Được đăng ngày Thứ năm, 14 Tháng 3 2013 11:44
Trải qua hơn 2 thập niên từ thời kì Đổi
Mới, dẫu xã hội Việt Nam đạt được một số thành tựu và chuyển biến quan trọng
(so sánh với thời kì bao cấp) nhưng những tiến bộ này không đủ và còn tồn tại
quá nhiều yếu kém. Ở một phương diện khác, tiến trình phát triển này đã và đang
bộc lộ sự mất cân đối trầm trọng giữa nhu cầu tăng trưởng và vấn đề môi truờng,
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, sự phân biệt giàu nghèo giữa những
thành phần trong xã hội. Và, một trong những yếu kém, lệch lạc lớn nhất của nền
kinh tế, xã hội Việt Nam ngày hôm nay đó là không có đủ khả năng để tạo ra
nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho một lực lượng lao động đông đảo
(chiếm hơn 50 % dân số) [1] dẫn tới làn sóng người di dân ra nước ngoài lao
động và kết hôn với người ngoại quốc (chủ yếu là chị em phụ nữ). Xa và nguy hại
hơn nữa là tệ nạn buôn người đang diễn ra trên đất nước Việt Nam và đau lòng
thay, nạn nhân lại chính là đồng bào của chúng ta. Bài viết này bàn về tình
trạng của người lao động và cô dâu Việt Nam tại hải ngoại cùng tệ nạn buôn
người.
Đôi điều về chính sách xuất khẩu lao động
của Nhà nước Việt Nam Cộng Sản
Đâylà hoạt động kinh tế dưới hình thức cung
ứng lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu
cầu nhân lực của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980
dưới hình thức hợp tác lao động với các nước trong khố Xã hội chủ nghĩa, chủ
yếu là ở Đông Âu, trong tình hình kinh tế Việt Nam lúc đó đang gặp nhiều khó
khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam khi đó. Từ khi cơ chế
thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị
trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến số lượng lao
động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao
động làm việc tại nước ngoài [2]. Bàn về chính sách xuất khẩu lao động này theo
cách giải thích của những nhà chức trách của Đảng Cộng Sản thì nó góp phần giải
quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ
cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ
Lao Động Thương Binh Xã Hội cho biết năm 2013, Việt Nam phấn đấu đưa 90.000 lao
động đi làm việc ở nước ngoài [3] (Không biết nên vui hay cảm thấy nhục ở đây).
Bên cạnh chủ trương chính sách đó, dù vẫn đang diễn ra và đem lại một nguồn thu
ngoại tệ tương đối cho Việt Nam nhưng lại đi kèm là những vấn đề bất cập về cơ
chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về
trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp tại nước
ngoài. Nguy hại hơn, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc
lột và ngược đãi.
Về hiện tượng cô dâu Việt lấy chồng ngoại
quốc?
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước
ngoài ngày càng nhiều. Theo chính báo cáo của Bộ Công An Việt Nam tại Hội nghị
toàn quốc bàn về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Cần Thơ ngày
22/4/2011 đã đưa ra con số thống kê trên 272.000 chị em kết hôn với người nước
ngoài ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ năm 1998 tới 2010 [4]. Trong thời
buổi hội nhập quốc tế, người Việt nam có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài làm
việc, học tập, du lịch; người nước ngoài cũng được tạo thuận lợi trong việc đến
Việt Nam hợp tác làm ăn, buôn bán hay tham quan, du lịch ngày càng đông. Điều
đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hôn nhân giữa công dân Việt Nam, mà
tuyệt đại đa số là phụ nữ, với người nước ngoài. Lý giải cho hiện tượng phong
trào phụ nữ Việt lấy chồng ngoại đã có nhiều nhà xã hội học, các chính trị gia,
các quan chức đưa ra nhiều ý kiến. Tựu trung lại thì có hai nguyên nhân chính.
Một là nguyên nhân kinh tế: Việt Nam thuộc quốc gia đang phát triển nên đại bộ
phận dân chúng còn đang sống trong cảnh khó khăn. Trong khi đó một số nước
trong khu vực kinh tế phát triển hơn nên thu hút công dân các nước kinh tế kém
hơn đến định cư, trong đó có con đường hôn nhân. Hai là nguyên nhân mất cân
bằng giới tính ở một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc dẫn đến
tình trạng thiếu phụ nữ trong tuổi trưởng thành, nhiều đàn ông không tìm được
đối tượng kết hôn trong nước nên phải ra nước ngoài tìm vợ trong đó có Việt Nam
là quốc gia có nền văn hóa tương đồng. Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng
ngoại quốc đã làm cho xã hội của chúng ta đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều
những vấn đề xã hội phức tạp không dễ dàng giải quyết. Nghiêm trọng hơn, đó là
tình trạng buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc làm vợ và nô lệ tình dục, một vấn
nạn nhức nhối và thương tâm vẫn đang diễn ra trên đất Việt Nam.
VIDEO:
Envoyé spécial - Trafic de femmes vietnamiennes en Chine
France 2 / 07 mars 2013
Câu chuyện về người lao động và cô dâu Việt
Nam tại Đài Loan
Đài Loan có lẽ là bức trang sinh động và
tiêu biểu nhất về hiện trạng của người lao động xuất khẩu và cô dâu kết hôn với
người ngoại quốc vì ở nơi đây có tới gần 200 ngàn người nhập cư tới từ Việt Nam
nằm trong nhóm này.
Người lao động xuất khẩu lên đường đi làm việc
Người lao động: Theo
thống kê, hiện nay có quãng hơn 80,000 người Lao đông nhập cư (LĐNC) Việt Nam
[5] (đa phần là những người trẻ tuổi, phần đông tới từ mảnh đất miền Trung cằn
cỗi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…) đang sinh sống tại Đài Loan. Họ thường
làm việc trong các nhà máy, sản xuất đủ loại từ chiếc điện thoại di động cho
tới những bao bì thực phẩm đông lạnh. Từ Việt Nam, trước khi qua tới hòn đảo
này, họ được các Công Ty Môi Giới Xuất Khẩu Lao Động (CTXKLĐ) cho biết rằng chỉ
sau 2 hay 3 năm làm việc là có thể tích góp mang được một chút vốn về cho gia
đình làm ăn. Để có được một suất đi làm việc tại Đài Loan, trước tiên một người
lao động phải ký với CTXKLĐ và trả lệ phí quãng từ 3,500 tới 8000 USD, ở mức
cao nhất so với các quốc gia khác cũng đưa nhân lực ra nước ngoài làm việc
trong vùng Đông Nam Á như Phillipines và Indonesia. Vì lệ phí môi giới này quá
cao so với mặt bằng trung của xã hội Việt Nam cho nên đa phần những anh chị em
công nhân lao động phải bán hay thế chấp tài sản, vay nợ, vay lãi suất để trả
tiền cho CTXKLĐ. Họ rời quê hương mang theo món nợ nặng nề, những mong là sau
khi kết thúc hợp đồng làm việc sẽ trả được hết nợ nần và có đươc một chút vốn
cho gia đình làm ăn. Thực tế là hầu hết những con người ngây thơ vô tội ấy đã
không thể thực hiện nổi ước mơ này. Trái ngược với những hứa hẹn, sau khi qua
tới Đài Loan, rất nhiều anh chị em công nhân đã sớm nhận ra được là công ty thuê
mướn họ không có nhiều công việc để cho họ làm thêm, tăng ca mà chỉ là những
công việc trong giờ chính thức với mức lương tối thiểu (quãng tầm 600 USD).
Không những vậy, thu nhập hàng tháng của họ đều bị khấu trừ rất nhiều thứ phí
và các khoản như tiền thuế, bảo hiểm, lệ phí ăn ở, phí môi giới Đài Loan, v.v.
Ai may mắn và biết tích cóp thì có thể chỉ đủ trả nợ sau 2 năm, không có dư
giật hay tích lũy gì thêm. Những hứa hẹn từ phía công ty môi giới đều là những
cái bánh vẽ, không hiện thực, từ tiền lương thưởng tới việc làm thêm, tăng ca
ngoài giờ và điều kiện làm việc an toàn, đúng với quy định của luật lao đông.
Khi đặt chân tới Đài Loan, họ đã bị chủ thuê giữ hết giấy tờ tùy thân, hợp
đồng, hộ chiếu v.v. để phòng trường hợp bỏ trốn ra ngoài.
Rất nhiều LĐNC đã phải cố gắng tự tìm cách bươn trải bằng cách làm liều, trốn ra khỏi nơi làm việc. Năm 2012, Đài Loan có tới khoảng 15,000 người lao động làm việc “chui lủi” [6] không có giấy tờ hợp pháp. Quyết định bỏ trốn ra ngoài làm việc không dễ dàng và không an toàn. Khi bỏ trốn, người lao động đã tự mình phá vở hợp đồng và do đó họ trở thành đối tượng nhập cư bất hợp pháp. Không có giấy tờ tùy thân và khi đi tìm việc làm, họ rất dễ dàng trở thành đối tượng bị lạm dụng, bóc lột sức lao động bởi những chủ thuê mong muốn có nhân công giá rẻ mạt cho các công việc dơ bẩn, nặng nhọc và không an toàn. Họ thường không được làm việc trong một môi trường an toàn, theo đúng tiêu chuẩn quy định trong luật lao động. Áp lực phải kiếm tiền trả nợ, cộng thêm nỗi sợ bị bắt giam vì cư trú quá hạn, bất hợp pháp khiến cho nhiều người lao động bỏ trốn chủ thuê dễ rơi vào cạm bẩy của nạn buôn người. Hơn thế nữa, nạn nhân của tình trạng buôn người không chỉ là những công nhân trốn chủ ra ngoài làm việc. Tình trạng buôn người còn là khi nạn nhân bị ép phải làm việc quá sức hay lạm dụng tình dục mà không thể nào trốn thoát vì kẻ uy hiếp dùng vũ lực, thủ đoạn để lừa gạt hay ép buộc. Nhiều lao động tìm việc làm ở nước ngoài bị đưa ngang qua các đường giây môi giới bất hợp pháp, lừa đảo trá hình. Họ thường phải ký những hợp đồng mà họ không thể nào hiểu hết được mà cũng không có thì giờ để mà tìm hiểu thêm. Họ thường bị hứa hẹn nhiều hơn là thực sự thu nhập lại được, thậm chí phải trả lại nhiều hơn là thu vào. Thảm trạng rơi vào tình cảnh nợ ngập đầu trong một đất nước xa lạ, không thông thạo ngôn ngữ, không biết gì về quyền lợi của bản thân mình, không quen biết ai đề có thể hỏi han nưong nhờ, khiến cho những anh chị em lao động dễ dàng trở thành miếng mồi ngon mà bọn buôn người dễ dàng tìm thấy và khai thác để trục lợi. Có rất nhiều câu chuyện thương tâm về những nạn nhân của tệ buôn người này, họ mất cả tiền bạc, người thân, gia đình và thậm chí là cả tính mạng[7]
Rất nhiều LĐNC đã phải cố gắng tự tìm cách bươn trải bằng cách làm liều, trốn ra khỏi nơi làm việc. Năm 2012, Đài Loan có tới khoảng 15,000 người lao động làm việc “chui lủi” [6] không có giấy tờ hợp pháp. Quyết định bỏ trốn ra ngoài làm việc không dễ dàng và không an toàn. Khi bỏ trốn, người lao động đã tự mình phá vở hợp đồng và do đó họ trở thành đối tượng nhập cư bất hợp pháp. Không có giấy tờ tùy thân và khi đi tìm việc làm, họ rất dễ dàng trở thành đối tượng bị lạm dụng, bóc lột sức lao động bởi những chủ thuê mong muốn có nhân công giá rẻ mạt cho các công việc dơ bẩn, nặng nhọc và không an toàn. Họ thường không được làm việc trong một môi trường an toàn, theo đúng tiêu chuẩn quy định trong luật lao động. Áp lực phải kiếm tiền trả nợ, cộng thêm nỗi sợ bị bắt giam vì cư trú quá hạn, bất hợp pháp khiến cho nhiều người lao động bỏ trốn chủ thuê dễ rơi vào cạm bẩy của nạn buôn người. Hơn thế nữa, nạn nhân của tình trạng buôn người không chỉ là những công nhân trốn chủ ra ngoài làm việc. Tình trạng buôn người còn là khi nạn nhân bị ép phải làm việc quá sức hay lạm dụng tình dục mà không thể nào trốn thoát vì kẻ uy hiếp dùng vũ lực, thủ đoạn để lừa gạt hay ép buộc. Nhiều lao động tìm việc làm ở nước ngoài bị đưa ngang qua các đường giây môi giới bất hợp pháp, lừa đảo trá hình. Họ thường phải ký những hợp đồng mà họ không thể nào hiểu hết được mà cũng không có thì giờ để mà tìm hiểu thêm. Họ thường bị hứa hẹn nhiều hơn là thực sự thu nhập lại được, thậm chí phải trả lại nhiều hơn là thu vào. Thảm trạng rơi vào tình cảnh nợ ngập đầu trong một đất nước xa lạ, không thông thạo ngôn ngữ, không biết gì về quyền lợi của bản thân mình, không quen biết ai đề có thể hỏi han nưong nhờ, khiến cho những anh chị em lao động dễ dàng trở thành miếng mồi ngon mà bọn buôn người dễ dàng tìm thấy và khai thác để trục lợi. Có rất nhiều câu chuyện thương tâm về những nạn nhân của tệ buôn người này, họ mất cả tiền bạc, người thân, gia đình và thậm chí là cả tính mạng[7]
Cô dâu: Theo công bố trong năm 2012, số lượng cô dâu ngoại quốc
đang sinh sống tại Đài Loan (tức người nước ngoài kết hôn với đàn ông Đài Loan)
là 472.048 người, trong đó số cô dâu Việt Nam chiếm 18.49% (87.274 người) [8].
Các cơ quan phụ trách vấn đề di trú củaĐài Loan hàng năm đều mở lớp ban
đêm dạy học tiếng Hoa miễn phí dành cho người Đài Loan mù chữ và
các chị em cô dâu tới từ các nước. Do tiếng Trung cũng được đào tạo phổ
biến ở Việt Nam cho nên thông qua cơ quan ngoại giao và nhất là từ mối quan hệ
làm ăn hợp tác đầu tư, các cơ quan ở Đài Loan rất dễ dàng có thể tuyển dụng
được những giáo viên người Việt Nam dạy tiếng Trung cho cô dâu người Việt, giúp
họ hòa nhập và thích nghi với môi trường ngôn ngữ mới và xã hội Đài Loan.
Đàn ông Nam Hàn qua Việt Nam tuyển vợ
Một đặc điểm đáng chú ý là đa phần những
người đàn ông Đài Loan sang Việt Nam hay các nước khác trong khu vực Đông Nam Á
tìm vợ là không có nhiều tiền bạc, không có nhà cửa và công ăn việc làm ổn định
(họ thường làm tài xế hay buôn bán nhỏ, rất bấp bênh và không ổn định) do đó
rất khó tìm được vợ ở chính quốc (phụ nữ Đài Loan ngày nay có học thức và tính
độc lập rất cao cho nên thường có xu hướng kết hôn muộn, ở độc thân, sinh ít
hoặc không sinh con) Vì vậy, khi sang đến xứ người, nhiều cô dâu đã phải vỡ
mộng vì cuộc sống với gia đình nhà chồng không phải là giàu có, sung sướng như
viễn cảnh được vẽ ra ở Việt Nam qua sự mường tượng, lời kể hoặc môi giới, tư
vấn. Khát vọng đổi đời, vì vậy phải trả một cái giá rất đắt.
Người già ở Đài Loan chiếm một tỷ lệ rất
cao trong quy mô dân số xã hội vì vậy đối với nhiều cô dâu, nhất là từ Việt Nam
khi sang đến Đài Loan, ngoài chức năng làm vợ, sinh con cho gia đình chồng còn
kiêm nhiệm luôn công việc của người giúp việc và chăm sóc bố mẹ chồng già. Có
nhiều cô dâu bị lừa, bị cưới về để chăm sóc bà mẹ chồng bị ốm liệt giường nằm
trên giường bệnh, phải chăm sóc từ miếng ăn đến chuyện giặt giũ, vệ sinh. Ở Đài
Loan, những hộ gia đình khá giả, thường có xu hướng đưa người già vào viện
dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc và y tế rất tốt, nhưng chi phí không hề rẻ, và chỉ
những ai có công ăn việc làm, thu nhập, hưu trí ổn định mới không phải bận tâm
gì nhiều.
Có nhiều cô dâu khi sang tới Đài Loan, thậm
chí còn trở thành trụ cột kinh tế của gia đình nhà chồng. Phụ nữ Việt Nam vốn
nhanh nhẹn, đảm đang và tháo vát nên ở xứ người, họ có thể thích nghi với cuộc
sống mới và đi làm việc ngay, công việc đơn giản nhất là mở quán ăn hay phục vụ
trong các nhà hàng, cửa tiệm hoặc làm những công việc tạp vụ trong các nhà
xưởng. Những cô dâu Việt Nam tới Đài Loan đã đem tới hòn đảo này khá nhiều đặc
sản và món ăn của Việt Nam như phở, bánh cuốn … và họ cũng biết tìm đến với
nhau, họp lại thành những hội đoàn vừa để tương trợ, giúp đỡ lẫn bảo vệ nhau
trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Cuộc sống của cô dâu Việt ở Đài Loan,
thường là khấm khá hơn so với cảnh ngộ của người lao động, nhất là khi họ có
được thẻ căn cước của Đài Loan nhưng cũng có nhiều cô không may, bị gia đình
chồng ngược đãi, đánh đập, có người còn vướng vào những vụ kiện pháp lý tranh
giành tài sản với gia đình chồng (sau khi người chồng đột ngột qua đời), có
người ly thân và nuôi con một mình.
Một vài nhận định
Ở góc nhìn của người ngoài cuộc, thì câu
chuyện về người lao động và cô dâu Việt Nam ở hải ngoại quả là một câu chuyện
đau xót. Với những ai có ý thức về niềm tự tôn dân tộc thì vấn nạn này là “quốc
nhục” và chính quyền cộng sản bị gọi là “buôn dân bán nước”. Điều đó không hề
sai vì sự thật “buôn người” hiện đang là một kĩ nghệ đem lại nguồn thu ngoại tệ
rất lớn, không phải đầu tư nhiều về hạ tầng kĩ thuật, máy móc, công nghệ hay
thâm dụng vốn con người. Sức lao động rẻ mạt chính xác là một món hàng rất dễ
sinh lời và chỉ cần tìm cách móc ngoặc với nhà chức trách để lách luật là có
thể làm giàu nhanh chóng, phía đối tác nước ngoài cần nhân công giá rẻ và Việt
Nam thì có lợi thế nhân lực dồi dào, trẻ và cần mẫn. Các công ty Tư vấn Xuất
Khẩu Lao Động Việt Nam hiện nay, ít hay nhiều đều có móc ngoặc với những quan
chức của chế độ để thuận lợi trong những thương vụ mua bán mà hàng hóa là con
người này. Bởi vậy, những cơ quan ngoại giao của chế độ Cộng sản Việt Nam ở
nước ngoài rất ít khi hay không hề quan tâm tới cuộc sống của những người di
dân theo diện này, về những khó khăn trong cuộc sống nơi xứ người và những tai
ương mà họ gặp phải. Đôi khi họ còn gián tiếp hậu thuẫn cho những đường dây
buôn người và phản đối hoạt động của những tổ chức dân sự hay các quỹ thiện
nguyện đấu tranh cho nhân quyền và bài trừ tệ nạn buôn người.[9]
Đối với người trong cuộc, tức lao động, cô
dâu nhập cư và những nạn nhân của tệ buôn người, cảm nhận của họ ra sao? Đây là
một câu hỏi rất khó trả lời vì một đặc điểm chung của những thuộc nhóm này là
họ có rất ít hay đúng hơn là không hề có nhận thức về những quyền cơ bản của
con người, những yêu cầu hay đòi hỏi chính đáng mà họ có quyền được hưởng. Đối
với họ, những phạm trù như dân chủ, tự do, nhân quyền hay lòng tự hào dân tộc
còn là những điều xa xỉ hơn nữa. Công bằng mà nói, không thể trách cứ gì những
người này vì phần đông trong số họ là kém may mắn trong việc tiếp cận với những
nguồn lực của xã hội, nhất là cơ hội học hành và nghề nghiệp. Vì kế sinh nhai,
cho nên họ chấp nhận, bằng lòng hay thậm chí là thỏa mãn với việc được xuất
cảng sang nước ngoài, dù là làm lao động hay bằng con đường kết hôn. Mức thu
nhập và cuộc sống không phải là khấm khá gì nơi xứ người, nhưng đối với đại đa
số vẫn là niềm mơ ước nếu đem so sánh với cuộc sống nghèo khó khi còn ở Việt
Nam. Với nhiều cô dâu nhập cư, may mắn có được người chồng hiền lành, biết
thương vợ và không tệ nạn thì đó còn là may mắn, đàn ông Việt Nam đôi khi cũng
cần phải tự trách mình. Cách nghĩ của những người lao động và cô dâu tương đối
đơn giản, chỉ cần thỏa mãn nhu cầu vật chất và giúp đỡ gia đình, vậy là đủ. Vì
vậy, nhiều người trong số họ thường tỏ ra khá lạc quan, vui vẻ, thậm chí họ còn
không hề nghĩ rằng mình khổ hay đang là nạn nhân của một tệ nạn. Nếu bạn tới
Đài Loan, ở bất cứ đâu, trong nhiều hoàn cảnh, bạn sẽ rất dễ dàng tiếp cận với
những người Việt Nam nhập cư đang làm việc ở các khu công nghiệp, nhà xưởng,
những lao động bỏ trốn đang làm việc trong các quán ăn, nhà hàng, tiệm đấm bóp,
mại dâm trá hình … và những cửa hàng buôn bán nhỏ của những cô dâu. Tại các nhà
ga, bến tàu, bạn cũng rất dễ dàng có thể nghe thấy tiếng cười đùa, nói chuyện
của người Việt. Nhiều người lao động và cô dâu, họ cũng bắt chước cách ăn mặc
thời trang và đầu tóc theo mốt như thanh niên Đài Loan (đeo khuyên tai, nhuộm
tóc nhiều màu), họ cũng học đòi sử dụng đồ công nghệ cao như những mẫu điện
thoại hiện đại và tân thời nhất (thường là có giá cao so với thu nhập của họ).
Họ thường hành xử khá tùy ý, không theo những phép tắc hay chuẩn mực nơi xứ
người (như cười đùa, nói chuyện to, trêu ghẹo nhau trên tàu lửa; ngồi vào ghế
ưu tiên cho người già, phụ nữ mang thai, người tàn tật và trẻ con). Thậm chí,
đôi khi bạn còn nghe thấy tiếng của họ, kể về việc bắt trộm, làm thịt chó mèo
để cho có hương vị quê nhà một cách rất hồn nhiên nơi chốn công cộng và trong
những quán nhậu [10]
Tất cả chúng ta, những người Việt Nam có
lương tri và niềm tự hào dân tộc cần phải nhìn nhận hiện trạng của cô dâu và
người lao động xuất cảnh ra ngoại quốc là một quốc nạn. Một trong những vấn đề
trách nhiệm lớn nhất đối với đất nước Việt Nam dân chủ sau này đó là phải canh
tân đất nước, kĩ nghệ hóa xứ sở, tạo ra công ăn việc làm và cơ hội cho người
dân. Tương lai đất nước là trong tay chúng ta. Đừng làm chuyện trái với lương
tâm, cam chịu làm tôi mọi cho những kẻ có tiền, có quyền, thậm chí là buôn bán
chính cả đồng bào của mình. Ta phải biết rằng nuôi hơn 90 triệu người Việt Nam
không hề dễ, và sự nghèo khó sẽ luôn luôn khiến người Việt Nam làm tôi mọi cho
nguời nước ngoài duới nhiều hình thức khác nhau.
"Chừng nào mà người Việt Nam còn xếp hàng để được ra ngoại
quốc làm việc và chị em phụ nữ vẫn mong đợi kết hôn với người ngoại quốc thì
làm gì có Độc Lập, Tự Do với Hạnh Phúc như ông Hồ Chí Minh đã từng rao giảng” .
Quốc Việt
Chú thích:
[5], [6], [8] Số liệu khai thác được từ cơ
quan di trú của Đài Loan
[9] Văn Phòng của Linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan là nơi
trợ giúp cho cô dâu và người lao động Việt Nam nhập cư
Tổ chức BPSOS, Ủy ban cứu người Vượt Biển
phối hợp với liên minh CAMSA bài trừ hiện tượng Nô lệ trong thời đại mới. Năm
2011, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc BPSOS đã được trao giải thưởng
nhân quyền của Đài Loan
[10] Đài Loan cấm bắt trộm và ăn thịt chó,
mèo, ai vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng và có thể ngồi tù
----------------------------------------------
No comments:
Post a Comment