Thứ tư, ngày 27 tháng ba năm 2013
Hơn
tháng nay, Chí phèo Bắc Hàn liên tục đòi đánh phủ đầu Nam Hàn và các đồng minh Mỹ, Nhật sau khi hội
đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tăng cường cấm vận vì vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.
Cũng giống như thời Kim đệ nhị, Kim đệ tam khi đói là chơi trò rạch mặt kiếm
ăn. Và thế giới cho rằng, đây chỉ là cái cách mà Trung Hoa và Bắc Hàn đang muốn
chuyển những bất cập đói nghèo, bất công trong nước ra khu vực. Một trò chính trị
định hướng dân chúng không hơn, không kém. Nên tình hình kinh tế toàn cầu không
xao xuyến, giá dầu và giá vàng thế giới chẳng hề hấn như những lần trước khi
Kim đệ nhị còn sống. Và con đường của Bắc Hàn trong tương lai là, thay đổi hay
là chết?
Cùng
thời gian đó, việc chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 5 của cộng sản Trung
Hoa diễn ra êm đẹp. Mấy hôm nay chuyến công du con thoi của ông Tập Cận Bình
đến những đối tác rất cần thiết để lo cho Trung Hoa trong thập niên tới dưới
quyền lãnh đạo của mình.
Đầu
tiên là Nga, nơi sẽ quyết định nguồn cung năng lượng cho Trung Hoa, ông Tập làm được trong nhiều thập niên tới, điều mà ở các
thế hệ trước chưa làm được vì những tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại. Sự
kiện này vô cùng quan trọng khi mà các dự án cung năng lượng khác nhằm tránh eo
biển Mallaca mà Mỹ và đồng minh đã cai quản - đường ống dẫn dầu xuyên Miến Điện
đến Vân Nam trị giá hơn 2 tỷ đô la xem như phá sản, sau khi Miến Điện từ bỏ xã
hội chủ nghĩa sang nền chính trị đa nguyên. Và dự án đường ống dẫn dầu từ Iran
xuyên Pakistan về Vân Nam trị giá 4.5 tỷ đô la vẫn còn trên giấy và nhiều bất
cập trong khu vực.
Thứ
đến là cam kết cho vay 20 tỷ đô la cho châu Phi trong thời gian 3 năm tới, nhằm
lấy lại uy tín của Trung Hoa tại châu lục này đã bị tổn hại
sau cuộc cách mạng hoa Nhài ở Trung Đông và Bắc Phi.
Và
cuối cùng là, cuộc họp thượng đỉnh của khối BRICS - Brasil, Rusia, India,
China và South of Africa - tại Durban của Nam Phi diễn ra trong 2 ngày kể từ
26/3/2013. Trong khi những bất cập về văn hóa, lịch sử và chính trị vẫn còn tồn tại,
thì 5 nền kinh tế mới nổi đang cố gắng xây dựng quan hệ cho một khu vực chiếm
đến 25% GDP và 40% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Cùng
thời gian này, để làm xoa dịu những căng thẳng khu vực Đông Bắc Á về những
tranh chấp biển đảo, chỉ có tính định hướng lòng dân trong lúc khó khăn, 3 nước
Trung Hoa, Nhật và Nam Hàn cùng ngồi vào bàn đàm phán về một hiệp định mậu dịch tự do cho riêng họ, trên
cơ sở đã có sẵn những quan hệ làm ăn lâu nay - Trung Hoa là cái xưởng sản xuất
cho 2 quốc gia còn lại.
Trong
lúc đó, một khu vực thương mại tự do khác, đóng vai trò mấu chốt cho tình hình
khu vực Thái Bình Dương trong nhiều thập niên tới, đang chạy đua nước rút trên
bàn thương thảo - Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương -
gồm 10 nước: Mỹ, Nhật, Úc, Peru, Tân Tây Lan, Chile, Mã Lai Á, Tân Gia Ba,
Brunei và Việt Nam, chỉ còn lấn cấn
vấn đề thương thảo giữa Mỹ với Việt Nam về vấn đề nhân quyền và tự do dân
chủ.
Kinh
tế toàn cầu đang cơn bĩ cực, mà có thể tái diễn lần thứ hai sau suy trầm 2008,
vì khu vực Liên Minh Châu Âu - United States of European - đang vào cơn khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Hai lần chiến tranh
thế giới trong quá khứ cũng bắt đầu bằng đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi
cố gắng và nổ lực của các chính trị gia luôn chỉ là kéo dài căng thẳng trước
khi mồi lửa chiến tranh bùng phát.
Lần
này cũng vậy, lịch sử sẽ lập lại khi mồi lửa chiến tranh sẽ bị bất kỳ một
bên nào đó trong cái thế giới đa cực này phát động. Song, toàn thể nhân loại sẽ
khó có một chiến tranh thế giới thứ III với hiện trạng vũ khí hạt nhân đang ở
vào thời kỳ đỉnh điểm như hiện nay. Mọi kiềm nén sẽ dẫn đến chiến tranh chớp
nhoáng trong một khu vực nhỏ, sẽ là cái đích hướng đến của những nước chủ chốt
nắm quyền ở hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là có thật.
Lịch
sử chiến tranh khu vực hoặc toàn cầu trong hai thế kỷ qua được quyết định bỡi
các cường quốc. Các nước nhỏ hầu như chỉ được quyết định vận mệnh của mình bằng
con đường ngoại giao hòa bình khôn khéo hay sai lầm vào chảo lửa chiến tranh
của các chính khách.
Khi
chiến tranh nổ ra, việc thắng bại nằm chủ yếu ở nguồn cung năng lượng và quyết
định của các nước lớn hơn là ý chí và lòng quyết tâm của một dân tộc. Trong
chiến tranh thế giới I và II, việc cắt nguồn cung năng lượng đóng vai trò quyết
định bên nào thắng, bên nào thua. Trong chiến tranh khu vực ở các nước nhỏ, bàn
đàm phán ăn chia của các nước lớn tại Liên Hiệp Quốc gần đây là nơi quyết định.
Việc
Trung Hoa bằng mọi giá phải có nguồn cung năng lượng gần đây, không chỉ vì phát
triển kinh tế, mà còn là chuẩn bị chiến tranh, nếu có xảy ra. Nhưng khi chiến
tranh xảy ra thì ai đứng về phía ai còn tùy thuộc vào những cuộc đi đêm vì
quyền lợi của các cường quốc trong ăn chia phe nhóm lại là vấn đề quyết định.
Về lịch sử, khi chiến tranh lớn xảy ra, Hoa Kỳ và Nga chưa bao giờ bị tách rời
quyền lợi. Đó là do địa chính trị Hoa Kỳ mang đến thuận lợi cho nước này, khi
họ không dính liền với các cựu lục địa đầy hiếu chiến và bảo thủ.
Hai
cuộc ngoại giao bóng rổ diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa năm 2011, và Hoa Kỳ
với Bắc Hàn đầu năm 2013, làm gợi nhớ đến cuộc ngoại giao bóng bàn giữa Nixon
và Mao quyết định bàn giao Trung Hoa cai quản Đông Dương diễn ra vào năm 1972.
Có điều khác nhau là, bóng bàn thì đưa bóng bàn giao. Còn bóng rổ thì úp sọt để
ghi điểm. Vì thế cho nên, trong trận đánh bóng rổ ở Trung Hoa 2011 đã có ẩu đả
của các vận động viên Trung Hoa đánh các vận động viên Hoa Kỳ, mà không có kết
cục như cái bắt tay thương thảo đến Hiệp Định Thượng Hải 1972.
Từ
suy thoái kinh tế toàn cầu 1929-1933 để đến chiến tranh thế giới II phải mất 1
thập niên. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, khó lòng có
chiến tranh thế giới III, nhưng chiến tranh khu vực có tầm quy mô lớn là rất có
thể. Và việc bày binh bố trận đã trong tiến trình rất sẵn sàng.
Sau
Trung Đông Bắc Phi sẽ là khu vực Thái Bình Dương. Tâm điểm và chuỗi domino
chiến tranh khu vực này như ở Trung Đông và Bắc Phi trong 2 năm qua sẽ là ở đâu
còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố - ngoại giao, kinh tế và sự đàm phán của nơi
quyết định quyền lợi của các cường quốc - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - mà
chủ yếu là tam quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - như lịch sử gần đây
đã cho thấy.
Bài đọc
liên quan:
+ Thử nhìn toàn cục tình hình
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Thế cờ đã rõ
+ Thử nhìn toàn cục tình hình
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Thế cờ đã rõ
No comments:
Post a Comment