BBC
Cập nhật: 12:09 GMT - thứ ba, 26 tháng 3, 2013
Từ Washington,
Bộ Ngoại giao Mỹ đã có phản ứng về vụ căng thẳng mới nhất trên
Biển Đông giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Phát biểu
trước các phóng viên hôm thứ Ba ngày 26/3, ông Patrick Ventrell, phó
phát ngôn nhân tạm quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng nước này
‘quan ngại’ khi nghe tin về vụ việc và rằng Washington đang tìm hiểu
thêm từ cả hai phía Bắc Kinh và Hà Nội.
“Chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép của bất cứ bên nào để thúc đẩy
tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Hoa Nam,” ông Ventrell nói.
Ông bình luận
rằng vụ việc này cho thấy rất cần thiết phải có một bộ quy tắc
ứng xử để xử lý các tranh chấp ‘một cách minh bạch và có nguyên
tắc’.
'Đúng đắn và hợp lý
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tàu cá
Việt Nam bị hư hại và thúc giục Hà Nội bảo ngư dân tránh vào vùng biển của
Trung Quốc.
“Phản ứng của cơ quan chức năng của
Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý.
"Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam
tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân
để tránh các hoạt động trái phép như vậy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc, Hồng Lỗi được Reuters dẫn lời nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.
Ông Hồng lỗi đã
từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu
cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.
Vào hôm 25/03,
Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận một tàu Việt Nam bị Trung Quốc bắn bốc cháy ở
đảo Hoàng Sa và Hà Nội đang đòi Bắc Kinh bồi thường.
Báo Tiền Phong
hôm Chủ Nhật đã đưa tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và
nổ súng bắn cháy cabin tại đảo Hoàng Sa nhưng sau đó bà đã bị gỡ xuống.
Trang web của Bộ
Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói hôm 25/03:
"Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số
hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá
bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
"Đây là vụ việc hết sức nghiêm
trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính
mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.
"Hành động này đã vi phạm nghiêm
trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ
bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với
tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)."
Ngoài những lời
tuyên bố mang tính quy ước này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sử dụng những ngôn
từ mạnh mẽ hơn.
Ông Nghị được
dẫn lời nói: "Việt Nam kiên quyết
phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và
vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
"Ngày 25/03/2013, đại diện Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công
hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc."
Trên trang mạng
xã hội Weibo của Trung Quốc (một trang nhắn tin kiểu Twitter), người ta thấy có
một số ý kiến cho rằng nên khuyến khích việc tấn công vào tàu Việt Nam và một
số ý kiến khác nói nên làm điều tương tự với tàu Nhật khi có tranh chấp.
Một người bình
luận rằng "Đây là một cách tốt để
thể hiện sức mạnh của chúng ta. Lần sau chúng ta cần nã đạn thật.”
Một người khác
viết “Đừng quên rằng, Bộ trưởng quốc
phòng mới của chúng tôi đã từng tham gia cuộc chiến Việt – Trung.”
Phản hồi lại các
bình luận đã được dịch và đưa lên trang Facebook của BBC tiếng Việt, một độc
giả viết "Đây là một nước đi mạnh
của TQ, nếu VN không làm rõ vụ này chắc chắn những bước tiếp theo của TQ sẽ còn
lớn hơn nữa. Chỉ phản đổi mà không có động thái nào đủ mạnh thì nhà cầm quyền
TQ sẽ "bắt vía" VN. Mọi việc cứ chờ xem".
Còn một người
khác viết "Việt Nam có đầy đủ
chứng cứ không thể chối cãi về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa, Việt Nam cương quyết lên án hành động vi phạm chủ quyền đối
với hai quần đảo... những câu ai thuộc lòng :)))))"
------------------------------------
BBC
Cập nhật: 12:04 GMT - thứ tư, 27 tháng 3, 2013
Bộ Quốc phòng
Trung Quốc vừa khẳng định rằng không có tàu nào của Giải phóng quân
Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam và cho rằng đây hoàn toàn
là ‘cáo buộc vô căn cứ’, nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong
Kong cho biết.
Căng thẳng trên
Biển Đông đã nóng trở lại sau sự kiện Việt Nam hôm 25/3 cáo buộc một
tàu hải quân Trung Quốc nổ súng vào tàu cá của họ đang đánh bắt
trên vùng biển mà hai nước hiện đang có tranh chấp.
‘Hoàn toàn bịa đặt’
Tờ báo này
dẫn lời một quan chức hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc nói
rằng một tàu tuần tiễu của họ đã ‘bắn hai lần để cảnh báo sau khi
không đẩy được tàu Việt Nam ra khỏi lãnh hải Trung Quốc’.
Còn hãng tin
AP của Mỹ dẫn một thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra
vào tối muộn hôm thứ Ba ngày 26/3 cho biết hải quân của họ đã ‘bắn
pháo sáng’ vào tàu cá Việt Nam nhưng bác bỏ cáo buộc của Hà Nội
rằng chiếc tàu cá đã bị bắn cho hư hại.
Theo thông cáo
này thì tàu hải quân Trung Quốc ‘đã phải bắn hai loạt pháo sáng vào
bốn tàu cá Việt Nam’ sau khi các tàu cá này không có phản ứng gì
trước các động thái dùng còi hụ, hô lớn và vẫy cờ của của phía
Trung Quốc yêu cầu ngừng đánh bắt và ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ
quyền Trung Quốc’.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc
nói vụ bắn tàu cá 'bất hợp pháp của Việt Nam' là 'đúng đắn', 'hợp lý'.
Bộ Quốc phòng
Trung Quốc cáo buộc các tàu cá Việt Nam ‘đang đánh bắt phi pháp’ tại
vùng biển Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây
Sa hôm 20/3.
Họ cho biết
hai loạt pháo sáng đều tan trong không trung và rằng họ không bắn đạn
và không có tàu cá Việt Nam nào bị cháy cả.
Trong khi đó,
Việt Nam cho rằng khoang tàu của một trong số các tàu cá này đã bị
cháy trong vụ va chạm mà họ gọi là ‘rất nghiêm trọng. Chính phủ
Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội,
yêu cầu bồi thường cho ngư dân Việt Nam và trừng phạt những ai đã nổ
súng.
Thông cáo của
Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức hải quân giấu tên nói
rằng việc Trung Quốc nổ súng là ‘hoàn toàn bịa đặt’.
“Việc tàu
Trung Quốc trục xuất tàu của các nước khác vào lãnh hải của Trung
Quốc một cách phi pháp để bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi hải sản
là hoàn toàn hợp pháp,” thông cáo cho biết.
Trước đó,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng nói rằng Trung
Quốc đã có hành động ‘hợp pháp và thỏa đáng’ nhằm vào tàu cá
Việt Nam.
Đến Bãi cạn James
Trong một diễn
biến liên quan, hải quân Trung Quốc đã có một hành trình biểu tượng
đến vùng biển có tranh chấp này trong khuôn khổ các cuộc diễn tập
quân sự có sự tham gia của các tàu đổ bộ và máy bay chiến đấu.
Chuyến đi đến
Bãi cạn James này diễn ra sau những ngày tập trận bắt đầu từ thứ
Bảy ngày 23/3, truyền thông Trung Quốc cho biết.
Tàu đổ bộ
Tĩnh Cương Sơn chở theo lính hải quân Trung Quốc đã đến khu vực Bãi
đá này vốn chỉ cách bờ biển Malaysia 80km nhưng cách lục địa Trung
Quốc đến 1.800km hôm 26/3.
Hồi năm 2010
biết nước này đã cắm cột tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi
đá này.
Binh lính Trung
Quốc có mặt trên sân đỗ trực thăng của Tĩnh Cương Sơn đã thề sẽ
‘phấn đấu hết mình để thực hiện giấc mơ của một cường quốc’, Tân
Hoa Xã đưa tin.
Cuộc tập trận
và ghé Bãi đá James không xâm phạm bất cứ hòn đảo nào trên Biển Đông
mà các nước láng giềng hiện đang chiếm giữ. Do đó các nước trong khu
vực hiện chưa có phản ứng gì.
Hãng tin Mỹ AP
dẫn lời ông Chu Phương, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc
Kinh, nhận định chuyến đi này của hải quân Trung Quốc mang tính biểu
tượng về quyết tâm khẳng định chủ quyền ở vùng biển này nhưng lại
có ít ý nghĩa về mặt quân sự vì hải quân Trung Quốc đã từng đến
đây nhiều lần và không có ý định đóng quân ở đây.
No comments:
Post a Comment