14.03.2013
11
tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng kêu gọi Liên hiệp
quốc can thiệp và thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho
luật sư Lê Quốc Quân, một blogger và cũng là một nhà hoạt động bênh vực nhân
quyền được nhiều người biết đến.
Ông Quân bị bắt giam từ ngày 27/12 năm ngoái với cáo buộc tội “trốn thuế” và từ đó tới nay, người nhà của ông vẫn chưa được phép thăm gặp.
Thỉnh nguyện thư của liên minh 11 tổ chức này vừa được gửi tới Các báo cáo viên Đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc trách quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền. Thư cũng đồng thời được gửi đến Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện (UNWGAD).
Ông Quân bị bắt giam từ ngày 27/12 năm ngoái với cáo buộc tội “trốn thuế” và từ đó tới nay, người nhà của ông vẫn chưa được phép thăm gặp.
Thỉnh nguyện thư của liên minh 11 tổ chức này vừa được gửi tới Các báo cáo viên Đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc trách quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền. Thư cũng đồng thời được gửi đến Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện (UNWGAD).
Một
thành viên đứng đơn trong liên minh này là tổ chức Phóng viên Không biên giới
(RSF) tại Pháp. Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương trong RSF cho VOA Việt ngữ biết:
“Các hoạt động cổ xúy nhân quyền của ông Quân bị Hà Nội để ý từ lâu nay. Ông không những viết blog bày tỏ quan điểm cá nhân phản ánh thực trạng xã hội, mà còn bênh vực những người khác thực thi quyền tự do ngôn luận. Bảo vệ ông Quân cũng là bảo vệ cho tất cả các nhà hoạt động khác tại Việt Nam cùng cảnh ngộ. Chúng tôi muốn nêu trường hợp cụ thể của luật sư Quân để qua đó thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích 31 blogger đang bị giam cầm chỉ vì họ đã hành xử các quyền làm người cơ bản. Qua thỉnh nguyện thư lên Liên hiệp quốc, liên minh 11 tổ chức nhân quyền chúng tôi mong một tiếng nói mạnh mẽ từ các cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc, đồng lên tiếng xác nhận rằng việc Hà Nội giam cầm ông Quân là tùy tiện và vi phạm nhân quyền và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho luật sư Quân.”
“Các hoạt động cổ xúy nhân quyền của ông Quân bị Hà Nội để ý từ lâu nay. Ông không những viết blog bày tỏ quan điểm cá nhân phản ánh thực trạng xã hội, mà còn bênh vực những người khác thực thi quyền tự do ngôn luận. Bảo vệ ông Quân cũng là bảo vệ cho tất cả các nhà hoạt động khác tại Việt Nam cùng cảnh ngộ. Chúng tôi muốn nêu trường hợp cụ thể của luật sư Quân để qua đó thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích 31 blogger đang bị giam cầm chỉ vì họ đã hành xử các quyền làm người cơ bản. Qua thỉnh nguyện thư lên Liên hiệp quốc, liên minh 11 tổ chức nhân quyền chúng tôi mong một tiếng nói mạnh mẽ từ các cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc, đồng lên tiếng xác nhận rằng việc Hà Nội giam cầm ông Quân là tùy tiện và vi phạm nhân quyền và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho luật sư Quân.”
11 tổ chức nhân quyền đồng ký tên trong thỉnh nguyện thư nói luật sư Lê Quốc Quân, người đại diện cho nhiều nạn nhân bị vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, bị tước quyền hành nghề vào năm 2007 vì bị nghi ngờ có tham gia “các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Tuy nhiên, bất chấp các đe dọa đó, ông vẫn tiếp tục cổ võ cho nhân quyền dẫn tới hậu quả là đã nhiều lần bị bắt bớ. Tháng 8 năm ngoái, ông phải nhập viện sau khi bị những kẻ lạ mặt hành hung mà ông nghi là có sự tiếp tay của công an.
Các tổ chức nhân quyền từ Anh, Pháp, Mỹ, và Đông Nam Á yêu cầu các Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc can thiệp khẩn cấp với nhà chức trách Việt Nam về vụ việc của ông Quân.
Kiến nghị thư của liên minh lập luận rằng việc bách hại ông Quân vì hoạt động viết blog chính đáng và đấu tranh cho nhân quyền là xâm phạm quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội của công dân, vi phạm các nguyên tắc trong Tuyên ngôn Liên hiệp quốc về các nhà bảo vệ nhân quyền.
Theo phúc trình vừa công bố của RSF, Việt Nam nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet 2013” và hiện là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với các blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng, sau Trung Quốc và Oman.
------------------------
Thanh Phương - RFI
Thứ bảy 16 Tháng Ba 2013
Ngày 13/03/2013, một liên minh gồm nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Phóng viên không biên giới và Luật sư không biên giới, đã ra một thông cáo chung kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các nhà bảo vệ nhân quyền can
thiệp để luật sư Lê Quốc Quân, một
blogger và nhà hoạt động nhân quyền, được trả tự do ngay lập tức. Trả lời RFI Việt ngữ hôm 16/03/2013, Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Quân, cho biết là đến nay gia đình vẫn chưa được gặp luật sư Quân.
Luật sư Lê Quốc Quân đã bị bắt từ ngày 27/12/2012 với tội danh « trốn thuế » và cho tới nay vẫn bị tạm giam để điều tra.
Bản thông cáo của các tổ chức nhân quyền nói trên nhắc lại là từ lâu luật sư Quân đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Việt Nam, vì ông đã từng biện hộ cho nhiều nạn nhân các vụ vi phạm nhân quyền.
Luật sư Quân đã nhiều lần bị câu lưu, thậm chí đã bị những kẻ lạ mặt hành hung dã man vào tháng 8 năm 2012, nhưng vụ này đã không được điều tra.
Các tổ chức nhân quyền yêu cầu các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc quyền tự do ngôn luận, về bảo vệ nhân quyền và quyền tự do lập hội can thiệp với chính quyền Việt Nam để trả tự do cho Luật sư Quân.
Một kiến nghị khác cũng đã được gởi đến Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về giam giữ độc đoán, yêu cầu họ chính thức lên án tính chất độc đoán của việc bắt giữ Luật sư Quân và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông.
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, cho biết thêm về tình trạng hiện nay của nhà hoạt động nhân quyền này.
--------------------------
BBC
Cập nhật: 16:26 GMT - thứ sáu, 15 tháng 3, 2013
Một liên minh
gồm nhiều tổ chức nhân quyền vừa kêu gọi tổ chức vì tự do ngôn luận và nhân
quyền của LHQ hãy can thiệp với Việt Nam phải thả ngay lập tức ông Lê Quốc
Quân, một blogger và một nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam, theo thông
cáo báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Một loạt các tổ
chức phi chính phủ và nhân quyền (xem cột bên dưới) đã yêu cầu Các báo cáo viên
Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Biểu đạt, Bảo vệ Nhân quyền và Tự do Hội
họp hãy can thiệp thay mặt luật sư Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quân
đã bị giới chức Việt Nam biệt giam kể từ khi ông bị bắt giữ hôm 27 tháng 12 năm
2012 vì các cáo buộc tội trốn thuế. Ông mới chỉ được phép gặp luật sư của mình
hai lần và bị từ chối không được phép gặp người thân trong gia đình.
Ông Quân vốn bị
chính quyền để ý vì các hoạt động nhân quyền của ông.
Là một luật sư
nhưng ông bị tước quyền hành nghề năm 2007 vì bị tình nghi tham gia vào
"các hoạt động lật đổ chế độ".
Vẫn theo Thông
cáo báo chí này, bất chấp những cáo buộc như vậy ông Lê Quốc Quân tiếp tục
quảng bá cho nhân quyền và đã bị bắt vài lần kể từ đó và tháng 8/2012 ông phải
nằm bệnh viện vì bị những kẻ không rõ danh tính đánh ở gần nhà. Vụ đánh người
đó đã không được điều tra.
Quyền chính đáng
Trong bản kiến
nghị của mình, liên minh các tổ chức nhân quyền nói trên lập luận rằng ông Lê
Quốc Quân bị đàn áp vì quyền chính đáng được viết blog và quyền quảng bá cho
nhân quyền, và như vậy là vi phạm quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp của
ông.
Vẫn theo thông
cáo báo chí, kiến nghị của liên minh này lập luận rằng Việt Nam trắng trợn vi
phạm các nguyên tắc được ghi trong Tuyên ngôn về Bảo vệ Nhân quyền của LHQ.
Ngoài ra một bản
kiến nghị khác cùng được gửi tới Nhóm làm việc của LHQ về Giam giữ Tùy tiện,
yêu cầu chính thức tuyên bố rằng việc giam giữ ông Lê Quốc Quân là tùy tiện và
yêu cầu chính phủ Việt nam phải thả ông ngay lập tức.
Liên quan đến
viết blog và internet thì trong một diễn biến riêng biệt khác, tổ chức Phóng
viên Không biên giới nói rằng Việt Nam,Trung Quốc, Syria, Iran và Bahrain là
các nước "theo dõi mạng internet".
Trong một bản
phúc trình mang tên "Kẻ thù của Internet", tổ chức này đã nêu tên 5
công ty gồm Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat là "kẻ thù
của kỷ nguyên kỹ thuật số" và là những công ty giúp các chính phủ có chính
sách đàn áp.
Internet ở Việt
Nam khá phát triển nhưng vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Bản phúc
trình trích dẫn 31 người sử dụng internet tại Việt Nam đã bị bỏ tù và các
internet cafe bị giám sát chặt chẽ với quy định người dùng phải có giấy tờ xác
định danh tính trước khi được sử dụng.
Các tổ chức tham gia kêu gọi
Luật sư vì Luật sư
(Lawyers for Lawyers)
Bảo vệ truyền
thông - Đông Nam Á (Media Defence – Southeast Asia)
Tổ chức biên
giới điện tử (Electronic Frontier Foundation)
Phóng viên không
biên giới (Reporters Without Borders)
Những người bảo
vệ tiền phương (Frontline Defenders)
English PEN
Avocats Sans
Frontières Network
No comments:
Post a Comment