Vân Du
16/03/2013 - 14:46
Hội thảo quốc tế về tranh chấp
Biển Đông diễn ra từ 13-15/3 do Asia Society và Trường Chính sách công Lý Quang
Diệu (Singapore) đồng tổ chức ở New York, Mỹ đã thu hút các học giả quốc tế từ
Mỹ, Singapore, Philippines và Việt Nam. Riêng Trung Quốc đã cử một trung tướng
đến tham dự và đưa ra những phát ngôn mập mờ về một thứ lợi ích cốt lõi đầy đe
dọa tại Biển Đông.
Chủ đề trong Hội thảo Biển
Đông đã tập trung vào các nhân tố nòng cốt đưa ra giải pháp hòa bình tại Á-Thái
Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc tranh chấp tại khu vực này đã được đưa
ra mổ xẻ theo các chủ đề chính như nguồn gốc của tranh chấp ở Biển Đông; quan
hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông; vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; quan điểm
của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình và an ninh khu vực và các bài
học, đề xuất chính sách.
Ngay bài phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ tại
Singapore ông J. Stapleton Roy đã đưa ra tình huống nan giải của Mỹ khi rơi vào thế: vừa giữ trung lập tại Biển Đông nhưng cũng không
thể không can thiệp vào những vấn đề của Philippines đang phải đối mặt với
Trung Quốc tại Trường Sa và vùng biển phụ cận châu Á – Thái Bình Dương. Bên
cạnh đó, vị đại sứ cũng nhắc đến vấn đề cấp thiết của Quy tắc ứng xử Biển Đông
COC cũng như những trở ngại đế từ thái độ khiêu khích “tiêu cực” của chính
quyền Bắc Kinh.
Trong khi đó, cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, phụ
trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương ông Christopher Hill đã đưa ra một biểu
tượng nguy hiểm mà
chính quyền Bắc Kinh mắc phải đó là trộn lẫn vấn đề tranh chấp lãnh hải với ngủ
nghĩa dân tộc, trong đó biểu hiện rõ nhất là cuộc biểu tình chống Nhật trong
tháng năm 2012.
Trong diễn giải chi tiết về
tình trạng tranh chấp tại Biển Đông, ông
Henry Bensurto đến từ Bộ Ngoại giao Philippines đã nhấn mạnh đến mối quan
hệ lịch sử ngàn năm với Trung Quốc là một vốn liếng quan hệ nền tảng, tuy
nhiên, chỉ trong 100 năm, tình thế đã xấu đi. Trong đó, việc cô lập từng nước
vào thế tranh chấp song phương đang khiến tình trạng tồi tệ hơn. “Nếu như hơn 2
thập niên trước, giữa Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp, chúng tôi im lặng, vì đó
là vấn đề song phương, thì bây giờ, đó lại là vấn đề mà chúng tôi đang phải đối
mặt” - ông Henry nói. Về COC, ông Henry cũng đã nhấn mạnh đến nội dung và tính
pháp lý mới là nhân tố quyết định chứ không phải chỉ là một bản thỏa thuận được
lập ra như một giải pháp tình thế.
Vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng được ông Hoàng Tinh - Giáo sư trường ĐH Chính
sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh như một sự kiện cho thấy Trung Quốc sẽ không
thể lảng tránh, bởi đây đã là một vấn đề quốc tế.
Trong khi đó, đại diện của Trung Quốc, Trung tướng thuộc
Học Viện quốc phòng Trung Quốc ông Chu Thành Hổ đã có 1 bài phát biểu gây
tranh cãi nhất trong ngày đầu tiên diễn ra hội thảo và… biến mất trong các hội
nghị thảo luận chi tiết 2 ngày sau đó. Vẫn với giọng điệu mập mờ, ông Chu vẫn
kêu gọi hợp tác Mỹ - Trung, cùng tôn trọng lợi ích cốt lõi của hai bên. Ông này
cũng hùng hồn tuyên bố rằng Trung Quốc không hề muốn gây hấn hay tạo bất ổn
trên Biển Đông, có chăng chỉ là bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước này. Cho đến
nay, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Biển Đông vẫn chưa được làm rõ trước
cộng đồng quốc tế bằng các luận cứ pháp lý và xuất hiện dưới hình dạng một
chiếc lưỡi bò bao trùm lên các khu vực trọng yếu của vùng biển này.
Về phía Việt Nam, trình bày quan điểm của mình tại
hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hà,Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế
thuộc Bộ Ngoại cho biết tình huống “khó xử” giữa Việt Nam và Trung Quốc tai
Hoàng Sa và nhấn mạnh COC - một văn
bản làm nền tảng cho các giải pháp xử lý tranh chấp tại Trường Sa giữa ASEAN và
Trung Quốc cũng đang gặp khó bởi thái độ “đã sẵn sàng” nhưng “chờ thời điểm chín
muồi” mà Bắc Kinh đưa ra.
Hầu hết câu hỏi dành cho ban cử tọa đều nhắc đến sự
phi lý của “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và đại biểu Philippines đã đưa ra được những luận
cứ chắc chắn, thuyết phục về COC trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Riêng một câu hỏi Việt Nam liệu có đưa
Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm không, bà Hà cho biết
đây không phải chỉ là một con đường duy nhất mà còn có nhiều cách khác. Cho đến
nay, biện pháp Ngoại giao của Việt Nam trước hành động leo thang của Trung Quốc
vẫn là các phản đối ngoại giao đơn lẻ và chưa có hoạt động nào gây sự chú ý của
công luận quốc tế như những gì Philippines đã đạt được.
Vân Du
---------------------------
16/03/2013
3:25
Từ
ngày 13 - 15.3, tại New York (Mỹ) diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Biển
Đông: Nhân tố trung tâm của hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình
Dương” do tổ chức Asia Society và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của
Singapore đồng chủ trì.
Hội
thảo có sự tham dự của các học giả, luật sư, chuyên gia từ Mỹ, Singapore, Trung
Quốc, Philippines… Việt Nam có Phó trưởng khoa Luật quốc tế thuộc Học viện
Ngoại giao Nguyễn Thị Lan Anh và Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế
thuộc Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Thanh Hà tham dự.
Nội
dung thảo luận tập trung vào 4 chủ đề: nguồn gốc tranh chấp ở biển Đông; quan
hệ Mỹ - Trung ở biển Đông; vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; quan điểm
của ASEAN về biển Đông và hệ quả đối với hòa bình - an ninh khu vực cũng như
các bài học, đề xuất chính sách. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà khẳng định Việt Nam
luôn mong muốn giải quyết tranh chấp tại biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa
trên luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trong
khi đó, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher Hill cho rằng Trung Quốc có
vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Theo ông, Trung
Quốc không có lợi gì khi làm tăng thêm căng thẳng với các láng giềng. Trả lời
câu hỏi của học giả Trung Quốc về những khuyến nghị đối với nước này nhằm giải
quyết vấn đề hiện nay, Giáo sư Robert Beckman thuộc ĐH Quốc gia Singapore cho
rằng Trung Quốc nên tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp.
TTXVN
No comments:
Post a Comment