Yoani
Sánchez
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu
dịch
Kichbu posted on 17.03.2013
Tại Prague, đôi tai của tôi bị lạnh cóng, và
từ cửa sổ tàu điện 14 tôi nhìn thấy bức tranh cổ động với hình
chú gấu nhỏ Misha, trên đó treo khẩu tiểu liên Kalashnhikov . Tôi lập tức
nhớ lại bùa hộ mệnh này của Olympic Moscow năm 1980 và hẳn cả serie phim hoạt
hình sau đó mà nhân vật chính của nó là chú gấu này. Đó là thời kỳ khi chúng
tôi, những đứa trẻ Cuba, biết về đài nguyên Nga còn hơn cả những cánh đồng của
đất nước của mình, về những con sói hơn là về những iguan, về những quả táo hơn
là về những quả cam quýt. Lúc bấy giờ Liên Xô thường hiện diện trong cuộc sống
của chúng tôi thông qua những chuyên gia dân sự và quân sự đến đất nước chúng
tôi từ cách xa hàng nghìn kilomet, cũng như thông qua khoản bơm tài chính khổng
lồ mà chúng cho phép Fidel Castro thực hiện một loạt những cử chỉ khoáng đạt.
Tất cả những điều đó thoáng qua trong ý thức của tôi chỉ trong một giây nhỏ khi
tôi đọc thông báo về cuộc triển lãm độc đáo giới thiệu hành trình đi vào quá
khứ với những biểu trưng Xô Viết.
Mỗi ngày ở Czech, tôi đi đến phố Na Prikopa,
10, để tham quan bảo tàng. Điều bất ngờ đầu tiên đợi tôi ở lối vào là khi bà
bán vé lịch thiệp cho phép tôi đi qua cổng miễn phí và bà giải thích cho tôi
rằng vì tôi đến từ Cuba. Bởi các hiện vật trưng bày gần gủi với thực tiễn mà
tôi đang sống, thì việc tham quan bảo tàng chỉ như sự trở lại cuộc sống thường
nhật của tôi. Vậy thì tôi trả tiền để làm gì cho một điều bình thường đối với
tôi? Và đúng chính như vậy. Cảm thấy sự ngạc nhiên và những tiếng cười khe khẻ
của khách tham quan khác, tôi nhìn lên những lá cờ đỏ, nghe "Quốc tế
ca", nhìn ngắm những bức tượng trong tư thế nghiêm trang. Tất cả những
điều này quen thuộc đến đau đớn. Tất cả cũng giống như nếu tôi nhìn bộ đồ dùng
làm bếp riêng của mình hoặc bộ quần áo của mình lấy ra từ trong tủ. Không có
một hiện vật nào có giá trị bảo tàng được trưng bày ở đây đối với tôi, bởi vì
tôi đang sống trong chính môi trường mà ở đây toàn bộ đặc tính là một phần
không tách rời cuộc sống. Hành trình vào quá khứ, đến nơi mà ở đó tôi đã từng ở
và bản thân trải nghiệm biết bao điều. Bảo tàng quá khứ, nơi khách lữ hành đến
từ những thời kỳ xa xưa.
Tuy nhiên, sự gần gũi không phải luôn luôn có
nghĩa là niềm vui. Theo mức độ mà tôi đi qua các gian phòng của bảo tàng, thì
tôi cảm nhận được điều gì đó như sự ngạt thở. Những huân huy chương, người nông
dân với nắm tay nâng lên cao và những đồ hộp khó chịu với nhãn mác phai màu.
Tất cả những điều này bắt đầu gây nên cảm giác rát bỏng như thế nào đó mà tôi
thoạt đầu cảm thấy được trên da của mình, còn sau đó, dưới lớp áo panto, nó lan
truyền khắp toàn bộ cơ thể. Chỉ hai tuần sau khi tôi rời khỏi Cuba, tôi mới cảm
thấy sự phóng dụ thể hiện rõ như vậy đối với tất cả những điều này. Ở đó bộ
quân phục với mũ lưỡi trai, giống như các sĩ quan của chúng tôi thường mặc. Huy
hiệu của người lao động tiên tiến và huân huy chương truy tặng cho những quân
nhân cũng giống như của chúng tôi. Tôi lại và lại xem xét chúng để tin chắc
rằng trên đó đã ghi không phải là Cộng hòa Cuba, mà là Liên bang Xô Viết hoặc
CHDC Đức.
Lang thang giữa các bức tranh cổ động được
thực hiện theo phong cách tồi tệ nhất của trường phái hiện thực xã hội chủ
nghĩa, khi tôi còn chưa đến chỗ mô hình của văn phòng KGB. Điện thoại thô kệch,
những giá sách bằng kim loại, nơi mỗi ngăn được đánh dấu bằng chữ một chữ cái
alphabet. Đó là tấm phiếu nho nhỏ của những người bị theo dõi. Những tấm phiếu
bị phai màu theo thời gian còn được lưu giữ bên trong, là catalog độc đáo ghi
những người không phù hợp với chế độ, những người chỉ trích hoặc họ là mối quan
tâm của các cơ quan an ninh quốc gia. Tôi muốn đào bới trong những tấm phiếu đó
bắt đầu từ chữ cái mang tên mình. Nhưng vào thời điểm đó cái cảm giác kinh tởm
mà bảo tàng chủ nghĩa cộng sản gây nên trong tôi trở nên không thể chịu đựng
được nữa, tôi bước ra phố. Để hít thở không khí mát mẻ và trong lành của một
Prague tự do.
Bản gốc: Museo del Comunismo
No comments:
Post a Comment