khối gỗ đã bị đốn xuống bất hợp pháp và bị bắt ở cảng này. Tờ báo Tuổi Trẻ đã thường xuyên tường trình về săn bắn, đốn gỗ bất hợp pháp xẩy ra ngay tại những rừng và công viên quốc gia được bảo vệ. Nhân viên phụ trách luật pháp và giới tư bản đỏ giầu có tham lam (the newly rich-red-capitalist class are so greedy) đã cấu kết với nhau ”bứt dây động rừng”. Bảo vệ môi trường là điều cuối cùng trong đầu óc cuả chính quyền Việt Nam”. (dịch từ nguyên bản tiếng Anh tr. 94-95, Việt Nam: Văn Hoá và Môi Trường).
Về hệ động vật Gs. Trần Đăng Hồng viết: ”Buôn bán thịt thú rừng bất hợp pháp đã gia tăng nguy hại cho thú rừng và tài nguyên thiên nhiên. Săn bắn và buôn bán thịt thú rừng là vấn đề lớn ở Việt Nam ngày nay. Người ta buôn bán sang Trung Quốc đủ các loại thú rừng để lấy thịt và làm thuốc. Riêng tỉnh Hà Tĩnh đã xuất cảng 3 tấn rùa hàng năm sang Trung Quốc. Cửa khẩu chính để buôn bán thú rừng sang Trung Quốc là Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Chó, mèo, rùa, rắn, khỉ, kỳ đà, tê tê, chim… là những con thú chính được buôn bán ở các cửa khẩu này. Một trung tâm buôn bán thú rừng nưã là cảng Sàigòn dễ dàng xuất cảng sang Singapore, Đài Loan và Nhật. Hàng xuất khẩu chính là những thú hiếm, ngà voi, khỉ, mai rùa, da rắn, và chim… Đánh cá bừa bãi bằng lưới, chất nổ, chất độc, và điện đã làm hư hại nhiều loại cá nước ngọt và cá ở biển gần bờ. Một số trại nuôi cá sấu, trăn, rắn và khỉ cũng là để xuất cảng cùng với số lượng lớn thú rừng bắt được (Việt Nam: Văn Hoá và Môi Trường, tr.93-94).
Việt Nam có luật về bảo vệ môi trường, nhưng chính quyền và người dân vẫn vi phạm trầm trọng. Nhiều vấn đề môi trường bị phá hoại và bị ô nhiễm đã được Tiến sĩ Mai Thanh Truyết nêu lên trong cuốn sách Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam, nhà xuất bản Enviro-Việt 2011: phát triển trong chiều hướng toàn cầu hoá, phát triển phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường, phải cải tổ chính sách khai thác nông nghiệp, khai thác quặng mỏ, năng lượng cho tuơng lai, ô nhiễm nguồn nước, chất phế thải rắn, lỏng và khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm arsenic ở Việt Nam, vấn đề an sinh của cá ở Đồng Bằng sông Cửu Long, câu chuyện dioxin/da cam v.v… (lời giới thiệu của Gs. Nguyễn Văn Trường , tr.6-7). ”Rất nhiều vấn đề thuộc về thiên nhiên, về con người, về tâm tình thao thức của nhiều nhân vật điển hình, về môi trường sống và cả những mưu toan chính trị dưới dạng những trang biên khảo cực kỳ phong phù về lịch sử, về phong tục, về tín ngưỡng hay tập quán của nhiều bộ tộc… những trang du ký sinh động đầy màu sắc của nhiều miền đất lạ trên cao nguyên, trên đồng bằng, trong rừng sâu núi thẳm hay ngoài đại dương…” đã được nhà văn Nhật Tiến giời thiệu về cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng của Bác sĩ Ngô Thế Vinh, nhà xuất bản Văn Nghệ, California, tái bản 2011. Tại sao người cộng sản để mặc cho môi trường bị phá hoại như vậy? Tại sao họ để cho người Tàu khai thác bauxite ở cao nguyên Trung Phần Việt Nam và thiết lập nhiều cộng đồng người Tàu trên đất nước Việt Nam? Tại sao họ bán biển, bán đất, bán dân, bán tài nguyên thiên nhiên cho ngưòi Tàu? Nguyên nhân là làm giàu cho tư bản đỏ, mà nguyên nhân sâu xa là ”Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam, nếu không muốn nói là đô hộ Việt Nam, dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Đông chủ trương ngay sau khi chiếm toàn lãnh thổ nội địa của Trung Hoa vào năm 1949, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện năm 1950… Phải chăng chủ nghĩa giáo điều cộng sản đã biến thái họ thành những con người không còn giữ được bản sắc dân tộc của một quốc gia có chủ quyền để trở thành ‘con dân’ của Đại Hán.” (”Thay Lời Bạt” tr. 579, 584 sách của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Gs. Trần Minh Xuân và Tiến sĩ Phan Văn Song: Từ Bauxite đến Uranium,Tiến Trình Đô Hộ Việt Nam của Trung Cộng, Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy & Nguyễn Ngọc Huy Foundation & Mekong Tỵnạn tái bản, 2012).
Những biểu hiện văn hoá
Trong một xã hội không có kỷ cương, luật pháp không được tôn trọng, giới luật pháp cấu kết vớI chính quyền tham nhũng, bóc lột đàn áp dân, không tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm, tự do, không nâng cao dân trí, không tuân theo những chuẩn mực văn hóa xã hội… thì những biểu hiện văn hoá tệ lậu cũng phát triển. Người cộng sản Việt Nam biết những biểu hiện văn hoá tệ lậu này – văn hoá lệch chuẩn – mà không chịu nghe theo những lời can ngăn cảnh cáo của nhiều người trong nườc cũng như ở hải ngoại, không chịu sửa những lỗi lầm đó hay không thể sửa đổi. Nguyễn Hưng Quốc viết: ”Nguyễn Phú Trọng thừa nhận nạn tham nhũng là đại họa của đất nước. Một con sâu làm rầu nồi canh. Cả một bầy sâu thì đất nước còn gì nữa. Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhại lại là thế bao giờ thì bắt sâu?” (báo Người Việt, ngày 6, tháng 12, 2012).
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, hầu như thường ngày, người dân đã chứng kiến những vi phạm luật pháp như không tuân theo luật đi đường, phá rừng, săn bắt bưà bãi, không xử lý chất phế thải từ các nhà máy, xây cất bừa bãi, không đủ tiêu chuẩn xây dựng, chiếm đất của dân, dân oan khiếu kiện, đàn áp tôn giáo, bỏ tù hay sách nhiễu những người lên tiếng bênh vực người dân tranh dấu cho dân chủ tự do, lên tiếng chống người Tàu chiếm đảo, chiếm biển, chiếm đất của nước ta v.v… Về lối sống thì lừa bịp, gian dối, ăn nhậu bừa bãi, xả rác, dùng quá nhiều rượu, thuốc lá, ma túy, bệnh hoạn, phải hối lộ khi đi bác sĩ hay khi phải vào bệnh viện, gian trá lừa dối từ cấp lãnh đạo xuống dưới, thực phẩm độc hại, buôn lậu tràn lan, xuất cảng phụ nữ, bóc lột sức lao động của trẻ em, cướp trộm của người khác kể cả du khách từ nước ngoài, xe đò cơm tù, bia ôm, cà phê ôm, mát xa trá hình, phim ảnh khiêu dâm trẻ em cũng mua được dễ dàng v.v… khiến nhiều du khách ngoại quốc đã phải phê bình. Tập truyện Quê Hương Vụn Vỡ của Gs Nguyễn Văn Sâm, là một trong nhiều sách nói lên phần nào những biểu hiện văn hoá tệ lậu ở Việt Nam hiện nay. ”Cả một xã hội hoàn toàn bị đảo lộn theo chiều hướng hết sức tiêu cực ở tất cả mọi khía cạnh sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của người dân chất phác miền Nam. Có thể nói đây là cuốn sách đầu tay của tác giả viết về những vấn nạn của Đất và Nước sau 1975”. (Mai Thanh Truyết ”Bạt: Vài ý nghĩ của người xem trước”, tr. 265).
Nhũng biểu hiện văn hoá tệ lậu được thấy rất nhiều trong môi trường giáo dục ô nhiễm ở Việt Nam ngày nay. ”Tình trạng vi phạm nhân quyền cũng đang diễn ra trong một môi trường mà lẽ ra phải là nơi đầu tiên nghiêm túc thực hiện sự tôn trọng con người, đó là môi trường giáo dục. Mối quan hệ thầy trò không còn thiêng liêng như thời xưa. Sự dối trá lan tràn từ ngoài xã hội vào trong học đường. Nạn gian dối trong thi cử, chạy điểm, gạ tình lấy điểm, mua bằng, thầy đánh trò, trò đánh thầy… thiếu chính sách đãi ngộ các nhà khoa học trong việc công bố tài liệu nghiên cứu trên các tạp chí thế giới… xúc phạm nhân phẩm các em cách này hay cách khác. Người thầy, hoặc do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức sư phạm, thiếu kiềm chế hay vì những bực dọc đời thường mà trút lên đầu các em… Ngược lại muốn xây dựng một xã hội dân chủ thì phải bắt đầu từ việc dạy cho trẻ em hiểu được những quyền của mình, để cho các em được dân chủ. Nếu không khi lớn lên đến lượt các em hoặc không biết quyền con người, quyền công dân của mình, hoặc sẽ vi phạm nhân quyền với người khác.” (Song Chi.”Nhân Quyền trong môi trường giáo dục Việt Nam”, báo Người Việt ngày 13 tháng 1, 2013).
Xã hội không tôn trọng tự do, nhân phẩm, nhân quyền, dân quyền, dân trí, lại bị văn hoá lệch chuẩn, làm suy đồi văn hoá, phá hoại môi trường thiên nhiên, cùng với những biểu hiện văn hoá tệ lậu trong thời đại toàn cầu hoá, bắt chước nhanh chóng những cái tệ lậu của xã hội cộng sản đang sụp đổ trong ”thời đại mê sảng”, bắt chước những cái tệ lậu của xã hội tư bản nhiều hơn là những cái hay cuả họ, thì những biểu hiện văn hoá tệ lậu đó sẽ trở thành gia tài văn hoá (cultural heritage). Văn hoá ở Việt Nam hiện nay nếu không được chấn chỉnh, mất dần bản sắc dân tộc, lại bị lệ thuộc người Tàu, thì khi đó sẽ trở thành loại gia tài văn hoá đúng như lời tiên đoán của Trịnh Công Sơn là ”gia tài của mẹ, một bọn lai căng, gia tài của mẹ, một lũ bội tình”, chưa thể ”dạy cho con tiếng nói thật thà…”.
Mong rằng chính quyền Việt Nam hiện nay phải đổi mới, thực thi dân chủ, tự do, để cùng người dân bảo tồn và phát huy văn hóa, cũng như bảo vệ đất nước, bảo vệ và làm sạch môi trường thiên nhiên ở Việt Nam… may ra chưa muộn!
Quận Cam, California, ngày 15 tháng
1, 2013
Phạm Văn Quảng (cựu học sinh Chu Văn An)
Phạm Văn Quảng (cựu học sinh Chu Văn An)
No comments:
Post a Comment