Thế
Thanh
Tháng 3 24, 2013
Trong
“Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại
súc vật” Phạm Vũ Lửa Hạ nói về sửa đổi nội dung hiến pháp. Bài viết dưới
đây đề cập đến một khía cạnh khác: cách cưỡng bức lũ súc vật “đồng ý” với nội
dung sửa đổi.
Tác
phẩm trào phúng Animal Farm của George Orwell được NXB Hội Nhà văn, Công
ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam và Nhà sách Phương Nam phối hợp phát hành
vào cuối tháng 2.2013 với tựa đề Chuyện ở nông trại. Trước đây nó đã
từng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản chui tại Việt Nam năm 2010, với tựa đề
Trại súc vật.
Nhiều
người lấy làm ngạc nhiên tại sao một cuốn sách được cho là có nội dung “phản
động” nhất thế giới này lại được phép xuất bản chính thức, trong lúc Việt Nam
đang ở vào tình trạng dầu sôi lửa bỏng của không khí tham gia ý kiến sửa đổi
hiến pháp.
Cũng
có tin đồn Cục Xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông đã rút giấy phép xuất
bản. Tuy nhiên, chắc đó chỉ là tin vịt vu khống của các “thế lực thù địch”. Độc
giả ở Việt Nam cứ an tâm tìm sách này mà đọc vì đã có thông tin của các trang
điện tử Đảng Cộng sản và Quân đội Nhân dân bảo lãnh, giới thiệu
rất là hoành tráng (xem hình ).
Thậm
chí báo Quân đội còn đăng trên website tiếng Anh để cả thế giới được
biết. Sau đó, nhiều báo chính thống cũng ăn theo giới thiệu, như Báo
mới hay Phụ
nữ. Sách bán chạy. Các nhà sách, kể cả các nhà sách online đều
thông báo hết hàng. Tôi mua được một lần 5 cuốn trên mạng, bạn bè lấy hết, giờ
không mua được nữa.
G.
Orwell hoàn thành tác phẩm năm 1943. Ông lần lượt gửi bản thảo đến 4 nhà xuất
bản nhưng đều bị từ chối. Không phải do chính sách kiểm duyệt của chính phủ
Anh, mà là vì các nhà xuất bản không muốn bị phiền phức với dư luận. Báo chí
Anh quốc lúc bấy giờ, theo như G. Orwell nhận xét là quá ngây thơ và lú lẫn đến
độ hầu như tin và bảo vệ cho những luận điệu tuyên truyền của Liên Xô. Nhà xuất
bản nào dính líu vào việc chỉ trích Liên Xô, sẽ có khả năng bị giới báo chí và
công chúng Anh phẫn nộ. Dĩ nhiên, đứng đàng sau và cánh tay nối dài cho những
luận điệu tuyên truyền đó tại Anh quốc là Đảng Cộng sản Anh. G. Orwell thậm chí đã gọi đây là
hiện tượng sùng bái Xô-viết của báo giới Anh.
Những
nhận xét của G. Orwell về báo chí Anh lúc bấy giờ khiến người ta nhớ đến tác
dụng của bộ máy tuyên truyền Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều người
Mỹ và trên thế giới dễ dàng ủng hộ Bắc Việt một cách ngây thơ, không dám nói là
lú lẫn, khi Hà Nội trưng ra những bằng chứng tội ác chiến tranh của Mỹ. Dĩ
nhiên, trong chiến tranh, chẳng có bên nào mà không gây ra tội ác với địch thủ
của mình. Nhưng thông tin sẽ trở thành một thứ tuyên truyền sai lệch, đáng lên
án, khi nó chỉ cho thấy sự thật về một phía, hoặc phóng đại sự thật, hoặc bày
ra cái gọi là “sự thật”. Ngay nay, nhiều người trên thế giới thậm chí vẫn tin
vào những lời lẽ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam qua các công cụ thông tin,
báo chí có kiểm duyệt của Đảng.
Trong câu chuyện Trại
súc vật, G.Orwell cho thấy hiệu quả của việc vận dụng bộ máy tuyên truyền
vào mục đích ngu hoá và lừa phỉnh lũ súc vật như thế nào. Dĩ nhiên bộ máy
tuyên truyền ấy chỉ có thể lừa phỉnh được các con vật ở những điền trang xung
quanh, chứ không lừa nổi bầy súc vật trong trại. Chính vì vậy, Heo Thủ Lĩnh đã
phải dùng đến lũ chó an ninh để khuất phục những kẻ chống đối và những kẻ đồng
đảng, cùng loài heo với nó. Nhất là, khi phải tiến hành sửa đổi Bảy Điều
Luật của Trại súc vật (để dễ hiểu có thể gọi là Hiến pháp Súc
sinh), bộ máy tuyên truyền và lũ chó an ninh được sử dụng một cách triệt để
nhằm bảo vệ cho sự tồn tại của “chính quyền cách mạng”. Trước hết, Heo Thủ Lĩnh
chỉ đạo Heo Chỉ Điểm huấn luyện lũ cừu, chúng chỉ có mỗi nhiệm vụ rống thật to
để giải thích chủ trương, chính sách “ưu việt” của Đảng Lợn đã được chính Chỉ
Điểm lén lút đưa vào Hiến pháp Súc sinh trong
đêm tối. Sau đó, lũ chó an ninh (tuyệt đối trung thành với Đảng Heo) được
Heo Thủ Lĩnh xua đi hít hà khắp nơi nhằm tìm các dấu hiệu tội
phạm:
– âm mưu phản
động,
–
âm mưu chống phá chính quyền cách mạng,
–
âm mưu chống Đảng Lợn,
–
âm mưu chống chính quyền Lợn,
–
âm mưu diễn biến hoà bình,
–
âm mưu suy thoái đạo đức, chính trị, tư tưởng,
–
âm mưu đòi dân chủ, đòi đa đảng, đòi bình đẳng, đòi đất…
Nhiều
con vật thậm chí chỉ mới “âm mưu” trong đầu về “dân chủ”, “đa
đảng”, “bình đẳng”, “công lý”, v.v… thôi là đã sợ vãi. Một vài con hãi quá, đã
thú nhận “âm mưu” để mong được hưởng chính sách “khoan hồng, nhân đạo” của Đảng
Lợn. Nhưng, ngay lập tức chúng bị lũ chó an ninh xé tan xác. Lũ súc vật sợ hãi
cũng phải thôi. Đàn chó an ninh của Heo Thủ Lĩnh rất giỏi đánh hơi, chúng lại
có quyền tiền trảm hậu tấu, chỉ cần phát hiện có dấu hiệu âm mưu là có
thể nhảy xổ vào đám xúc vật cắn xé. (Cũng may, nhà nước của Đảng Lợn mới khai
sinh, lũ chó này chưa được huấn luyện dùng súng để trấn áp lũ súc vật có “âm
mưu” chống an ninh thi hành công vụ! May nữa là Đảng Lợn cũng
chưa kịp thành lập Quân đội Súc sinh tuyệt đối trung thành với Đảng, nếu không
thì lũ súc vật còn phải khốn đốn hơn nữa!)
Hiến
pháp Súc sinh
ban đầu xem ra rất hấp dẫn, văn minh và dân chủ. Nhưng rồi thì lý tưởng ấy sẽ
phải được sửa đổi cho đúng với thực tế, đúng với thân phận nô lệ của đám
súc sinh, và – theo ngôn từ luật ngày nay – hiến định hoá đặc quyền, đặc
lợi, tham nhũng, hưởng thụ, v.v… của Đảng Lợn. Nắm trong tay sức mạnh của hai
công cụ: tuyên truyền và an ninh, Đảng Lợn đã cưỡng bức lũ súc vật phải be be đồgn
ý với những dự thảo sửa đổi Hiến pháp Súc sinh:
–
Đồgn ý chủ nghĩa súc sinh do loài Lợn sáng tạo ra là nền tảng tư
tưởng định hướng hoạt động của xã hội loài vật, con vật nào trong Trại có tư
tưởng khác với chủ nghĩa ấy là phản động, phải bị giết!
–
Đồgn ý chỉ loài Lợn, là loài trí tuệ, mới có quyền tư duy. Những
loài khác chỉ cần lặp đi, lặp lại “Đồng chí Napoleon lúc nào cũng đúng” là đủ!
–
Đồgn ý loài Lợn và Đồng chí Lãnh tụ luôn yêu nước, thương
dân, ngày quên ăn, đêm quên ngủ, canh giữ sự bình an cho mọi loài, bảo vệ chủ
quyền của Trại, tránh sự xâm lược của hàng xóm tốt bụng!
–
Đồgn ý loài Lợn có độc quyền lãnh đạo, và do đó cũng có độc quyền
hưởng thụ, độc quyền sở hữu mọi thứ!
–
Đồgn ý Đảng Lợn có quyền dùng an ninh, mật thám với nanh nhọn vũ
khí, trấn áp và giết hại các loài vật khác, khi lũ vật này dám đòi quyền bình
đẳng, tự do!
Những
dự thảo sửa đổi trên đây sẽ được bổ sung một cách hoàn hảo vào Hiến pháp Súc
sinh bằng một điều thâu tóm mọi điều: “Mọi con vật đều bình đằng, nhưng
một số con bình đẳng hơn”.
Cũng
rất may cho đám súc vật ngu xuẩn, chúng không biết viết. Nếu không, chúng không
những phải be be “đồgn ý”, mà còn phải viết xuống bằng giấy trắng mực
đen, “tôi đồng ý”, để sau khỏi chối cãi. Cái thứ be be, cục tác, rống,
sủa rất nguy hiểm, rất dễ phát âm nhầm, nghe nhầm thành đồgn ý. Các thế
lực thù địch rồi sẽ lợi dụng xuyên tạc thành “đồ ngu ý” lũ Lợn!
Suy
nghĩ đến đây, tôi cảm thấy tủi phận mà ước rằng giá mình được như lũ súc vật
kia, mù chữ, không biết viết, biết đọc gì ráo cả, để khỏi phải “đồng ý” với
“không đồng ý”.
Sài
Gòn, 19.03.2013
©
2013 Thế Thanh & pro&contra
-----------------------------------
Phạm Vũ Lửa Hạ
Tháng 3 23, 2013
Trong Animal
Farm của George Orwell, chương 2 có nhắc tới BẢY ĐIỀU RĂN (THE
SEVEN COMMANDMENTS) dành cho các trại viên như sau:
Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù. (Whatever goes upon two
legs is an enemy.)
Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn. (Whatever goes
upon four legs, or has wings, is a friend.)
Không con vật nào được mặc quần áo. (No animal shall wear
clothes.)
Không con vật nào được ngủ trên giường. (No animal shall sleep in
a bed.)
Không con vật nào được uống rượu. (No animal shall drink alcohol.)
Loài vật không được giết hại lẫn nhau. (No animal shall kill any
other animal.)
Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng. (All animals are equal.)
Bảy điều răn này, hay còn được giới phê bình gán cho cái tên mỹ
miều “Hiến pháp”, dần dà thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nhiều
lần sửa đổi nhưng tựu chung cũng chỉ phục vụ ý đồ và sở nguyện của đám lợn chóp
bu. Cần có những phương châm súc tích, mạnh mẽ và dễ nhớ để đáp ứng nhu cầu của
cách mạng, bởi vậy điều 1 và điều 2 gộp thành “Bốn chân tốt, hai chân xấu!”
(Four legs good, two legs bad). Theo đề xuất của Tuyết Tròn (Snowball), nhân
vật về sau bị lãnh tụ Nã Phá Luân (Napoleon) thanh trừng, cách ngôn mới này
được viết to hơn, chồng lên bảy điều ban đầu. Và khẩu hiệu hừng hực hào khí đấu
tranh giai cấp này được hô vang liên tu bất tận trong những lần hội họp.
(Chương 3)
Tuyên bố bình đẳng phải hiểu một cách tương đối, và ứng dụng
linh hoạt tùy theo diễn biến của cách mạng. Khi Nã Phá Luân chuyển từ chuồng
heo vào nhà chính và ngủ trên giường cho xứng với vai trò lãnh tụ, có điều
tiếng là đồng chí ấy vi phạm điều 4. Tức thì có chỉnh huấn rằng điều ấy đúng ra
là “Không con vật nào được ngủ trên giường có trải dra” (No animal shall sleep
in a bed with sheets, Chương 6). Khi Tuyết Tròn cùng đồng bọn bị chụp mũ phản
bội và bị xử tử, để dập tắt nghi ngờ lãnh tụ vi phạm điều 6, lập tức có huấn
thị rằng điều này nguyên thủy là “Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lí do” (No
animal shall kill any other animal without
cause), chỉ tại đám súc vật ít chữ đọc thiếu mấy từ cuối (Chương
8). Cũng trong Chương 8 có chuyện tay sai của lãnh tụ vi phạm điều 5, cả trại
được nhắc rằng điều đó thực ra là: “Không con vật nào được uống rượu đến say xỉn” (No animal
shall drink alcohol to
excess).
Nhưng rốt cuộc, lần sửa đổi cuối cùng (Chương 10), chỉ còn vỏn
vẹn một câu trên bức tường: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ
CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC” (ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE
MORE EQUAL THAN OTHERS).
Khi quyền bính đã thâu tóm trong tay, kẻ súc sinh cần chi tới
hiến pháp với hiến chương. Từ 7 điều răn ban đầu chỉ còn lại 1 điều, dư sức chi
phối đời sống cả Trại súc vật. Và luôn tâm niệm rằng bỏ điều duy nhất thực sự
có ý nghĩa đó là “tự sát”.
(Ghi chú: Những câu trích tiếng Việt lấy từ bản dịch Trại súc vật của Phạm Minh Ngọc,
còn phần tiếng Anh ở đây.)
No comments:
Post a Comment